LÚA GẠO

Doanh nghiệp Việt đang tồn hơn 760.000 tấn gạo trong kho

Cập nhật ngày: 19 | 01 | 2018

Con số này được Hiệp hội lương thực Việt Nam thống kê đến tháng 1/2018 tại kho các doanh nghiệp thành viên của mình.

Theo Hiệp Hội Lương thực Việt Nam, trong tháng 12/2017, cả nước xuất khẩu được trên 570.000 tấn gạo, tăng gần 38,6% so với cùng kỳ năm 2016; đạt trị giá FOB 266,2 triệu USD, giá CIF là trên 268 triệu USD. Mức giá bình quân FOB đạt 462,6 triệu USD cho mỗi tấn, tăng 4,78 USD/tấn so với cùng thời điểm năm ngoái.

Tính đến hết năm 2017, các doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu khoảng 6,4 triệu tấn gạo. Trong đó, số lượng gạo giao đến ngày 31/12/2017 là gần 5,8 triệu tấn. Số còn lại là hợp đồng chưa giao hàng với hơn 600.000 tấn.

Cũng theo thống kê của Hiệp hội tính đến tháng 1/2018, số lượng gạo gồn trong kho của các doanh nghiệp vào khoảng 764.000 tấn. Trong đó, Tổng công ty lương thực Miền Nam là gần 209.000 tấn, Tổng công ty Lương thực miền Bắc gần 107.000 tần. Số còn lại là của các doanh nghiệp khác thuộc hiệp hội.

Một tin vui với các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam mới đây là phía đối tác Indonesia ra thông báo sẽ nhập khoảng 500.000 tấn gạo từ hai quốc gia Việt Nam và Thái Lan.

Theo Bộ Công Thương, hôm 15/1, Tổng cục Hậu cần quốc gia Indonesia (BULOG) mới đây công bố thông báo mời thầu nhập khẩu 500.000 tấn gạo trắng (0-5% tấm và 5-25% tấm) từ tất cả các nước, mở thầu theo hình thức G2P cho tất cả các nhà thầu quan tâm trong nước và nước ngoài. Xuất xứ gạo của vụ mùa xay xát năm 2017/2018 không quá 6 tháng. Giá dự thầu tính theo USD/MT, theo điều kiện giao hàng CFR –FO cảng Indonesia. Giao hàng muộn nhất ngày 28/2.

Theo tờ The Jakarta Post, Bộ trưởng Thương Mại Enggartiasto Lukita cho biết chính phủ sẽ nhập khẩu gạo từ Việt Nam và Thái Lan nhằm hạ nhiệt tình hình giá gạo trong nước do tình trạng thiếu nguồn cung.

Giá gạo nước này tăng 4% trong giai đoạn từ 11/1 đến ngày 8/11 lên mức 11.900 rupee/kg, theo dữ liệu từ Ngân hàng Indonesia. Giá gạo chất lượng trung bình loại 1 (chủ yếu tiêu thụ bởi người có thu nhập trung bình và thấp) thậm chí tăng 4,4% lên 12.050 rupee/kg.

Hiện chính phủ nước này đang áp dụng mức giá trần 9.450 rupee/kg (tương đương 70 cent Mỹ) đối với gạo chất lượng trung bình khu vực Java, Lampung, Nam Sumatra, Bali, Tây Nusa Tenggara and Sulawesi. Đối với gạo từ các khu vực Sumatra, Kalimantan and East Nusa Tenggara mức giá trần là 9.950 rupee/kg.

Theo Dân Trí

TIN TỨC KHÁC

Nông dân trồng lúa Indonesia không hưởng lợi khi giá cao, sẽ thu hoạch trong tháng 2

18-1-2018

Nhiều nông dân Indonesia cho rằng họ không hưởng lợi từ giá gạo cao chót vót trên thị trường nội địa hiện nay, cho rằng giá tăng là do thương nhân đầu cơ tích trữ.

Tin vắn ngành gạo ngày 16/1

16-1-2018

Indonesia họp khẩn ngành gạo về tình hình giá gạo nội địa. NFA thúc ép NFSC có ý kiến về nhập khẩu 250.000 tấn gạo.

Giá gạo Ấn Độ tăng, giá gạo Việt Nam kết thúc chuỗi ngày đi ngang

15-1-2018

Giá gạo tăng trong tuần vừa qua trên thị trường Ấn Độ tuần qua do Bangladesh tiếp tục tăng mua gạo từ Ấn Độ; trong khi triển vọng hợp đồng với Philippines khiến giá gạo tăng lần đầu tiên trong vòng 3 tuần qua trên thị trường gạo Việt Nam vốn tương đối im ắng trong thời gian gần đây.

Về 10 điểm sửa đổi Nghị định 109 về kinh doanh xuất khẩu gạo

15-1-2018

Dự thảo nghị định thay thế Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo đang được Bộ Công thương hoàn thiện và đệ trình chính phủ phê duyệt. Dự thảo đã được gửi tới một số cơ quan và doanh nghiệp để lấy ý kiến.

Indonesia nhập khẩu 500.000 tấn gạo Thái Lan và Việt Nam để làm dịu giá nội địa

14-1-2018

Bộ trưởng Thương mại Indonesia Enggartiasto Lukita thông báo chính phủ Indonesia sẽ nhập khẩu 500.000 tấn gạo chất lượng trung bình từ Thái Lan và Việt Nam để làm dịu giá gạo nội địa, vốn đã tăng liên tục từ cuối năm 2017 đến nay do thiếu hụt nguồn cung nội địa.

Xuất khẩu gạo Ấn Độ tăng cao kỷ lục do nhu cầu cao của Bangladesh

12-1-2018

Xuất khẩu gạo của Ấn Độ có thể tăng vọt 22% trong năm 2017 lên mức cao kỷ lục 12,3 triệu tấn do nước láng giềng Bangladesh có nhu cầu tăng đột biến sau khi lũ lụt gây thiệt hại nặng nề sản xuất lúa gạo của nước này, theo các nhà chức trách ngành lúa gạo Ấn Độ cho hay.

Thương nhân Philippines ồ ạt nộp hồ sơ xin nhập khẩu gạo

9-1-2018

Cơ quan Thực phẩm Quốc gia Philippines (NFA) cho biết 297 công ty và tổ chức nông dân đã nộp hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu tổng cộng hơn 2 triệu tấn gạo theo cơ chế Lượng tiếp cận tối thiểu (MAV).

Đồng Baht mạnh làm giảm triển vọng xuất khẩu gạo Thái Lan năm 2018

6-1-2018

Theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, xuất khẩu gạo được dự báo giảm trong năm 2018 so với mức cao kỷ lục 11,2 – 11,3 triệu tấn trong năm 2017. Xuất khẩu gạo Thái Lan năm 2017 cao kỷ lục nhờ nhu cầu gạo toàn cầu tăng và khả năng cạnh tranh mạnh của gạo Thái.

Lý do khiến giấc mơ chấm dứt nhập khẩu gạo của Nigeria năm 2018 tan vỡ

6-1-2018

Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari vừa tuyên bố nước này sẽ chấm dứt nhập khẩu gạo từ năm 2018, nhưng giấc mơ này có thể sẽ thành hiện thực nhờ phép màu, do các hoạt động buôn lậu sôi động tại nước này.

Thái Lan, Ấn Độ có thể mất 8 triệu USD mỗi ngày do Nigeria cấm nhập khẩu gạo

5-1-2018

Thái Lan và Ấn Độ, các nhà cung cấp gạo lớn nhất của Nigeria, có thể mất hơn 8 triệu USD mỗi ngày khi Nigeria lên kế hoạch cấm nhập khẩu gạo trong năm 2018.

Giá gạo Ấn Độ tăng do thương nhân Bangladesh mua mạnh

5-1-2018

Giá gạo Ấn Độ tăng trong tuần này do nhu cầu xuất khẩu sang Bangladesh tăng cao và đồng Rupee tăng giá; trong khi các thương nhân Thái Lan đang hướng hy vọng vào các thỏa thuận với Sri Lanka khi sản xuất lúa gạo của nước này bị hạn hán gây thiệt hại nặng.

Nông dân trồng lúa Philippines có thể mất 4 tỷ USD do hội nhập toàn diện kinh tế ASEAN

5-1-2018

Theo nghiên cứu gần đây của OECD, nông dân Philippines có thể phải chịu thiệt hại lên tới 4 tỷ USD do cơ chế thương mại phi thuế đối với gạo trong nội khối ASEAN. Nghiên cứu thực hiện dựa trên 2 kịch bản đến năm 2025: cơ chế thương mại phi thuế và thị trường nội khối mở cửa hoàn toàn. Trong kịch bản thương mại phi thuế, nông dân trồng lúa Philippines sẽ chịu thiệt hại sản xuất ít nhất 2,082 tỷ USD; trong khi theo cơ chế thị trường nội khối mở cửa hoàn toàn, mức thiệt hại sẽ lên đến 3,966 tỷ USD.