LÚA GẠO

Trung Quốc giảm 2,2% diện tích trồng lúa gạo để giảm áp lực tồn kho

Cập nhật ngày: 31 | 01 | 2018

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, Trung Quốc sẽ giảm diện tích trồng lúa gạo, loại ngũ cốc lương thực quan trọng nhất tại Trung Quốc, trong một động thái quan trọng nhằm giảm áp lực tồn kho gạo chưa bán đang ở mức rất cao.

Nước sản xuất gạo lớn thứ hai thế giới này đặt mục tiêu giảm 670.000ha diện tích trồng lúa trong năm 2018, tương đương mức giảm 2,2% so với năm 2017. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tìm cách giảm diện tích sản xuất loại ngũ cốc lương thực quan trọng nhất của nước này, cho thấy mức độ quan ngại về tồn kho gạo tại Trung Quốc. “Đây là một chuyển dịch chính sách lớn. Đây là lần đầu tiên chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu giảm diện tích sản xuất lúa gạo. Chính sách của chính phủ Trung Quốc luôn luôn nhấn mạnh phải tăng và ổn định sản xuất gạo”, theo nhận định của Chen Xiaoshan, nhà phân tích của hãng tư vấn hàng hóa Zhuochuang tại Sơn Đông.

Diện tích trồng lúa gạo giảm tập trung tại khu vực đông bắc có khí hậu lạnh làm hạn chế năng suất lúa gạo japonica, và sản xuất gạo india tại đồng bằng sông Dương Tử, “Theo những thay đổi về nhu cầu thị trường, chúng tôi sẽ giảm một cách hợp lý diện tích trồng lúa gạo”, theo văn bản công bố trên trang tin điện tử của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc.

Kế hoạch giảm diện tích trồng lúa gạo được công bố sau khi chính phủ Trung Quốc có các động thái tương tự đối với diện tích trồng ngô, sau khi các chính sách thu mua của chính phủ khuyến khích nông dân tăng sản xuất dù nhu cầu ít thay đổi. Diễn biến này dẫn đến kho dự trữ khổng lồ lượng ngô cũ, mà Bắc Kinh đã buộc phải bán ra với giá thấp.

Tồn kho gạo của Trung Quốc hiện khoảng 200 triệu tấn, tương đương lượng tồn kho ngô khi chính phủ Trung Quốc phải triển khai các động thái giảm sản xuất, nhưng giải quyết tồn kho gạo khó khăn hơn giải quyết tồn kho ngô do phần lớn hoạt động chế biến tập trung tại các tỉnh sản xuất lúa gạo chính của Trung Quốc tại miền Nam, theo các nhà phân tích nhận định. “Trung Quốc có tồn kho gạo khổng lồ. Nhưng không giống như ngô, ngành công nghiệp chế biến gạo không có độ bao phủ rộng khắp như ngô. Giải quyết tồn kho gạo có thể sẽ chỉ dựa vào việc tiêu dùng trực tiếp”, theo Cherry Zhang, nhà phân tích tại Shanghai JC Intelligence nhận định.

Trung Quốc cũng đang tăng cường xuất khẩu gạo nhằm giảm bớt áp lực tồn kho. Văn bản của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cũng kêu gọi tiếp tục giảm diện tích trồng ngô tại các khu vực sản xuất không quan trọng.

Diện tích trồng lúa mỳ cũng được giảm tại các khu vực thâm dụng phân bón cũng như các khu vực bị cạn kiệt nguồn nước ngầm tại miền bắc Trung Quốc và Tân Cương.

Theo Reuters (gappingworld.com)

TIN TỨC KHÁC

Iran dỡ bỏ lệnh cấm đối với đăng ký nhập khẩu gạo

31-1-2018

Iran dỡ bỏ lệnh cấm đối với đăng ký nhập khẩu gạo

Xuất khẩu gạo của Trung Quốc sang châu Phi tăng mạnh

29-1-2018

Bờ Biển Ngà thế chân Hàn Quốc trở thành thị trường xuất khẩu gạo hàng đầu của Trung Quốc trong năm 2017. Chiến lược Một vành đai – Một con đường sẽ tăng cường xuất khẩu gạo Trung Quốc sang châu Phi. Dự trữ gạo của Trung Quốc đủ nuôi sống toàn bộ người dân Ấn Độ trong 1 năm. Trong khi đó, dự trữ gạo tại Thái Lan suy giảm mạnh.

Dự án sản xuất gạo bền vững nhắm đến 2 nhà sản xuất lớn – Trung Quốc và Ấn Độ

29-1-2018

Các đại diện của một dự án thử nghiệm nhằm thúc đẩy sản xuất loại gạo có trách nhiệm với môi trường và xã hội mà họ muốn mở rộng sang Ấn Độ và Trung Quốc, hai nước sản xuất gạo lớn nhất thế giới.

Giá hàng hóa nông sản thấp, xuất khẩu gạo cao cứu cánh nông nghiệp Ấn Độ

26-1-2018

Khi nông thôn Ấn Độ chịu tác động của tình trạng giá một số hàng hóa nông sản giảm mạnh, gạo dường như là mặt hàng đang vượt trội cho các hàng hóa nông sản khác của Ấn Độ, chủ yếu nhờ nhu cầu xuất khẩu tốt, sản lượng lúa gạo vụ chính (kharif) giảm và dự trữ tăng cao của các thương nhân và các nhà giao dịch.

Các nước xuất khẩu gạo lớn đồng loạt tăng giá do nhu cầu cao

26-1-2018

Trong tuần này, giá gạo chào bán từ Ấn Độ ở mức 444 – 448 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 9/2011; giá gạo Việt Nam chào bán ở mức 450 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 9/2014; giá gạo Thái Lan chào bán ở mức 440 – 448 USD/tán, cao nhất kể từ tháng 6/2017.

Campuchia tìm cách đạt chỉ dẫn địa lý cho gạo từ Tonle Sap

24-1-2018

Các nhà chức trách ngành gạo Campuchia đang nghiên cứu khả năng nộp hồ sơ chứng nhận chỉ dẫn địa lý (GI) cho lúa gạo sản xuất tại khu vực xung quanh hồ Tonle Sap.

Mỹ phê chuẩn chứng nhận an toàn cho giống lúa biến đổi gene của Trung Quốc

24-1-2018

Một loại lúa gạo biến đổi gene (GMO) do các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát triển nhằm kháng bệnh đã vượt qua các kỳ kiểm tra an toàn của các nhà chức trách Mỹ, cho phép loại gạo này được bán tại Mỹ mặc dù Bắc Kinh vẫn tiếp tục cấm trồng bất cứ loại ngũ cốc thực phẩm GMO nào.

Sản lượng gạo quý 1/2018 của Philippines tăng 5,7%

23-1-2018

Sản lượng gạo quý 1/2018 của Philippines tăng 5,7%

Các nước xuất khẩu gạo lớn đổ dồn sự chú ý vào Indonesia, Philippines; giá gạo tăng vọt

20-1-2018

Giá gạo tại Thái Lan và Việt Nam đã nhận được cú hích lớn trong tuần này từ khả năng ký kết được hợp đồng với Indonesia; trong khi đó, nhu cầu cao từ Bangladesh tiếp tục đẩy giá gạo chào bán từ Ấn Độ tiếp tục tăng. Ấn Độ hiện vẫn là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Cơ quan hành chính Indonesia kêu gọi chính phủ xem xét lại kế hoạch nhập khẩu gạo

20-1-2018

Cơ quan hành chính Indonesia kêu gọi chính phủ xem xét lại kế hoạch nhập khẩu gạo

Doanh nghiệp Việt đang tồn hơn 760.000 tấn gạo trong kho

19-1-2018

Con số này được Hiệp hội lương thực Việt Nam thống kê đến tháng 1/2018 tại kho các doanh nghiệp thành viên của mình.

Nông dân trồng lúa Indonesia không hưởng lợi khi giá cao, sẽ thu hoạch trong tháng 2

18-1-2018

Nhiều nông dân Indonesia cho rằng họ không hưởng lợi từ giá gạo cao chót vót trên thị trường nội địa hiện nay, cho rằng giá tăng là do thương nhân đầu cơ tích trữ.