Thống kê từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho thấy năm 2017, xuất khẩu gạo nếp của Việt Nam đạt 1,4 triệu tấn, chủ yếu là sang thị trường Trung Quốc. Năm 2017, trong khi nông dân Việt Nam mở rộng sản xuất lúa gạo nếp, Trung Quốc cũng nhanh chóng tăng sản xuất loại lúa gạo này. Tồn kho của doanh nghiệp Trung Quốc hiện khá cao, nên xúc tiến xuất khẩu gạo nếp Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong ngắn hạn là không khả thi, theo một nhà xuất khẩu gạo nếp sang Trung Quốc tiết lộ.
Do nhu cầu đối với gạo nếp giảm, giá gạo nếp đã giảm từ mức 530 – 540 USD/tấn hồi hai tháng đầu năm xuống còn 460 – 470 USD/tấn hiện nay. Giá gạo nếp trên thị trường nội địa cũng giảm mạnh so với các loại gạo khác.
Ngược lại, tiêu dùng lúa gạo IR50404 thu hoạch vụ đông xuân vừa qua tại ĐBSCL khá tốt. Nguồn cung nội địa không đủ đáp ứng tất cả các hợp đồng xuát khẩu. Do đó, giá lúa IR50404 tăng liên tục, chạm mức cao kỷ lục trong những năm gần đây. Trong một số thời điểm, giá lúa tươi IR50404 tại đồng được các thương lái thu mua với giá gần 6.000 VNĐ/kg, tăng 1.000 VNĐ/kg so với mức giá cao nhất hồi năm 2017. Giá xuất khẩu gạo IR50404 cũng tăng mạnh, vượt giá xuất khẩu gạo từ Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan.
Diễn biến giá trái ngược của hai loại gạo này cho thấy cấu trúc sản xuất của vựa lúa lớn nhất Việt Nam vẫn chưa đủ linh động để nhanh chóng thích ứng với các nhu cầu thị trường.
Theo bà Đặng Thị Liên, giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm Long An, vấn đề của sản xuất lúa gạo nếp đã được đưa ra trước đây. Trong vụ đông xuân vừa qua, danh nghiệp của bà nhận thấy sự phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc nên đã kêu gọi nông dân chuyển từ trồng lúa gạo nếp sang loại lúa gạo Đài Thơm 8 chất lượng cao và đồng ý bao tiêu sản phẩm. Tuy nhiên, nông dân không thuận theo, tin rằng thị trường gạo nếp sẽ sớm phục hồi. Theo bà Liên, cảnh báo từ phía doanh nghiệp là không đủ; thuyết phục nông dân chuyển đổi sản xuất cần cso sự tham gia của các cơ quan quản lý cũng như sự hỗ trợ từ truyền thông.
Để tránh tình trạng dư cung gạo nếp và thiếu cung các loại gạo khác, Bộ NNPTNT sẽ phối hợp với Bộ Công thương và VFA để nghiên cứu thị trường nhập khẩu và nhu cầu đối với từng loại gạo. Qua đó, các cơ quan chức năng có thể cung cấp thông tin cho nông dân, doanh nghiệp và các địa phương để điều chỉnh sản xuất kịp thời trước khi vào vụ mới, bà Liên khuyến nghị.
Là một chuyên gia trong ngành nông nghiệp, ông Võ Tòng Xuân nhận thấy nhu cầu thị trường thay đổi theo từng năm. Năm 2018, Indonesia và Philippines tăng nhập khẩu gạo, nhưng không chắc năm tới họ sẽ tiếp tục nhập khẩu. Ví dụ, Indonesia đã không nhập khẩu gạo mạnh trong vài năm gần đây nhưng lại đột ngột thông báo mua 500.000 tấn gạo hồi đầu năm 2018. Do đó, các đại diện thương mại Việt Nam tại các nước phải thu thập và cung cấp thông tin về nhu cầu thị trường của nước sở tại cho Bộ NNPTNT và Bộ Công thương để phân tích nhu cầu thị trường. Ngoài cung cấp thông tin dự báo thị trường, một số doanh nghiệp cho rằng để cải thiện khả năng cạnh tranh của ngành gạo, chín phủ nên có các cơ chế chính sách phù hợp cho doanh nghiệp và nông dân tiếp cận chủ động nguồn lúa nguyên liệu thô cho chế biến xuất khẩu.
Theo VNS