LÚA GẠO

126 tấn gạo thơm giống Jasmine 85 lên đường sang EU

Cập nhật ngày: 22 | 09 | 2020

126 tấn gạo thơm giống Jasmine 85 được đóng gói theo quy cách 18 kg, sẽ lên đường sang thị trường châu Âu vào cuối tháng 9/2020.

Nguồn: Nongnghiep.vn

Lễ công bố xuất khẩu lô hàng gạo thơm của Tập đoàn Lộc Trời sang châu Âu theo hiệp định EVFTA. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Lễ công bố xuất khẩu lô hàng gạo thơm của Tập đoàn Lộc Trời sang châu Âu theo hiệp định EVFTA. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sáng ngày 22/9, tại Nhà máy lương thực Thoại Sơn (một trong 5 Công ty lương thực trực thuộc Tập đoàn Lộc Trời) tại ấp Sơn Lập, xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, đã diễn ra Lễ công bố xuất khẩu lô hàng gạo thơm của Tập đoàn Lộc Trời sang châu Âu theo hiệp định EVFTA. Lô hàng lần này là 126 tấn gạo thơm giống Jasmine 85 được đóng gói theo quy cách 18 kg, sẽ lên đường sang thị trường châu Âu vào cuối tháng 9/2020.

Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời chia sẻ: Tập đoàn Lộc Trời ý thức rõ việc hàng hóa muốn xuất khẩu vào các thị trường này cần đáp ứng những tiêu chuẩn rất cao về chất lượng. Và với chiến lược tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và năng lực sản xuất luôn đáp ứng các tiêu chuẩn cao cấp, Tập đoàn Lộc Trời sẽ nỗ lực tận dụng hiệu quả những ưu đãi mà Nhà nước đã mang lại, đưa hạt gạo Việt Nam nói riêng và nông sản Việt nói chung đến các thị trường trên khắp thế giới.

Tập đoàn Lộc Trời chú trọng đến việc đầu tư tập trung cho việc trồng và kiểm soát chất lượng cho thị trường EU từ năm 2018, và đã xuất khẩu hơn 10.000 tấn bao gồm Jasmine 85, Japonica DS1, OM18, OM5451… vào thị trường này với nhiều quy cách đa dạng. Từ 1/8/2020, hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, Tập đoàn Lộc Trời đã có sự chuẩn bị trên các lĩnh vực về giống, vùng trồng, lực lượng cho mùa vụ tiếp theo, chủ động làm việc với các đối tác EU để nắm bắt về số lượng, chủng loại và các yêu cầu khác để đáp ứng phù hợp.

Với mức thuế suất ưu đãi của EVFTA, Tập đoàn Lộc Trời hiểu rõ chất lượng sẽ là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của nông sản Việt nói chung và mặt hàng gạo nói riêng khi muốn xuất khẩu vào EU. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Với mức thuế suất ưu đãi của EVFTA, Tập đoàn Lộc Trời hiểu rõ chất lượng sẽ là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của nông sản Việt nói chung và mặt hàng gạo nói riêng khi muốn xuất khẩu vào EU. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tập đoàn Lộc Trời đã trở thành công ty đầu tiên trên thế giới đạt thành tích đạt 100 điểm tuyệt đối cho quy trình canh tác lúa theo tiêu chuẩn SRP vào đầu năm 2020. Đặc biệt, Lộc Trời đang triển khai lộ trình tiến tới mục tiêu tiêu thụ 1 triệu tấn gạo thông qua việc xây dựng và phát triển hệ thống 1.000 HTX liên kết, ứng dụng 1.000 thiết bị máy bay không người lái (drone) trong sản xuất nông nghiệp vào năm 2024. 

Với mức thuế suất ưu đãi của EVFTA, Tập đoàn Lộc Trời hiểu rõ chất lượng sẽ là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của nông sản Việt nói chung và mặt hàng gạo nói riêng khi muốn xuất khẩu vào EU. Chính vì vậy, Lộc Trời luôn chú trọng vào việc kiểm soát chất lượng trên khắp các vùng nguyên liệu và cơ sở sản xuất, chế biến của Tập đoàn.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt theo sự ủy quyền của Bộ NN-PTNT đã trao chứng nhận chủng loại gạo thơm cho Tập đoàn Lộc Trời. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt theo sự ủy quyền của Bộ NN-PTNT đã trao chứng nhận chủng loại gạo thơm cho Tập đoàn Lộc Trời. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Lộc Trời đặt mục tiêu trở thành một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất vào EU trong thời gian tới khi tập trung nhiều nguồn lực vào việc đáp ứng yêu cầu chất lượng ngày càng cao của EU, tăng diện tích vùng trồng dẫn đến tăng sản lượng xuất khẩu, đa dạng hóa các loại giống, xây dựng thương hiệu của một số loại giống của Việt Nam tại thị trường EU.

Lô hàng gạo đầu tiên của Lộc Trời xuất phát sang EU. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Lô hàng gạo đầu tiên của Lộc Trời xuất phát sang EU. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trao chứng nhận đầu tiên chủng loại gạo thơm cho doanh nghiệp xuất đi EU

Tại lễ công bố xuất khẩu lô hàng gạo thơm sang châu Âu, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cho biết: Riêng 30 nghìn tấn gạo thơm EU yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước phải có chứng nhận về tính đúng giống, nguồn gốc xuất xứ. Thời điểm chúng ta đàm phán đã 10 năm nay rồi, trong đó có 9 giống gạo thơm được xuất đi EU. Sau này, trong thời gian thực hiện chúng ta sẽ điều chỉnh thêm các loại gạo mới có thể đạt yêu cầu để xuất sang EU.

Hôm nay, chúng ta chứng kiến trao chứng nhận đầu tiên của Cục Trồng trọt cho doanh nghiệp Tập đoàn Lộc Trời. Trong một thời gian ngắn chúng ta nỗ lực đầy đủ hồ sơ pháp lý điều kiện để xuất sang EU. Chúng tôi đề nghị các địa phương tăng cường kiểm tra giám sát kể cả quá trình canh tác, đóng gói, minh bạch để đảm bảo nguồn gốc xuất xứ mà EU đã yêu cầu.

Đối với DN những năm vừa qua làm tốt rồi thì bây giờ cần phải tiếp tục liên kết sâu rộng với các địa phương và HTX. Chúng ta tạo ra một vùng sản xuất đủ lớn, tập trung, áp dụng đồng bộ và quản lý chặt chẽ quy trình canh tác, thu hoạch, chế biến đóng gói để chúng ta hoàn toàn tự tin và đáp ứng các yêu cầu EU đề ra trong Hiệp định đã ký với hai bên.

Hiệp định EVFTA là chìa khóa để các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam có thể tiếp cận được một thị trường đầy tiềm năng, EU với 27 quốc gia thành viên, hơn 511 triệu dân, GDP đầu người trên 35.000 USD là thị trường lớn có mức thu nhập cao. 

EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm. Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm với cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU hàng năm. Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3-5 năm.

Để tận dụng lợi thế này, ngành nông nghiệp cần đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, trong đó liên kết chặt chẽ giữa hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp với bà con nông dân, hình thành quy trình khép kín từ tổ chức nguyên liệu cho đến khâu chế biến, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm và chú ý đến bao bì, nhãn mác. Có như vậy mới khai thác tốt thị trường EU.

Ông Piotr Harasimowicz, Trưởng Văn phòng đại diện, Cơ quan thương mại và đầu tư Ba Lan tại Việt Nam. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.Ông Piotr Harasimowicz, Trưởng Văn phòng đại diện, Cơ quan thương mại và đầu tư Ba Lan tại Việt Nam. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Piotr Harasimowicz, Trưởng Văn phòng đại diện, Cơ quan thương mại và đầu tư Ba Lan tại Việt Nam

Việt Nam không chỉ nằm trong thị trường sôi động của châu Á, mà còn là một quốc gia có những cơ sở hạ tầng tốt phát triển thương mại, nhất là ngành nông sản đang có tìm năng lớn để xuất khẩu sang châu Âu. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chứng minh được chất lượng sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng EU.

Hiệp định Thương mại Tự do EU- Việt Nam (EVFTA) xóa bỏ hơn 99% thuế đối với hàng hóa thương mại của hai bên ngay khi EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. EVFTA có thể giúp tăng trưởng GDP và xuất khẩu của Việt Nam lần lượt 2,4% và 12% vào năm 2030.

Mặc dù gạo Việt Nam thâm nhập vào thị trường châu Âu nhưng gặp phải cạnh tranh khá lớn so với các sản phẩm đến từ Thái Lan, Campuchia và Myanmar. Xuất khẩu sang EU chỉ chiếm 0,38% tổng lượng gạo xuất khẩu cả nước. Trong khi mức tiêu thụ gạo trung bình của EU là 2,5 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2016-2020.

Vì vậy, trong khuôn khổ EVFTA, EU cam kết cung cấp hạn ngạch  80.000 tấn gạo hàng năm cho Việt Nam và tự do hoàn toàn thương mại gạo tấm. Sau 3-5 năm thuế suất đối với các sản phẩm gạo sẽ được cắt giảm xuống 0%. Tận dụng những lợi thế của EVFTA khu vực nông nghiệp này hứa hẹn sẽ phát huy thế mạnh và trở thành mặt hàng xuất khẩu chính và cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam tăng cường bán gạo sang EU và Ba Lan.         

 

TIN TỨC KHÁC

Sẽ có bước chuyển lớn cho sản xuất lúa gạo hữu cơ

18-9-2020

Sản xuất lúa gạo đã, đang và sẽ có bước chuyển lớn theo hướng hữu cơ, bền vững, chất lượng nhằm phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Hàng loạt yếu tố thuận lợi, xuất khẩu gạo có cán đích 7 triệu tấn năm 2020

15-9-2020

Với việc giá gạo xuất khẩu tăng, cùng với hiệp định EVFTA đi vào hiệu lực, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành gạo. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho biết từ nay đến cuối năm, ngành nông nghiệp sẽ cố gắng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 - 7 triệu tấn gạo.

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tiến gần mốc 500 USD/tấn

14-9-2020

Tuần qua, giá gạo Việt Nam tăng thêm 5 USD/tấn so với tuần trước lên 490 - 495 USD/tấn vì nguồn cung thấp. Tại Ấn Độ, giá cũng tăng lên mức cao nhất gần 18 tháng vì những gián đoạn hậu cần do dịch COVID-19.

Brazil khẩn cấp đưa thuế nhập khẩu gạo về 0% khi giá gạo trong nước tăng mạnh

11-9-2020

Brazil đã quyết định giảm thuế nhập khẩu về 0% từ mức 10% (với thóc) và 12% (với các loại gạo thành phẩm), thời gian áp dụng cho đến ngày 31/12/2020 với hạn ngạch tối đa là 400.000 tấn.

8 tháng Việt Nam nhập hơn 12.800 tấn gạo Campuchia

11-9-2020

Campuchia có hơn 70 công ty tham gia xuất khẩu gạo đi 65 nước, vùng lãnh thổ trong 8 tháng đầu năm nay.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất bổ sung 274 tỷ đồng mua bù gạo dự trữ

15-9-2020

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 48, sáng 15/9, với 100% đại biểu tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua dự thảo Nghị quyết về việc bổ sung nhóm hàng vật tư, thiết bị y tế vào Danh mục hàng dự trữ quốc gia; dự thảo Nghị quyết về việc bổ sung kinh phí mua bù gạo dự trữ quốc gia.

Giá gạo Thái dứt ba tuần tăng liên tiếp nhưng vẫn trên 500 USD/tấn, cao hơn giá gạo Việt

7-9-2020

Tuần qua, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã giảm nhẹ, dứt chuỗi tăng trong ba tuần liên tiếp vì đồng baht giảm theo sau sự tự chức của Bộ trưởng Tài chính nước này. Trong khi đó, giá gạo Việt Nam tăng với cảnh báo thiếu hụt nguồn cung.

Tổng Giám đốc Công ty Trung An giải thích phát ngôn '90% người dân Việt Nam ăn gạo bẩn'

7-9-2020

Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An giải thích rằng với ông, nếu sản phẩm không đạt tiêu chuẩn VietGAP; GlobalGAP thì bị coi là “bẩn”.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Sang tuần tới, chúng ta sẽ xuất lô gạo đầu tiên, là gạo ngon nhất sang thị trường châu Âu, giá cao!

5-9-2020

Nhấn mạnh các thành tích của nông nghiệp và cơ hội từ EVFTA, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng rất kỳ vọng trong tương lai sẽ có nhiều sản phẩm nông nghiệp tiếp tục được xuất khẩu sang thị trường châu Âu - thị trường có tiềm năng rất lớn.

Chiến lược lúa gạo mới của Thái Lan: Nâng chất lượng và năng suất lúa lên 600 kg/rai

31-8-2020

Năng suất lúa của Thái Lan đang thấp hơn nhiều so với Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc và Mỹ. Thậm chí năng suất lúa của cường quốc xuất khẩu gạo này còn thấp hơn cả các nước láng giềng mới nổi như Myanmar, Lào, Campuchia và Malaysia.

Giá gạo Ấn Độ tiếp tục tăng nhưng vẫn thấp hơn 100 USD/tấn so với gạo Việt, Thái Lan

1-9-2020

Tuần qua, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ tiếp tục đi lên, ghi nhận tuần tăng thứ ba liên tiếp khi người mua tìm tới nguồn cung giá rẻ hơn từ nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, vốn vẫn đang phải đối mặt với những trận lũ lụt và đại dịch COVID-19.