LÚA GẠO

Mỹ phê chuẩn chứng nhận an toàn cho giống lúa biến đổi gene của Trung Quốc

Cập nhật ngày: 24 | 01 | 2018

Một loại lúa gạo biến đổi gene (GMO) do các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát triển nhằm kháng bệnh đã vượt qua các kỳ kiểm tra an toàn của các nhà chức trách Mỹ, cho phép loại gạo này được bán tại Mỹ mặc dù Bắc Kinh vẫn tiếp tục cấm trồng bất cứ loại ngũ cốc thực phẩm GMO nào.

Loại gạo này có tên Huahui 1, được một nhóm nghiên cứu tại đại học Hoa Đông thuộc tỉnh miền trung Hồ Bắc phát triển, nhằm mục đích kháng bệnh. Mặc dù các nhà chức trách Trung Quốc đã cấp chứng nhận an toàn cho giống lúa gạo này trong năm 2009, giống lúa này chưa bao giờ được phê duyệt để sản xuất thương mại.

Bắc Kinh đã dành nhiều tỷ USD nghiên cứu các giống cây trồng GMO nhưng không cho phép sản xuất thương mại bất cứ loại ngũ cốc biến đổi gene làm thực phẩm nào do lo ngại an toàn thực phẩm từ phía người tiêu dùng. Xác nhận của Mỹ qua kiểm tra an toàn có thể giúp thuyết phục chính phủ và người tiêu dùng tại Trung Quốc chấp nhận tiêu thụ các sản phẩm như vậy tại quê nhà.

Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm (FDA) đã thông báo tới nhóm nghiên cứu tại đại học Hoa Đông tuần trước rằng FDA đồng ý với các đánh giá về dinh dưỡng và an toàn của đại học Hoa Đông về sản phẩm này. “Giống lúa gạo Huahui No.1 được biến đổi gene không gặp vấn đề gì trong quá trình yêu cầu kiểm tra trước khi phân phối trên thị trường”.

Huahui No.1 trước đó đã vượt qua kiểm tra của Cơ quan bảo vệ môi trường về mức dư lượng thuốc BVTV, khơi thông xuất khẩu gạo Huahui 1 và các sản phẩm từ loại gạo này sang thị trường Mỹ.

Tuy nhiên, đại học Hoa Đông vẫn cần phê chuẩn từ Bộ Nông nghiệp Mỹ để trồng loại lúa gạo này. Thông báo không cung cấp thông tin liệu các nhà nghiên cứu có nộp hồ sơ xin chứng nhận này hay không. Nhưng đại học Hoa Đông cho biết các phê chuẩn từ FDA và EPA xác thực các phương pháp kiểm tra và đánh giá do các nhà chức trách Trung Quốc tiến hành để đánh giá mức độ an toàn và dinh dưỡng của loại gạo mới này.

Trung Quốc tuyên bố mục tiêu thúc đẩy thương mại hóa ngô và đậu tương GMO đến năm 2020 nhưng không công bố bất cứ kế hoạch phê chuẩn sản xuất lúa GMO nào. Gạo hiện vẫn là lương thực quan trọng nhất của Trung Quốc.

Theo Reuters (gappingworld.com)

TIN TỨC KHÁC

Sản lượng gạo quý 1/2018 của Philippines tăng 5,7%

23-1-2018

Sản lượng gạo quý 1/2018 của Philippines tăng 5,7%

Các nước xuất khẩu gạo lớn đổ dồn sự chú ý vào Indonesia, Philippines; giá gạo tăng vọt

20-1-2018

Giá gạo tại Thái Lan và Việt Nam đã nhận được cú hích lớn trong tuần này từ khả năng ký kết được hợp đồng với Indonesia; trong khi đó, nhu cầu cao từ Bangladesh tiếp tục đẩy giá gạo chào bán từ Ấn Độ tiếp tục tăng. Ấn Độ hiện vẫn là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Cơ quan hành chính Indonesia kêu gọi chính phủ xem xét lại kế hoạch nhập khẩu gạo

20-1-2018

Cơ quan hành chính Indonesia kêu gọi chính phủ xem xét lại kế hoạch nhập khẩu gạo

Doanh nghiệp Việt đang tồn hơn 760.000 tấn gạo trong kho

19-1-2018

Con số này được Hiệp hội lương thực Việt Nam thống kê đến tháng 1/2018 tại kho các doanh nghiệp thành viên của mình.

Nông dân trồng lúa Indonesia không hưởng lợi khi giá cao, sẽ thu hoạch trong tháng 2

18-1-2018

Nhiều nông dân Indonesia cho rằng họ không hưởng lợi từ giá gạo cao chót vót trên thị trường nội địa hiện nay, cho rằng giá tăng là do thương nhân đầu cơ tích trữ.

Tin vắn ngành gạo ngày 16/1

16-1-2018

Indonesia họp khẩn ngành gạo về tình hình giá gạo nội địa. NFA thúc ép NFSC có ý kiến về nhập khẩu 250.000 tấn gạo.

Giá gạo Ấn Độ tăng, giá gạo Việt Nam kết thúc chuỗi ngày đi ngang

15-1-2018

Giá gạo tăng trong tuần vừa qua trên thị trường Ấn Độ tuần qua do Bangladesh tiếp tục tăng mua gạo từ Ấn Độ; trong khi triển vọng hợp đồng với Philippines khiến giá gạo tăng lần đầu tiên trong vòng 3 tuần qua trên thị trường gạo Việt Nam vốn tương đối im ắng trong thời gian gần đây.

Về 10 điểm sửa đổi Nghị định 109 về kinh doanh xuất khẩu gạo

15-1-2018

Dự thảo nghị định thay thế Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo đang được Bộ Công thương hoàn thiện và đệ trình chính phủ phê duyệt. Dự thảo đã được gửi tới một số cơ quan và doanh nghiệp để lấy ý kiến.

Indonesia nhập khẩu 500.000 tấn gạo Thái Lan và Việt Nam để làm dịu giá nội địa

14-1-2018

Bộ trưởng Thương mại Indonesia Enggartiasto Lukita thông báo chính phủ Indonesia sẽ nhập khẩu 500.000 tấn gạo chất lượng trung bình từ Thái Lan và Việt Nam để làm dịu giá gạo nội địa, vốn đã tăng liên tục từ cuối năm 2017 đến nay do thiếu hụt nguồn cung nội địa.

Xuất khẩu gạo Ấn Độ tăng cao kỷ lục do nhu cầu cao của Bangladesh

12-1-2018

Xuất khẩu gạo của Ấn Độ có thể tăng vọt 22% trong năm 2017 lên mức cao kỷ lục 12,3 triệu tấn do nước láng giềng Bangladesh có nhu cầu tăng đột biến sau khi lũ lụt gây thiệt hại nặng nề sản xuất lúa gạo của nước này, theo các nhà chức trách ngành lúa gạo Ấn Độ cho hay.

Thương nhân Philippines ồ ạt nộp hồ sơ xin nhập khẩu gạo

9-1-2018

Cơ quan Thực phẩm Quốc gia Philippines (NFA) cho biết 297 công ty và tổ chức nông dân đã nộp hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu tổng cộng hơn 2 triệu tấn gạo theo cơ chế Lượng tiếp cận tối thiểu (MAV).

Đồng Baht mạnh làm giảm triển vọng xuất khẩu gạo Thái Lan năm 2018

6-1-2018

Theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, xuất khẩu gạo được dự báo giảm trong năm 2018 so với mức cao kỷ lục 11,2 – 11,3 triệu tấn trong năm 2017. Xuất khẩu gạo Thái Lan năm 2017 cao kỷ lục nhờ nhu cầu gạo toàn cầu tăng và khả năng cạnh tranh mạnh của gạo Thái.