CÀ PHÊ

Ở nơi có 400 ha cà phê 20 năm không sử dụng thuốc sâu

Cập nhật ngày: 05 | 01 | 2018

Về xã Lộc Thanh, thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng, chúng tôi không khỏi bất ngờ, bởi đây là xã chuyên canh 1.500ha cà phê, trong đó có khoảng 400ha trong suốt 20 năm không sử dụng thuốc BVTV nhưng năng suất vẫn đạt từ 4 – 6 tấn/ha.

Trồng cỏ trong vườn cà phê để cân bằng hệ sinh thái, nuôi dưỡng thiên địch

Ông Vũ Văn Pháp, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Thanh cho biết, gia đình ông trồng 10 ha cà phê từ năm 1997 đến nay hoàn toàn không sử dụng thuốc sâu, năng suất trung bình đạt 5 tấn nhân/ha/năm. Sự việc bắt đầu từ mô hình trồng cỏ không sử dụng thuốc sâu của KS Trần Thanh Tâm ở cùng xã. Mô hình đã giảm thiểu chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế từ 15 – 20%. Từ đó lan tỏa trong và ngoài xã, đến nay cả xã có trên 600 hộ có thâm niên 20 năm không dùng thuốc sâu trong canh tác cà phê.

KS Trần Thanh Tâm kể, năm 1995 sau khi ra trường anh về quê mua đất trồng cà phê. Sau đó lấy giống cỏ gừng trồng xen cà phê. Sau 3 năm áp dụng phương pháp canh tác mới, đồi cà phê cây nào cây nấy sai trĩu cành, năng suất cao. Thấy cách làm lạ, người dân kéo đến xem và học hỏi và làm theo.

Anh Tâm khẳng định, từ năm 1990 anh hoàn toàn không sử dụng thuốc sâu trong canh tác cà phê, chủ yếu sử dụng phương pháp “thiên địch” để diệt sâu hại. Toàn bộ diện tích cà phê đều nuôi trồng cỏ lá gừng (tên khoa học Axonopus compressus) và cỏ cúc Thái Lan, hay còn gọi là sài đất (tên khoa học Wedelia chinensis).

Mục đích của việc nuôi cỏ nhằm chống xói mòn, giữ độ ẩm, cung cấp chất hữu cơ cho đất. Loại cỏ này phát triển rất mạnh và cho lượng sinh khối rất lớn, có khả năng cải tạo đất rất tốt, cân bằng hệ sinh thái giúp cho giun đất, kiến vàng, bọ rùa, bọ ngựa, ong ký sinh, hệ vi sinh vật có lợi phát triển.

Chính những côn trùng có lợi này sinh ra để tiêu diệt các loại sâu có hại nên không cần sử dụng thuốc sâu. Tuy nhiên khi nuôi trồng cỏ cũng cần lưu ý kỹ thuật phát cỏ, có thể phát toàn bộ diện tích, hoặc phát 1 hàng để 1 hàng. Phát cách mặt đất từ 5 – 10cm, giữ cho mặt đất không bị tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, cà phê sẽ phát triển tốt.

Anh Tâm chia sẻ, làm theo phương pháp nuôi trồng cỏ, không sử dụng thuốc sâu trong vườn cà phê tiết kiệm được rất nhiều chi phí như: không tốn tiền mua phân hữu cơ vì hàng năm nguồn hữu cơ tự nhiên từ cỏ mục cung cấp một lượng rất lớn. Giảm lượng phân vô cơ, giảm và không mất tiền công tưới nước, không mất công đánh bồn, cuốc đất, không mất tiền mua thuốc BVTV, không ảnh hưởng môi trường. Đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế từ 15 – 20%. Một năm đầu tư hết khoảng 15 triệu tiền phân vô cơ cho 1ha, đây là yếu tố rất quan trọng trong việc sản xuất cà phê bền vững.

Tuy nhiên, khi canh tác cũng phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản của hệ thống thâm canh cây cà phê. Từ cây giống, kỹ thuật trồng, canh tác, thu hoạch, tiêu thụ sản phảm… Kỹ thuật bón phân bà con lưu ý: Nên bón phân cân đối, cách bón này đã giúp ngăn ngừa và trị bệnh gỉ sắt trên cây cà phê.

Ngoài ra, cần thường xuyên thăm đồng, khi phát hiện sâu đục thân ở cành cà phê chỉ việc cắt cành (cắt sau chùm cà phê bị đen 10 - 20cm) vứt xuống đất, các loại thiên địch như: kiến, bọ rùa, ong, tự bò tới tiêu diệt con sâu, nên không cần phải dùng thuốc sâu, tốn kém.

Ông Lê Văn Hồng, Bí thư Đảng ủy xã Lộc Thanh xác nhận: Thông tin 20 năm người dân ở địa phương không sử dụng thuốc sâu trong canh tác cà phê là hoàn toàn chính xác. Mô hình này rất hiệu quả và cần được nhân rộng.

Cũng theo ông Hồng, gia đình ông trồng 7ha cà phê từ năm 2000 không sử dụng thuốc sâu, mà dùng “thiên địch” để diệt sâu bệnh, năng suất vẫn đạt 5 tấn/ha/năm. Điều phấn khởi nhất là người dân đã ý thức được tác hại của thuốc sâu đối với chất lượng sản phẩm cà phê, với sức khỏe người lao động. Trước đây cả xã có 5 cửa hàng bán thuốc BVTV. Nhưng do người dân không sử dụng thuốc sâu nên các cửa hàng đều ế ẩm, có nhà phải chuyển qua bán phân bón hoặc kinh doanh mặt hàng khác.

Ông Hồng trăn trở, mặc dù người dân ở địa phương đã 20  năm không sử dụng thuốc sâu trong canh tác cà phê, nhưng chưa có cơ quan hay tổ chức nào công nhận cà phê sạch hay cà phê bền vững gì. Giá bán cà phê không sử dụng thuốc sâu (cà phê sạch) không cao hơn so với các loại cà phê bán trôi nổi ngoài thị trường...

Theo Nông nghiệp Việt Nam

TIN TỨC KHÁC

Xuất khẩu cà phê Ấn Độ tăng 17% trong năm 2017, triển vọng tiêu cực trong năm 2018

6-1-2018

Trong năm 2017, xuất khẩu cà phê Ấn Độ tăng khoảng 17% lên 380.000 tấn và tăng 8% về giá trị lên 958,8 triệu USD. Tại Ấn Độ, hàm lượng cà phê nội địa sử dụng trong cà phê hòa tan đã tăng gần gấp đôi trong năm 2017. Các nhà xuất khẩu nhận định tình hình năm 2018 có thể không tốt như năm 2017 do triển vọng giá và sản lượng nội địa đều không tốt.

Tin vắn ngành cà phê ngày 23/12

23-12-2017

Tin vắn ngành cà phê ngày 23/12

Tái canh cà phê ở khu vực Tây Nguyên: Còn nhiều khó khăn!

22-12-2017

Thời gian qua, quán triệt chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam (Agribank), các chi nhánh Agribank trên địa bàn khu vực Tây Nguyên đã tích cực triển khai chương trình cho vay tái canh cà phê, tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn còn khiêm tốn, quá trình triển khai còn nhiều khó khăn, cần sớm có giải pháp tháo gỡ.

Dự trữ cà phê toàn cầu giảm nhanh hơn dự báo, chạm mức thấp nhất trong 6 năm

19-12-2017

Các kho dự trữ cà phê toàn cầu sẽ giảm nhanh hơn dự báo trước đây và chạm mức thấp nhất trong vòng 6 năm. Dự trữ cà phê tại Mỹ hiện được ghi nhận giảm ở tốc độ nhanh nhất trong 3 năm qua.

Rabobank: Thị trường cà phê toàn cầu sẽ thặng dư trong niên vụ 2018/19

16-12-2017

Theo Rabobank, thị trường cà phê toàn cầu có thể sẽ thặng dư 4,1 triệu bao loại 60kg trong niên vụ 2018/19 do sản xuất tại các nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới là Brazil và Việt Nam bật tăng.

Xuất khẩu cà phê thế giới tăng nhờ sản lượng cà phê châu Phi, châu Á tăng

12-12-2017

Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu cà phê toàn cầu sẽ tăng dần về cuối vụ trong niên vụ hiện tại do sản xuất giảm tại Brazil – nước sản xuất, xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, được bù đắp bởi sản lượng cà phê tăng tại châu Phi, châu Á và Trung Mỹ.

Văn hóa cà phê nở rộ của Trung Quốc, trái ngọt cho Starbucks

8-12-2017

Tại quán cà phê nhỏ của Wu Qiong tại trung tâm Thượng Hải, những hũ thủy tinh đầy cà phê nằm trên quầy bar với một dãy cà phê đang pha, bốc khói phía sau quầy bar.

Comexim: Dự trữ cà phê của Brazil sẽ giảm mạnh trong niên vụ 2017-18

7-12-2017

Dự trữ cà phê cuối kỳ của Brazil – nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới – sẽ giảm hơn một nửa vào cuối niên vụ 2017/18 do giá cao đã khuyến khích hoạt động bán mạnh các lô cà phê cũ, theo báo cáo của nhà giao dịch Comexim gần đây. Comexim dự báo vào cuối niên vụ 2017-18, dự trữ cà phê cuối kỳ của Brazil sẽ ở mức 1,035 triệu bao loại 60kg, giảm từ mức 2,635 triệu bao hồi tháng 6/2017.

Luồng cà phê xuất khẩu từ Brazil, Colombia giảm; giá cà phê tại Mỹ tăng

6-12-2017

Xuất khẩu cà phê từ Brazil giảm và hoạt động thu hoạch trễ hơn thường lệ tại Colombia đã đẩy nhu cầu dự trữ cà phê tại các kho của Mỹ tăng, dẫn đến giá đối với cà phê từ hai nước này trên thị trường cà phê vật chất của Mỹ tăng theo. “Trong khi tình hình tại Colombia sẽ sớm quay trở lại bình thường, tình trạng tại Brazil có vẻ nghiêm trọng hơn”, theo thông tin từ ông Christian Wolthers, chủ tịch kiêm CEO Wolthers Douque, một nhà xuất khẩu cà phê nhân xô cho biết.

Hợp tác công - tư: Góp phần nâng cao giá trị cà phê Việt

18-12-2017

Sau gần 10 năm triển khai mô hình hợp tác công - tư (PPP) trong lĩnh vực cà phê do Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) và Nestlé Việt Nam thực hiện, năng suất cà phê tăng hơn 17% trong giai đoạn 2015-2016; mức thu nhập trung bình của nông dân trồng cà phê tăng lên khoảng 14%. Mô hình PPP đã góp phần tích cực vào thực hiện chuỗi liên kết và phát triển bền vững nhằm đưa Việt Nam trở thành điểm tham chiếu cà phê Robusta trên thế giới.

8.000 ha cà phê ra hoa trái vụ khiến người dân lo lắng

16-12-2017

Sau 2 trận mưa muộn vào tháng 11 và đầu tháng 12, nhiều diện tích cà phê ở tỉnh Kon Tum đã ra hoa trái vụ, khiến việc chăm sóc của người trồng loại cây này gặp nhiều khó khăn. Không chỉ vậy, hậu quả của việc cà phê ra hoa trái vụ còn ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng niên vụ sau.

Nescafé Plan góp phần nâng cao giá trị hạt cà phê Việt Nam

11-12-2017

Ngày Cà phê Việt Nam diễn ra từ ngày 9-11/12/2017 tại Đà Lạt (Lâm Đồng), với nhiều hoạt động liên quan đến chủ đề “năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cho hạt cà phê”.