LÚA GẠO

Tổng Giám đốc Công ty Trung An giải thích phát ngôn '90% người dân Việt Nam ăn gạo bẩn'

Cập nhật ngày: 07 | 09 | 2020

Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An giải thích rằng với ông, nếu sản phẩm không đạt tiêu chuẩn VietGAP; GlobalGAP thì bị coi là “bẩn”.

Theo Vietnambiz

Dư luận đang xôn xao trước phát ngôn của ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Công ty Trung An) rằng 90% người dân ăn gạo bẩn.

Cụ thể, phát ngôn này của ông được đưa ra tại một hội thảo về xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu tận dụng dụng lợi thế từ hiệp định EVFTA.

Phát ngôn này của ông Bình vấp phải nhiều phải nhiều phản đối từ các cơ quan quản lí, giới chuyên gia.

Để làm rõ hơn vấn đề này, trao đổi với người viết, ông Bình giải thích với ông nếu sản phẩm không đạt tiêu chuẩn VietGAP; GlobalGAP thì được coi là “Bẩn”.

“Tôi nói “Bẩn” ở đây là nói theo tiêu chuẩn nông sản thực phẩm mà Việt Nam và thế giới đang nói tới và sử dụng như VietGAP hay GlobalGAP hoặc hướng hữu cơ, organic. Còn không đạt tiêu chuẩn tối thiểu như trên là sản phẩm không an toàn. Do đó, việc tôi nói “Bẩn” ở đây cũng không sai”, ông Bình nói.

Ông Bình nói thêm: “Không có qui định nào về cách nói, nhưng các nước đều nói là gạo sạch thì mới nhập khẩu! Vậy gạo không sạch thì gọi là gạo bẩn hay gạo không an toàn đều đúng tùy theo cách nói và cách hiểu của người nghe”.

Đại diện Công ty Trung An dẫn chứng về số liệu sản xuất gạo chuẩn VietGAP của Việt Nam. Theo đó, Việt Nam trung bình mỗi năm canh tác 4,5 triệu ha đất lúa, cho ra sản lượng trung bình khoảng 45 triệu tấn lúa/năm, tương đương 25 triệu tấn gạo.

Trong đó, lượng xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn còn lại là sử dụng trong nội địa.

“Theo kinh nghiệm quan sát lâu năm trong ngành lúa gạo, tôi cho rằng diện tích đạt VietGAP chỉ khoảng 400.000 ha, có khi thực tế không tới", ông Bình nói.

Trước đó, trả lời trang Nhà Đầu Tư, ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) khẳng định thông tin 90% người dân ăn gạo bẩn là không chính xác bởi gạo Việt đã có mặt ở các thị trường trên thế giới như châu Á, châu Phi, châu Mỹ với các rào cản về kĩ thuật cao.

Cục trưởng Nguyễn Như Cường cho hay, gạo Việt Nam khi xuất khẩu sang rất nhiều quốc gia có hàng rào kỹ thuật như vậy, đương nhiên phải đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trong khi đó, ở Việt Nam không có vùng nào sản xuất riêng cho xuất khẩu, tất cả đều sản xuất chung phần để ăn và phần để xuất khẩu. Cũng có một số loại gạo hữu cơ sản xuất riêng nhưng với số lượng vài chục nghìn tấn.

TIN TỨC KHÁC

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Sang tuần tới, chúng ta sẽ xuất lô gạo đầu tiên, là gạo ngon nhất sang thị trường châu Âu, giá cao!

5-9-2020

Nhấn mạnh các thành tích của nông nghiệp và cơ hội từ EVFTA, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng rất kỳ vọng trong tương lai sẽ có nhiều sản phẩm nông nghiệp tiếp tục được xuất khẩu sang thị trường châu Âu - thị trường có tiềm năng rất lớn.

Chiến lược lúa gạo mới của Thái Lan: Nâng chất lượng và năng suất lúa lên 600 kg/rai

31-8-2020

Năng suất lúa của Thái Lan đang thấp hơn nhiều so với Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc và Mỹ. Thậm chí năng suất lúa của cường quốc xuất khẩu gạo này còn thấp hơn cả các nước láng giềng mới nổi như Myanmar, Lào, Campuchia và Malaysia.

Giá gạo Ấn Độ tiếp tục tăng nhưng vẫn thấp hơn 100 USD/tấn so với gạo Việt, Thái Lan

1-9-2020

Tuần qua, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ tiếp tục đi lên, ghi nhận tuần tăng thứ ba liên tiếp khi người mua tìm tới nguồn cung giá rẻ hơn từ nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, vốn vẫn đang phải đối mặt với những trận lũ lụt và đại dịch COVID-19.

Xuất khẩu lô gạo đầu tiên có thuế 0% vào EU, giá hơn 1.000 USD/tấn

31-8-2020

CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (Mã: TAR) đã xuất khẩu lô gạo đầu tiên vào vào EU sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực với thuế suất 0%, đặc biệt với giá lên đến hơn 1.000 USD/tấn.

Nhu cầu thế giới tăng cao, giá gạo xuất khẩu Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục tăng

28-8-2020

Lợi thế về việc có sẵn nguồn cung và khả năng giao hàng nhanh giữa bối cảnh COVID-19 giúp gạo Việt Nam được các nhà nhập khẩu ưu tiên. Từ nay đến cuối năm, giá gạo của Việt Nam dự báo có thể tăng thêm bởi một số nước đang giảm xuất khẩu.

Top 10 thị trường Việt Nam xuất khẩu gạo nhiều nhất 7 tháng 2020

28-8-2020

7 tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu trên 4 triệu tấn gạo thu về 1,95 tỉ USD. Philippines đứng đầu về tiêu thụ gạo nước ta với 1,5 triệu tấn trị giá hơn 688 triệu USD.

Xuất nhập khẩu Việt Nam và Pháp tháng 7/2020: Xuất khẩu gạo giảm hơn 70%

26-8-2020

Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Pháp 319 triệu USD giảm 16% so với tháng 6. Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu cũng giảm 2% đạt 138,7 triệu USD.

Giá gạo Việt Nam có thể tiếp tục tăng trong ngắn hạn

24-8-2020

Nguồn cung mỏng và hoạt động tích trữ gạo trong nước khiến nhiều thương lái dự đoán giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng cao trong những tháng tới cho đến khi vụ thu hoạch mới diễn ra vào tháng 10.

Giá lúa gạo hôm nay ngày 21/8: Giá gạo quay đầu giảm

21-8-2020

Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có sự biến động nhẹ khi giá gạo quay đầu giảm nhẹ ở mức 50 đồng/kg, riêng giá lúa giữ mức ổn so với ngày hôm qua.

Gạo Việt Nam đã có mặt tại các siêu thị lớn của Thụy Điển

21-8-2020

Chỉ một năm trước đó, gạo Việt Nam vẫn còn "vắng bóng" tại các cửa hàng, siêu thị bán lẻ nhưng kể từ cuối năm 2019 đến nay, gạo Việt Nam đã có mặt tại các siêu thị lớn và hầu hết các cửa hàng thực phẩm châu Á tại Thụy Điển.

Giá lúa Hè Thu tại ĐBSCL bắt đầu tăng do sắp hết vụ thu hoạch

20-8-2020

Tại các tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng… lúa IR 50404 bán tại ruộng tăng lên 5.700 đồng/kg, còn lúa khô IR 50404 ở vụ đông xuân 2019-2020 các chủ vựa trữ lại nay bán có giá 8.200 đồng/kg...

Xuất nhập khẩu Việt Nam và Philippines tháng 7/2020: Việt Nam xuất khẩu chủ yếu gạo

19-8-2020

Trong tháng 7/2020, Việt Nam xuất khẩu sang Philippines gần 271 triệu USD. Nâng tổng kim ngạch hai chiều lên 426,7 triệu USD.