LÚA GẠO

Xây dựng chuỗi giá trị, liên kết tiêu thụ lúa gạo VnSAT

Cập nhật ngày: 24 | 09 | 2020

Tiếp tục tăng cường đào tạo nông dân, tạo chuỗi liên kết, xây dựng thương hiệu lúa gạo, đẩy nhanh tiến độ giải ngân, chuyển sang đầu tư công, để sử dụng hết nguồn vốn.

Theo Nongnghiep.vn

Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh tại Hội nghị giao ban thúc đẩy tiến độ dự án VnSAT hợp phần lúa gạo, tổ chức sáng ngày 23/9 tại TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Đạt nhiều mục tiêu dự án

Hội nghị do Ban quản lý các dự án nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) tổ chức, với sự tham dự của Ban quản lý dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam - VnSAT, các đơn vị liên quan, lãnh đạo các tỉnh, thành, ngành nông nghiệp địa phương và tổ chức nông dân tham gia dự án tại ĐBSCL.

Theo Ban quản lý dự án VnSAT Trung ương, dự án được triển khai tại 13 tỉnh, thành phía Nam, tổng vốn 301 triệu USD. Trong đó, vốn IDA (vay Ngân hàng Thế giới) 237,2 triệu USD, vốn tư nhân 35 triệu USD và vốn Chính phủ 28 triệu USD.

Dự án được chia thành 2 hợp phần - lúa gạo ĐBSCL và cà phê Tây Nguyên. Hợp phần lúa gạo có 8 tỉnh, thành ĐBSCL tham gia: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng và TP Cần Thơ, cố tổng vốn 2.675 tỷ đồng.

Ông Lê Văn Hiến, Trưởng Ban quản lý các dự án nông nghiệp, Giám đốc VnSAT Trung ương, đánh giá: “Đến nay toàn vùng đã có 148.738/150.000ha lúa ở ĐBSCL áp dụng biện pháp canh tác lúa bền vững, so với mục tiêu cuối cùng của dự án. Diện tích có hợp đồng với doanh nghiệp là 56.554/50.000ha. Tăng cạnh tranh ngành hàng lúa gạo, với lợi nhuận ròng/ha canh tác của nông dân tham gia dự án tăng lên mức 26,4%, mục tiêu cuối kỳ 30%. Hỗ trợ và củng cố 318 hợp tác xã/tổ chức nông dân, vượt hơn gấp đôi so với mục tiêu (148 HTX). Giảm tác động tiêu cực cho môi trường, giảm khí phát thải nhà kính 1,17/1 triệu tấn/năm”.

Thời gian thực hiện dự án từ năm 2015 - 2020 và đã được gia hạn đến 6/2022. Ước giải ngân từ đầu dự án đến nay đạt 787 tỷ đồng, vốn giai đoạn gia hạn là 988 tỷ đồng (vốn IDA 784 tỷ).

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đánh giá, dự án VnSAT đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm lúa gạo của địa phương cũng như ĐBSCL. Qua thời gian triển khai, kết quả đạt được đã có bước tiến rất dài, nông dân được đào tạo bài bản, nâng cao trình độ sản xuất, hợp tác xã được củng cố, tạo chuỗi liên kết, tháo gỡ được nút thắt, tạo điều kiện phát triển sản phẩm lúa gạo, có đầu ra rõ ràng.  

Theo đó, dự án đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đào tạo, tập huấn, hướng dẫn nông dân áp dụng các mô hình, quy trình, công nghệ mới nhằm canh tác lúa bền vững. Khuyến khích, hỗ trợ nông dân liên kết thành lập các tổ chức nông dân và liên kết với doanh nghiệp để ổn định đầu ra sản phẩm, cũng như hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị máy móc phục vụ sản xuất và nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức nông dân…

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đánh giá cao nhiều kết quả tích cực mà dự án đã đạt được và yêu cầu Ban Quản lý dự án và các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ, địa phương, đơn vị có liên quan cần tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, hỗ trợ người dân thực hiện đạt các mục tiêu về phát triển sản xuất lúa gạo bền vững như Dự án VnSAT đã đề ra. Trong đó, chú ý hỗ trợ nông dân nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm và giảm chi phí sản xuất thông qua giảm lượng sử dụng giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật… Đồng thời, khẩn trương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn của dự án, lựa chọn và thực hiện hiệu quả các tiểu dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất để các hợp tác xã và tổ chức nông phát huy hiệu quả hoạt động lâu dài.

Tạo mối liên kết chuỗi lúa gạo

Chiều cùng ngày, cũng tại TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, đã diễn ra hội nghị công bố kết quả liên kết chuỗi giá trị Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam - VnSAT, thuộc hợp phần lúa gạo tại ĐBSCL.

Tại hội nghị, các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo chủ lực ở ĐBSCL, như Công ty CP Tập đoàn Tân Long, Công ty CP Chuỗi Nông sản thực phẩm Việt, Công ty TNHH Miền Tây, Công ty CP Gạo Hạnh Phúc đã ký kết bao tiêu sản phẩm lúa gạo chất lượng cao với 8 hợp tác xã tiêu biểu của các tỉnh, thành tham gia dự án VnSAT.

Cụ thể, Công ty CP Tập đoàn Tân Long đã ký kết biên bản hợp tác bao tiêu dòng lúa chất lượng cao như Đài Thơm 8, Jasmine 85, Japonica, ST 21, ST 24 với 4 HTX đó là: HTX Nông nghiệp Gò Gòn (Long An), HTX Nông nghiệp Thạnh Hòa (Kiên Giang), HTX Nông nghiệp An Bình (An Giang) và HTX Nông nghiệp Tín Phát (Sóc Trăng). Sản phẩm của chuỗi liên kết sẽ mang thương hiệu “Gạo A An”, được công ty phân phối ở thị trường trong nước và xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính như Hàn Quốc, EU.

Công ty CP Chuỗi Nông sản thực phẩm Việt, đơn vị sở hữu thương hiệu “Ruộng nhà mình”, ký kết biên bản hợp tác bao tiêu dòng lúa chất lượng cao ST 24, ST 25, niên vụ đông xuân 2020 – 2021, theo mô hình cánh đồng công nghệ cao, với giá thu mua cao hơn giá trên thị trường 300 – 500 đồng/kg, với HTX Dịch vụ nông nghiệp Thuận Tiến (Đồng Tháp).

Công ty TNHH Miền Tây, ký kết hợp đồng với HTX Danh Tiến (Hậu Giang), dòng lúa chất lượng cao, vụ đông xuân 2020 - 2021, theo mô hình canh tác hữu cơ vi sinh, giá thu mua cao hơn giá trên thị trường 100 - 200 đồng/kg, để chế biến và xuất khẩu các sản phẩm gạo cao cấp sang thị trường châu Âu.

Công ty CP Gạo Hạnh Phúc, đơn vị đang đầu tư xây dựng nhà máy gạo Hạnh Phúc từ nguồn vốn vay của dự án VnSAT, ký kết bao tiêu lúa vụ đông xuân 2020 - 2021 với HTX DV NN Mỹ Trinh (Tiền Giang) và HTX Nông nghiệp Đại Lợi (TP Cần Thơ). Trong chuỗi liên kết này, Công ty CP Gạo Hạnh Phúc sẽ có cơ chế linh hoạt trong vấn đề bao tiêu, thanh toán và thu mua giá lúa cao hơn thị trường cho bà con nông dân, HTX, trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích các bên. Đồng thời, Công ty sẽ đã có tổng đài đường dây nóng, hỗ trợ kỹ thuật bà con canh tác lúa, giúp nông dân tăng năng suất, hiệu quả sản xuất.

Trong 5 năm triển khai thực hiện, dự án VnSAT đã có những tác động mạnh mẽ, nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu 2 ngành hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam là lúa gạo và cà phê.

Thông qua các hoạt động hỗ trợ kỹ thuât, nâng cao trình độ sản xuất, nâng cấp cơ sở hạ tầng và máy móc trang thiết bị, Dự án VnSAT đã hỗ trợ hình thành HTX có năng lực tốt với những vùng nguyên liệu lớn ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến. Tính đến tháng 9/2020, Dự án đã thành lập và củng cố 318 tổ chức nông dân. Các tổ chức nông dân này được đào tạo tập huấn về canh tác lúa bền vững với diện tích áp dụng lên đến 148.738 ha, giúp tăng lợi nhuận ròng/ha lên mức 26,4% đối với nông dân tham gia dự án.

Song song đó, dự án VnSAT còn đầu tư cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển sản xuất. Cụ thể, đã đầu tư 118km đường giao thông, 21km kênh mương, 42 cầu cống, 36 kho tạm trữ với diện tích gần 30 ngàn m2, 29 nhà bao che với diện tích gần 5 ngàn m2, 25km đường điện, 58 trạm biến áp, 50 trạm bơm, 17 máy sấy lúa, 9 máy tách hạt, 4 máy đóng bao lúa, 9 máy cuốn rơm, 3 máy cấy lúa và 9 máy phun hạt.

Hỗ trợ thiết thực từ dự án VnSAT, đã tác động mạnh mẽ, giúp thay đổi trình độ sản xuất, năng lực quản lý, giảm thất thoát sau thu hoạch, từ đó tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo lớn đến tìm hiểu bao tiêu và liên kết sản xuất. Vụ hè thu năm 2020, sau gần 5 năm triển khai dự án đã có 56.554ha diện tích trồng lúa có hợp đồng liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp. Trong đó, có 19.801 ha lúa vụ hè thu của VnSAT được doanh nghiệp bao tiêu cao hơn so với giá lúa cùng chủng loại trên thị trường từ 100 - 300 đồng/kg.

 

TIN TỨC KHÁC

Lan tỏa sản xuất lúa sạch, chuẩn GAP ở đồng bằng sông Cửu Long

23-9-2020

ĐBSCL đang đẩy mạnh chương trình phát triển lúa gạo an toàn, đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, gắn với liên kết tiêu thụ theo chuỗi giá trị.

126 tấn gạo thơm giống Jasmine 85 lên đường sang EU

22-9-2020

126 tấn gạo thơm giống Jasmine 85 được đóng gói theo quy cách 18 kg, sẽ lên đường sang thị trường châu Âu vào cuối tháng 9/2020.

Sẽ có bước chuyển lớn cho sản xuất lúa gạo hữu cơ

18-9-2020

Sản xuất lúa gạo đã, đang và sẽ có bước chuyển lớn theo hướng hữu cơ, bền vững, chất lượng nhằm phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Hàng loạt yếu tố thuận lợi, xuất khẩu gạo có cán đích 7 triệu tấn năm 2020

15-9-2020

Với việc giá gạo xuất khẩu tăng, cùng với hiệp định EVFTA đi vào hiệu lực, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành gạo. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho biết từ nay đến cuối năm, ngành nông nghiệp sẽ cố gắng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 - 7 triệu tấn gạo.

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tiến gần mốc 500 USD/tấn

14-9-2020

Tuần qua, giá gạo Việt Nam tăng thêm 5 USD/tấn so với tuần trước lên 490 - 495 USD/tấn vì nguồn cung thấp. Tại Ấn Độ, giá cũng tăng lên mức cao nhất gần 18 tháng vì những gián đoạn hậu cần do dịch COVID-19.

Brazil khẩn cấp đưa thuế nhập khẩu gạo về 0% khi giá gạo trong nước tăng mạnh

11-9-2020

Brazil đã quyết định giảm thuế nhập khẩu về 0% từ mức 10% (với thóc) và 12% (với các loại gạo thành phẩm), thời gian áp dụng cho đến ngày 31/12/2020 với hạn ngạch tối đa là 400.000 tấn.

8 tháng Việt Nam nhập hơn 12.800 tấn gạo Campuchia

11-9-2020

Campuchia có hơn 70 công ty tham gia xuất khẩu gạo đi 65 nước, vùng lãnh thổ trong 8 tháng đầu năm nay.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất bổ sung 274 tỷ đồng mua bù gạo dự trữ

15-9-2020

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 48, sáng 15/9, với 100% đại biểu tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua dự thảo Nghị quyết về việc bổ sung nhóm hàng vật tư, thiết bị y tế vào Danh mục hàng dự trữ quốc gia; dự thảo Nghị quyết về việc bổ sung kinh phí mua bù gạo dự trữ quốc gia.

Giá gạo Thái dứt ba tuần tăng liên tiếp nhưng vẫn trên 500 USD/tấn, cao hơn giá gạo Việt

7-9-2020

Tuần qua, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã giảm nhẹ, dứt chuỗi tăng trong ba tuần liên tiếp vì đồng baht giảm theo sau sự tự chức của Bộ trưởng Tài chính nước này. Trong khi đó, giá gạo Việt Nam tăng với cảnh báo thiếu hụt nguồn cung.

Tổng Giám đốc Công ty Trung An giải thích phát ngôn '90% người dân Việt Nam ăn gạo bẩn'

7-9-2020

Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An giải thích rằng với ông, nếu sản phẩm không đạt tiêu chuẩn VietGAP; GlobalGAP thì bị coi là “bẩn”.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Sang tuần tới, chúng ta sẽ xuất lô gạo đầu tiên, là gạo ngon nhất sang thị trường châu Âu, giá cao!

5-9-2020

Nhấn mạnh các thành tích của nông nghiệp và cơ hội từ EVFTA, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng rất kỳ vọng trong tương lai sẽ có nhiều sản phẩm nông nghiệp tiếp tục được xuất khẩu sang thị trường châu Âu - thị trường có tiềm năng rất lớn.