LÚA GẠO

Nông dân trồng lúa Philippines có thể mất 4 tỷ USD do hội nhập toàn diện kinh tế ASEAN

Cập nhật ngày: 05 | 01 | 2018

Theo nghiên cứu gần đây của OECD, nông dân Philippines có thể phải chịu thiệt hại lên tới 4 tỷ USD do cơ chế thương mại phi thuế đối với gạo trong nội khối ASEAN. Nghiên cứu thực hiện dựa trên 2 kịch bản đến năm 2025: cơ chế thương mại phi thuế và thị trường nội khối mở cửa hoàn toàn. Trong kịch bản thương mại phi thuế, nông dân trồng lúa Philippines sẽ chịu thiệt hại sản xuất ít nhất 2,082 tỷ USD; trong khi theo cơ chế thị trường nội khối mở cửa hoàn toàn, mức thiệt hại sẽ lên đến 3,966 tỷ USD.

Giá trị sản xuất lúa gạo hàng năm tại Philippines ước đạt 6 tỷ USD. Philippines hiện vẫn đang phải nhập khẩu gạo từ các nước ASEAN khác với mức thuế ở mức 35%. “ Theo dự báo, thay đổi chính về mức phúc lợi của người tiêu dùng và người sản xuất phụ thuộc vào thực trạng thương mại của nước đó. Các nhà sản xuất của các nước xuất khẩu và những người tiêu dùng của những nước nhập khẩu hưởng lợi từ giảm thuế và tăng hội nhập. Ngược lại, người tiêu dùng các nước xuất khẩu và người sản xuất các nước nhập khẩu bị giảm phúc lợi”.

Theo cơ chế thương mại phi thuế, các nước thành viên ASEAN sẽ xóa bỏ các quy định thuế. Theo cơ chế hội nhập toàn diện, các nước thành viên ASEAN vừa xóa bỏ các quy định thuế lẫn các biện pháp phi thuế. Theo kịch bản thứ hai, sự khác biệt giữa giá nội địa và giá quốc tế trong khu vực này sẽ bị xóa bỏ.

Thiệt hại sản xuất gây ra bởi luồng gạo nhập khẩu giá rẻ hơn từ các nước thành viên ASEAN tràn ngập vào thị trường Philippines. OECD dự báo nhập khẩu gạo của Philippines, vốn chiếm 40% tổng lượng gạo nhập khẩu toàn khu vực, sẽ đạt 2,251 triệu tấn đến năm 2025. Trong đó, 94,62%, tương đương 2,13 triệu tấn, sẽ đến từ các nước thành viên ASEAN.

Theo cơ chế nhập khẩu phi thuế, nhập khẩu gạo của Philippines sẽ tăng thêm 1,2 triệu tấn. Theo kịch bản hội nhập toàn diện, nước này sẽ nhập khẩu thêm 2,6 triệu tấn gạo. “Bất cứ động thái hạ rào cản thương mại nào của nước nhập khẩu sẽ không thể tránh khỏi tỷ lệ tự cung tự cấp thực phẩm của nước đó giảm xuống. Tỷ lệ tự cung tự cấp thực phẩm này có thể giảm khoảng 10% với kịch bản hội nhập toàn diện tại Indonesi và Philippines. Tuy nhiên, phần lớn lượng gạo tiêu thụ tại hai nước này vẫn sẽ đến từ nguồn sản xuất nội bộ – cho thấy ngành gạo nội địa vẫn duy trì các hoạt động cải cách”.

Nghiên cứu của OECD kết luận rằng tăng nhập khẩu gạo sẽ làm giảm tỷ lệ tự cung tự cấp gạo của nước này xuống 80% theo cơ chế nhập khẩu phi thuế và xuống 73% theo cơ chế hội nhập toàn diện. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng Philippines sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu tự cung tự cấp gạo.

Năm 2016, OECD ước tính rằng sản xuất gạo tại Campuchia đến năm 2025 sẽ đạt 13,67 triệu tấn với tổng tiêu dùng gạo nội địa là 15,872 triệu tấn. Tuy nhiên, theo cơ chế nhập khẩu phi thuế, sản xuất gạo của Philippines sẽ bị cắt giảm 441.500 tấn, tương đương khoảng 3%; trong khi tiêu dùng được dự báo tăng 678.200 tấn, tương đương 4%.

Theo cơ chế hội nhập thị trường toàn diện, sản xuất gạo Philippines có thể giảm gần 1 triệu tấn, trong khi tiêu dùng được dự báo tăng 1,577 triệu tấn; tức sản xuất sẽ giảm khoảng 7% và tiêu dùng sẽ tăng khoảng 10%.

Nghiên cứu cũng nhấn mạnh, theo hai kịch bản này, giá gạo của nhà sản xuất tại Philippines sẽ giảm mạnh, là hệ quả của sản xuất nội địa giảm và luồng gạo nhập khẩu giá rẻ tăng.

“Theo kịch bản cơ sở, giá nội địa cao hơn 50% so với giá gạo tại biên giới Malaysia, cho thấy phần nào mức độ bảo hộ do thuế, và còn cao hơn nhiều trong trường hợp Philippines (hơn 100%) và Indonesia (gần 100%). Do vậy, cúc hích lớn cho thương mại khu vực sẽ đến từ tăng cường hội nhập giá hơn là chỉ cải cách chính sách thuế. Việc xóa bỏ mức bảo hộ giá nội địa trên toàn khu vực sẽ tạo nên hiệu ứng giá rất lớn. Theo kịch bản cực đoan hơn – tự do hóa nội khối toàn diện, giá nhà sản xuất tại các nước nhập khẩu – Indonesia, Philippines và Malaysia – sẽ giảm lần lượt 39,3%, 45% và 26,2% so với giá cơ sở”.

Tuy nhiên, theo cả hai kịch bản, nghiên cưu của OECD đều chỉ ra rằng phúc lợi chung của Philippines chuyển biến tích cực khi tiêu dùng gạo tăng sẽ vượt mức thiệt hại mà nông dân Philippines phải gánh chịu.

Nghiên cứu của OECD ước tính theo kịch bản nhập khẩu phi thuế, tiêu dùng gạo tại Philippines đến năm 2025 sẽ đạt 2,51 tỷ USD và theo kịch bản hội nhập toàn diện thì con số này lên tới 5,01 tỷ USD. Do đó, tổng thay đổi phúc lợi trong cả hai kịch bản đều tích cực, lần lượt đạt 80,4 triệu USD và 697 triệu USD.

Các nước thành viên ASEAN đang tìm cách tọa nên một thị trường khu vực chung, hội nhập toàn diện đến năm 2025, bao gồm cải thiện an ninh lương thực là một trong những mục tiêu cơ bản.

Theo Business Mirror (gappingworld.com)

TIN TỨC KHÁC

Iran cấm đăng ký đơn hàng nhập khẩu gạo

3-1-2018

Iran cấm đăng ký đơn hàng nhập khẩu gạo

Xuất khẩu gạo Campuchia năm 2017 thắng lợi

3-1-2018

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Campuchia, xuất khẩu gạo của nước này tăng hơn 17% trong năm 2017 lên 635.600 tấn, so với kim ngạch 542.000 tấn trong năm 2016.

Xuất khẩu gạo Thái Lan cao kỷ lục trong năm 2017

30-12-2017

Theo Bộ Thương mại Thái Lan, xuất khẩu gạo Thái Lan đạt mức cao kỷ lục trong năm 2017, với mức tăng 14,77% lên ít nhất 11,25 triệu tấn tính đến ngày 27/12. Giá xuất khẩu gạo thơm jasmine Thái, hay gạo Hom Mali, rất được ưa chuộng tăng vượt mốc 1.000 USD/tấn.

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2017 vượt kỳ vọng

30-12-2017

Theo Bộ NNPTNT, xuất khẩu gạo Việt Nam trong tháng 12 ước đạt khoảng 400.000 – 450.000 tấn, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam trong cả năm 2017 lên khoảng 5,9 – 6 triệu tấn, tăng hơn 1 triệu tấn so với xuất khẩu gạo năm 2016.

Bangladesh mua 200.000 tấn gạo theo hợp đồng G2G

30-12-2017

Bangladesh mua 200.000 tấn gạo theo hợp đồng G2G

Thị trường gạo trầm lắng vào cuối năm – Bangladesh chờ Ấn Độ giao gạo

28-12-2017

Các thị trường gạo tại các trung tâm sản xuất – tiêu dùng lúa gạo lớn của châu Á đều im ắng trong tuần này, với rất ít giao dịch; trong khi đó, Bangladesh đang chờ các lô hàng gạo giao từ Ấn Độ theo một phần thỏa thuận thông báo trước đó.

Campuchia lựa chọn loại lúa tốt nhất

29-12-2017

Liên đoàn gạo Campuchia (CRF) đã lựa chọn 3 giống lúa tốt nhất Campuchia trong cuộc thi thường niên tổ chức lần thứ hai. Sen kro ob (một giống lúa thơm), phka romduol (cũng thường được gọi với tên phka malis, hay gạo jasmine Campuchia), và một giống lúa IR đã được bình chọn vào nhóm ba giống lúa tốt nhất năm 2017 của Campuchia.

Thái Lan triển khai chiến dịch xúc tiến thương mại gạo chất lượng cao

28-12-2017

Bộ Thương mại Thái Lan đang triển khai một chiến dịch mới mang tên “Think Rice: Think Thailand”, nhằm xúc tiến xuất khẩu gạo chất lượng cao, thay vì tập trung vào gạo thương phẩm thông thường, theo tuyên bố chính thức của thứ trưởng Bộ Thương mại Chutima Bunyapraphasara. Bà cho biết chiến dịch này sẽ bắt đầu từ năm 2018 khi một dự án thử nghiệm để tăng xuất khẩu gạo cao cấp thêm khoảng 200.000 tấn trong 6 tháng đến 1 năm.

Sản lượng gạo của Philippines được dự báo tăng trong niên vụ 2017-18

28-12-2017

Theo dự báo của USDA, sản xuất gạo của Philippines trong niên vụ 2017-18 sẽ tăng do các hạn chế định lượng đối với nhập khẩu gạo, vốn dự kiến hết hiệu lực vào ngày 30/6/2017, vẫn được duy trì khi nước này không sửa đổi các hạn chế định lượng này như hạn định.

Xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2017 giảm 20,1%, gạo tăng 21,9%

28-12-2017

Xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2017 giảm 20,1%, gạo tăng 21,9%

FAO: Triển vọng thị trường gạo năm 2018 vẫn tích cực

26-12-2017

FAO: Triển vọng thị trường gạo năm 2018 vẫn tích cực

Xuất khẩu gạo Myanmar năm 2017-18 cao nhất trong 50 năm

23-12-2017

Xuất khẩu gạo Myanmar năm 2017-18 cao nhất trong 50 năm