LÚA GẠO

Xuất khẩu gạo Ấn Độ giảm 10% do các rào cản thương mại trên thị trường chính

Cập nhật ngày: 20 | 06 | 2018

Sau khi xuất khẩu gạo đạt kỷ lục trong năm 2017, xuất khẩu gạo Ấn Độ có thể sẽ giảm 10% trong năm 2018 do các rào cản thương mại mà các thị trường chính của nước này đang đặt ra.

Trong khi Bangladesh đã quay lại áp mức thuế nhập khẩu 28% để hạn chế nguồn gạo từ Ấn Độ, EU cũng đang thắt chặt các quy định về chất lượng bằng cách hạ mức tối đa dư lượng thuốc BVTV. Trong tình hình này, xuất khẩu gạo non-basmati sang Bangladesh và gạo basmati sang EU dự báo sẽ giảm.

Các hạn chế do nước nhập khẩu gạo đặt ra tác động mạnh với hoạt động xuất khẩu gạo của Ấn Độ bởi thị phần của Bangladesh lên tới hơn 18% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo non-basmati 8,5 triệu tấn của Ấn Độ; thị phần của EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo basmati Ấn Độ hàng năm là gần 10%. Tuy nhiên, suy giảm xuất khẩu gạo Ấn Độ sang các thị trường này có thể phần nào được bù đắp nhờ Trung Quốc có khả năng nhập khẩu gạo Ấn Độ từ nửa cuối năm tài khóa hiện tại.

“Xuất khẩu gạo của Ấn Độ nhìn chung có xu hướng giảm trong năm 2018 do các quy định chất lượng ngặt nghèo từ EU. Do đó, trong tương lai gần, Ấn Độ có thể mất toàn bộ thị trường EU với lượng tiêu thụ 400.000 tấn. Tuy nhiên, kịch bản này có thể bớt khốc liệt nếu nông dân trồng lúa giảm sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất lúa gạo basmati về dài hạn. Ngoài ra, các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ có thể cũng sẽ khó lòng xuất gạo sang Bangladesh trong trung hạn”, theo Gurnam Arora, đồng giám đốc điều hành của Kohinoor Foods, một trong những nhà xuất khẩu gạo lớn nhất Ấn Độ với thương hiệu gạo thơm Kohinoor nhận định.

Dữ liệu thu thập bởi Cơ quan Phát triển Xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm chế biến và nông sản (APEDA) cho thấy tăng trưởng ấn tượng trong cả xuất khẩu gạo non-basmati và basmati trong năm tài khóa vừa qua. Ấn Độ nổi lên là nước cung ứng gạo lớn cho các nước Nam Á do lũ lụt nghiêm trọng làm thiệt hại cho sản xuất lúa gạo tại khu vực này. Trong năm tài khóa 2017-18, xuất khẩu gạo non-basmati của Ấn Độ tăng vọt 28% lên 8,65 triệu tấn, so với mức 6,77 triệu tấn của năm tài khóa liền trước. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo basmati duy trì ổn định khoảng 4 triệu tấn trong 3 năm gần dây. Về giá trị, giá trị xuất khẩu gạo non-basmati tăng mạnh 41% lên 3,5 tỷ USD trong năm tài khóa 2017-18 so với mức 2,5 tỷ USD trong nằm tài khóa trước đó. “Suy giảm xuất khẩu gạo non-basmati có thể được bù đắp phần nào thông qua xuất khẩu gạo sang Trung Quốc mà APEDA đang tiến hành đăng ký các nhà xuất khẩu”, theo một lãnh đạo của doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn tại Ấn Độ cho hay.

Một nghien cứu từ tổ chức India Rating (Ind-Ra) cho rằng xuất khẩu gạo Ấn Độ vẫn cạnh tranh tốt trên thị trường quốc tế và suy giảm giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ gần đây đang thu hút những khách hàng châu Phi do giá gạo Ấn Độ trở nên cạnh tranh hơn và đồng Rupee giảm giá so với đồng USD giúp biên lợi nhuận của các nhà xuất khẩu tăng lên.

Giá gạo Ấn Độ giảm do xuất khẩu gạo Ấn Độ giảm trong tháng 4/2018, chủ yếu vì xuất khẩu gạo basmati sang Saudi Arabia và gạo non-basmati sang Banlgadesh giảm, cùng với nhu cầu giảm tại các thị trường châu Phi. India Rating (Ind-Ra) cho rằng nhập khẩu gạo của Bangladesh trong năm tài khóa 2018-19 có thể giảm do sản lượng gạo nôi địa tăng và diện tích trồng lúa mở rộng khi giá gạo nội địa cao trong năm 2017. Xuất khẩu gạo Ấn Độ sang Bangladesh dự báo giảm 0,5 triệu tấn xuống còn 1 triệu tấn.

Tháng 5/2017, các nhà chức trách Trung Quốc đã xác định 14 nhà xuất khẩu gạo ẤnĐộ được phép xuất khẩu gạo sang Trung Quốc. Nhưng việc đăng ký các nhà xuất khẩu có quan tâm tới thị trường Trung Quốc mới bắt đầu gần đây.

Trong khi đó, theo báo cáo đánh giá sản xuất lần thứ 3 cho năm 2017-18, sản lượng gạo của Ấn Độ được cho là đạt mức cao kỷ lục 111,5 triệu tấn, so với mức mục tiêu 108,5 triệu tấn trong năm nay, phá vỡ mốc kỷ lục trước đó được lập là 109,7 triệu tấn vào năm 2016-17.

Theo Business Standard (gappingworld.com)

TIN TỨC KHÁC

11 hồ sơ mua 540.000 tấn gạo tồn kho chính phủ Thái Lan làm nhiên liệu sinh học

20-6-2018

Tồn kho gạo chính phủ Thái Lan đang dần cạn kiệt sau đợt đấu giá 540.000 tấn gạo cuối cùng chỉ định dùng để sản xuất nhiên liệu sinh học, thu hút sự tham gia đấu giá của 11 nhà thầu.

Nhập khẩu gạo của Nigeria dự báo tăng do nhu cầu cao, sản xuất giảm

18-6-2018

Nigeria, nước nhập khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, có thể sẽ phải tăng nhập khẩu gạo 12% trong niên vụ 2018-19 do nhu cầu tăng cao, trong khi sản xuất nội địa suy giảm xuất phát từ chi phí tăng và tình hình nội địa bất ổn. “Chúng tôi dự báo sản xuất lúa gạo nội địa giảm mạnh trong năm 2018”, theo ông Mohammed Sahabi, chủ tịch Hiệp hội Nông dân trồng lúa tại Kebbi, một trong 3 bang sản xuất lúa gạo lớn nhất tại Nigeria.

Chính phủ Thái Lan tổ chức đợt đấu thầu gạo không làm thực phẩm

18-6-2018

22 nhà giao dịch đã tham gia bỏ thầu mua 1,48 triệu tấn gạo trong phiên đấu giá bán 1,48 triệu tấn gạo không dùng làm thực phẩm của chính phủ Thái Lan, đạt 99% tổng lượng gạo mà chính phủ nước này tung ra bán trong đợt này. Bộ Ngoại thương là cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức, cho biết đợt đấu giá gạo làm TACN này đã thu hút sự quan tâm lớn từ nhiều bên bỏ thầu, với tổng cộng 26 nhà thầu đáp ứng các quy định về năng lực.

Giá gạo Ấn Độ tăng, giá gạo Việt Nam giảm từ mức cao nhất trong nhiều năm

15-6-2018

Giá gạo xuất khẩu tuần này tăng tại Ấn Độ nhờ hy vọng tăng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc; trong khi giá gạo chào bán từ Việt Nam giảm từ mức cao nhất trong nhiều năm với triển vọng nguồn cung lúa gạo nội địa tăng.

Iraq cấm sản xuất lúa gạo do thiếu nước

15-6-2018

Iraq đã cấm nông dân trồng lúa gạo và các cây trồng thâm dụng nước khác do nguy cơ thiếu nước ngày càng nghiêm trọng, gây ra bởi hạn hán và các dòng chảy sông thu hẹp, theo Bộ trưởng Nông nghiệp Iraq phát biểu hôm 14/6.

NFA trì hoãn đấu thầu nhập khẩu 805.200 tấn gạo đến cuối tháng 6

14-6-2018

NFA trì hoãn đấu thầu nhập khẩu 805.200 tấn gạo đến cuối tháng 6

Tổng thống Duterte: Philippines có thể không đạt mục tiêu tự cung tự cấp gạo

14-6-2018

Theo phát biểu mới nhất của tổng thống Rodrigo Duterte ngày 13/6, Philippines có thể sẽ không đạt mục tiêu sản xuất đủ để tự cung tự cấp gạo, trái ngược với tuyên bố của Bộ trưởng Nông nghiệp nước này cho rằng Philippines sẽ có thể sản xuất đủ gạo để đáp ứng nhu cầu vào năm 2020.

Thái Lan giải ngân 52 triệu USD cho nông dân vay để hoãn bán lúa gạo

13-6-2018

Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác Nông nghiệp Thái Lan (BAAC) đang giải ngân 1,67 tỷ Baht (52 triệu USD) các khoản vay ưu đãi cho 10.000 nông dân và các tổ chức nông nghiệp để xây dựng các kho gạo và hoãn bán lúa ra thị trường, nhằm bình ổn giá gạo.

Mỹ phê chuẩn kinh doanh “gạo vàng” biến đổi gene

13-6-2018

Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) vừa phê chuẩn cho phép kinh doanh Golden Rice – nước thứ 4 bật đèn xanh cho giống lúa gạo biến đổi gene nhằm ngăn chặn bệnh mù ở trẻ em này. Loại gạo này có chứa các genes tạo ra các tiền thân của vitamin A – chất quan trọng ngăn ngừa bệnh mù ở trẻ nhỏ. Các genes này chính là nguyên nhân chính khiến gạo có màu vàng đặc trưng, theo IRRI cho hay.

Giá gạo nếp Việt Nam tiếp tục đà giảm giá

13-6-2018

Giá gạo nếp Việt Nam đang đối mặt với xu hướng giảm do dư cung và quá phụ thuộc vào một thị trường lớn duy nhất, theo Cục Phát triển thị trường và Chế biến nông sản thuộc Bộ NNPTNT nhận định. Mặc dù mới bắt dầu thu hoạch vụ hè thu, nông dân trồng lúa nếp đã gặp khó khăn khi thị trường có ít đơn hàng lẫn những người mua tiềm năng.

Trung Quốc trồng giống lúa lai chịu mặn – kiềm tại các hồ nuôi cá ven biển

12-6-2018

Những hạt lúa giống của một giống lúa gạo mới do “cha đẻ lúa lai” Trung Quốc Yuan Longping vừa mới được trồng tại các cánh đồng được cải tạo từ các hồ nuôi cá tại khu vực ven biển miền đông Trung Quốc – khu vực có độ mặn cao khiến đất mất màu mỡ. “Chúng tôi đã giao phấn các giống lúa tự nhiên với các giống lúa đang canh tác để phát triển giống lúa lai này”, ông Yuan Longping cho hay.