LÚA GẠO

Về 10 điểm sửa đổi Nghị định 109 về kinh doanh xuất khẩu gạo

Cập nhật ngày: 15 | 01 | 2018

Dự thảo nghị định thay thế Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo đang được Bộ Công thương hoàn thiện và đệ trình chính phủ phê duyệt. Dự thảo đã được gửi tới một số cơ quan và doanh nghiệp để lấy ý kiến.

Theo Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công thương (MoIT), dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 109 về kinh doanh xuất khẩu gạo đã được Bộ Công thương đệ trình lên chính phủ với 10 điểm cơ bản cho các hoạt động xuất khẩu gạo như sau:

  1. Không bắt buộc thương nhân xuất khẩu gạo sở hữu nhà kho, nhà máy xay xát, bao gồm cơ sở hạ tầng cho gạo và chế biến gạo;
  2. Xóa bỏ các thủ tục kiểm tra và chứng nhận kho, cơ sở xay xát và các nhà máy chế biến gạo do Sở Công thương các tỉnh đảm nhiệm. Các thương nhân sẽ tự công bố thông tin, chịu trách nhiệm đáp ứng các điều kiện kinh doanh và các cơ quan quản lý nhà nước sẽ tiến hành hậu kiểm;
  3. Chỉ các nhà máy xay xát và chế biến gạo, các cơ sở chế biến gạo phải đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định do các cơ quan liên quan ban hành;
  4. Xây dựng các cơ chế để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa giá trị cao, chất lượng cao;
  5. Các sản phẩm gạo hữu cơ và các sản phẩm gạo kháng khuẩn được tự do xuất khẩu mà không có bất cứ hạn chế nào về lượng và không cần ban hành chứng nhận;
  6. Xóa bỏ các quy định yêu cầu thương nhân đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo với Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), quy định các tiêu chí cho đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo;
  7. Dỡ bỏ các quy định thương nhân phải có ít nhất 50% gạo dự trữ trong kho theo hợp đồng đã ký;
  8. Xóa bỏ giá sàn xuất khẩu gạo và quy định tuân thủ giá sàn trong giao dịch và ký kết hợp đồng. Cải cách hành chính, đơn giản hồ sơ và quy trình cấp, tái cấp hoặc điều chỉnh nội dung giấy phép;
  9. Đồng thời, dự thảo cũng giảm quy định dự trữ gạo từ 10% xuống còn 5% lượng gạo mà thương nhân xuất khẩu trong 6 tháng trước đó;
  10. Bổ sung các quy định nhằm khuyến khích và hỗ trợ thương nhân tăng cường hợp tác với nông dân, xây dựng vùng nguyên liệu, đảm bảo chất lượng gạo xuất khẩu; điều chỉnh và bổ sung các điều khoản cụ thể về chế độ báo cáo của thương nhân, các bộ ngành và hải quan để nhanh chóng thu thập thông tin và dữ liệu phục vụ quản lý xuất khẩu nói chung.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam không được phép phân bổ hạn ngạch xuất khẩu được ủy thác cho các thương nhân không có giấy phép xuất khẩu gạo hợp pháp.

Theo FAS USDA (gappingworld.com)

TIN TỨC KHÁC

Indonesia nhập khẩu 500.000 tấn gạo Thái Lan và Việt Nam để làm dịu giá nội địa

14-1-2018

Bộ trưởng Thương mại Indonesia Enggartiasto Lukita thông báo chính phủ Indonesia sẽ nhập khẩu 500.000 tấn gạo chất lượng trung bình từ Thái Lan và Việt Nam để làm dịu giá gạo nội địa, vốn đã tăng liên tục từ cuối năm 2017 đến nay do thiếu hụt nguồn cung nội địa.

Xuất khẩu gạo Ấn Độ tăng cao kỷ lục do nhu cầu cao của Bangladesh

12-1-2018

Xuất khẩu gạo của Ấn Độ có thể tăng vọt 22% trong năm 2017 lên mức cao kỷ lục 12,3 triệu tấn do nước láng giềng Bangladesh có nhu cầu tăng đột biến sau khi lũ lụt gây thiệt hại nặng nề sản xuất lúa gạo của nước này, theo các nhà chức trách ngành lúa gạo Ấn Độ cho hay.

Thương nhân Philippines ồ ạt nộp hồ sơ xin nhập khẩu gạo

9-1-2018

Cơ quan Thực phẩm Quốc gia Philippines (NFA) cho biết 297 công ty và tổ chức nông dân đã nộp hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu tổng cộng hơn 2 triệu tấn gạo theo cơ chế Lượng tiếp cận tối thiểu (MAV).

Đồng Baht mạnh làm giảm triển vọng xuất khẩu gạo Thái Lan năm 2018

6-1-2018

Theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, xuất khẩu gạo được dự báo giảm trong năm 2018 so với mức cao kỷ lục 11,2 – 11,3 triệu tấn trong năm 2017. Xuất khẩu gạo Thái Lan năm 2017 cao kỷ lục nhờ nhu cầu gạo toàn cầu tăng và khả năng cạnh tranh mạnh của gạo Thái.

Lý do khiến giấc mơ chấm dứt nhập khẩu gạo của Nigeria năm 2018 tan vỡ

6-1-2018

Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari vừa tuyên bố nước này sẽ chấm dứt nhập khẩu gạo từ năm 2018, nhưng giấc mơ này có thể sẽ thành hiện thực nhờ phép màu, do các hoạt động buôn lậu sôi động tại nước này.

Thái Lan, Ấn Độ có thể mất 8 triệu USD mỗi ngày do Nigeria cấm nhập khẩu gạo

5-1-2018

Thái Lan và Ấn Độ, các nhà cung cấp gạo lớn nhất của Nigeria, có thể mất hơn 8 triệu USD mỗi ngày khi Nigeria lên kế hoạch cấm nhập khẩu gạo trong năm 2018.

Giá gạo Ấn Độ tăng do thương nhân Bangladesh mua mạnh

5-1-2018

Giá gạo Ấn Độ tăng trong tuần này do nhu cầu xuất khẩu sang Bangladesh tăng cao và đồng Rupee tăng giá; trong khi các thương nhân Thái Lan đang hướng hy vọng vào các thỏa thuận với Sri Lanka khi sản xuất lúa gạo của nước này bị hạn hán gây thiệt hại nặng.

Nông dân trồng lúa Philippines có thể mất 4 tỷ USD do hội nhập toàn diện kinh tế ASEAN

5-1-2018

Theo nghiên cứu gần đây của OECD, nông dân Philippines có thể phải chịu thiệt hại lên tới 4 tỷ USD do cơ chế thương mại phi thuế đối với gạo trong nội khối ASEAN. Nghiên cứu thực hiện dựa trên 2 kịch bản đến năm 2025: cơ chế thương mại phi thuế và thị trường nội khối mở cửa hoàn toàn. Trong kịch bản thương mại phi thuế, nông dân trồng lúa Philippines sẽ chịu thiệt hại sản xuất ít nhất 2,082 tỷ USD; trong khi theo cơ chế thị trường nội khối mở cửa hoàn toàn, mức thiệt hại sẽ lên đến 3,966 tỷ USD.

Iran cấm đăng ký đơn hàng nhập khẩu gạo

3-1-2018

Iran cấm đăng ký đơn hàng nhập khẩu gạo

Xuất khẩu gạo Campuchia năm 2017 thắng lợi

3-1-2018

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Campuchia, xuất khẩu gạo của nước này tăng hơn 17% trong năm 2017 lên 635.600 tấn, so với kim ngạch 542.000 tấn trong năm 2016.

Xuất khẩu gạo Thái Lan cao kỷ lục trong năm 2017

30-12-2017

Theo Bộ Thương mại Thái Lan, xuất khẩu gạo Thái Lan đạt mức cao kỷ lục trong năm 2017, với mức tăng 14,77% lên ít nhất 11,25 triệu tấn tính đến ngày 27/12. Giá xuất khẩu gạo thơm jasmine Thái, hay gạo Hom Mali, rất được ưa chuộng tăng vượt mốc 1.000 USD/tấn.

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2017 vượt kỳ vọng

30-12-2017

Theo Bộ NNPTNT, xuất khẩu gạo Việt Nam trong tháng 12 ước đạt khoảng 400.000 – 450.000 tấn, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam trong cả năm 2017 lên khoảng 5,9 – 6 triệu tấn, tăng hơn 1 triệu tấn so với xuất khẩu gạo năm 2016.