CÀ PHÊ

Văn hóa cà phê nở rộ của Trung Quốc, trái ngọt cho Starbucks

Cập nhật ngày: 08 | 12 | 2017

Tại quán cà phê nhỏ của Wu Qiong tại trung tâm Thượng Hải, những hũ thủy tinh đầy cà phê nằm trên quầy bar với một dãy cà phê đang pha, bốc khói phía sau quầy bar.

Quán cà phê này – một trong hàng ngàn quán cà phê thời thượng của thành phố này – phản ánh văn hóa cà phê ngày càng phát triển tại Trung Quốc, đang là động lực tăng trưởng chính cho các chuỗi cà phê như Starbucks và thu hút thêm các đối thủ cạnh tranh đặt chân vào thị trường này. “Ở đây có rất nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng cà phê ở Thượng Hải”, theo Wu, 35 tuổi, đồng sáng lập quán cà phê với bạn trai cô mới từ năm 2017, là cửa hàng thứ hai của cặp đôi này. “Mọi người có thể chọn cà phê chuỗi hoặc các quán cà phê đặc sản”.

Starbucks đang thống trị thị trường cà phê chuỗi Trung Quốc và đang tăng trưởng nhanh tại thị trừng này, trong khi thị trường Mỹ đang chịu áp lực ngày càng lớn từ “làn sóng thứ ba” của các nhà bán cà phê đặc sản và những đối thủ có giá rẻ hơn. Chủ tịch điều hành Starbucks Howard Schultz, phát biểu trong lễ khai trương cửa hàng nước ngoài “Reserve Roastery” của Starbucks – bộ phận quán cà phê cao cấp kèm bánh ngọt – cho rằng Trung Quốc đang trên đà trở thành một thị trường “lớn hơn, quyền lực hơn và quan trọng hơn” đối với hoạt động kinh doanh của Starbucks. “Với tầng lớp trung lưu và cơ hội ngày càng rộng mở tại Trung Quốc, thị trường cà phê nước này đang ngày càng phình to”, ông Schultz phát biểu, cho biết thêm rằng Starbucks đang hướng đến đạt mục tiêu 10.000 quán cà phê tại Trung Quốc trong 1 thập kỷ, đuổi kịp thị trường Mỹ về số lượng quán.

Starbucks đang nắm giữ 54,8% thị phần của giá trị thị trường quán cà phê đặc sản 3,81 tỷ USD của Trung Quốc trong năm 2016, bỏ xa các đối thủ là McCafe của McDonald’s Corp và Costa Coffee của Whitbread Plc, dữ liệu của Euromonitor cho thấy. Không giống như tại thị trường Mỹ, thách thức của Starbucks tại thị trường Trung Quốc là truyền thống uống trà của người tiêu dùng nước này, hơn là các đối thủ địa phương. Tuy nhiên, tình hình đang thay đổi. “Hiện chúng tôi nhận thấy rằng ngày càng có nhiều thương hiệu nhỏ và quán cà phê độc lập. Họ đang có mức tăng trưởng bùng nổ”, theo nhà phân tích Yu Limin của Euromonitor tại Thượng Hải nhận định.

Chiếc bánh ngày càng lớn

Chỉ riêng Thượng Hải đã có khoảng 6.500 quán cà phê, với các chuỗi nhỏ, các quán cà phê độc lập và các cửa hàng bánh ngọt cũng tranh giành thị trường cà phê tại đây. Nghiên cứu của Mintel cho thấy thị trường cà phê Thượng Hải có thể tăng từ 60 tỷ NDT trong năm 2017 lên 79 tỷ NDT đến năm 2022.

Các cửa hàng tiện lợi cung cấp thức ăn nóng thu hút nhiều người đến ăn sáng cũng cung cấp kèm cà phê. “Thị trường cà phê và bánh ngọt tại đây ngày càng phình to”, theo Lawrence Ge, người sáng lập Single Patch Coffee, hiện đang vận hành một chuỗi workshop và cà phê tại Thượng Hải và Tô Châu nhận định.

Các chuỗi cà phê quốc tế cùng đang tìm kiếm cơ hội tại thị trường này – bất chấp Starbucks đang chiếm được vị thế tiên phong áp đảo thị trường tại đây. Peet’s Coffee, một chuỗi cà phê thủ công là đối thủ của Starbucks tại Mỹ, đã mở cửa hàng đầu tiên tại Trung Quốc hồi tháng trước và tìm kiếm sự hỗ trợ tại địa phương từ các hãng đầu tư Hillhouse Capital và Sam Su, hiện đang là các nhà đầu tư đứng sau sự tăng trưởng ấn tượng của KFC và Pizza Hut tại Trung Quốc.

“Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi trong năm 2018”, theo Pascal Heritier, giám đốc vận hành của công ty cà phê Ý Massimo Zanetti, cho biết thêm rằng doanh nghiệp đang bán cà phê Boncafe và Segafredo này cũng đã có các cuộc thảo luận với các đối tác địa phương để mở rộng sự hiện diện tại thị trường Trung Quốc. “Không chỉ có chúng tôi mà toàn bộ ngành cà phê đang đổ về Trung Quốc. Đây là tương lai lớn của ngành cà phê”.

Cà phê thủ công

Starbucks đang ráo riết mở rộng tại Trung Quốc, đạt mức tăng trưởng doanh thu 8% trong quý vừa qua và chuẩn bị mua lại đối tác liên doanh tại bờ Đông với giá 1,3 tỷ USD. Đồng thời, Starbucks cũng đang thúc đẩy hoạt động của các quán cà phê cao cấp kèm đồ ăn, đối trọng với các sàn thương mại điện tử phổ biến của Alibaba và Tencent.

Tuy nhiên, theo Zhou Hanwen, nhà phân tích thịt rường tại Thượng Hải, đồng thời tự nhận là “người tiêu dùng cà phê nghiêm túc”, cú hích này của Starbucks vào thị trường cà phê cao cấp có vẻ quá muộn khi người tiêu dùng như cô đang chuyển từ Starbucks sang các quán cà phê thời thượng và nhỏ hơn. “Tôi ưa thích các quán cà phê tĩnh lặng hơn và thường đến các quán này thay vì những nơi ồn ào, ra vẻ nghệ sỹ. Mellower Coffee, quán cà phê cso cái tên như “cơn mưa nhỏ ngọt ngào” có món Americano mà tôi ưa thích”. Zhou cho biết thêm cô cũng thường tự pha cà phê tại nhà – một khuynh hướng mà các nhà phân tích cho rằng đang thách thức các quán cà phê.

Đến nay, ít nhất thì văn hóa cà phê đang bùng nổ tại Trung Quốc có thể là một cú hích hơn là một gánh nặng cho các tên tuổi lớn như Starbucks. “Cạnh tranh rất mạnh và sẽ còn mạnh hơn trong thời gian tới”, ông Schultz thừa nhận. “Nhưng thị trường này rất lớn và cạnh tranh vẫn ở mức chịu đựng được”.

Theo Reuters (gappingworld.com)

TIN TỨC KHÁC

Comexim: Dự trữ cà phê của Brazil sẽ giảm mạnh trong niên vụ 2017-18

7-12-2017

Dự trữ cà phê cuối kỳ của Brazil – nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới – sẽ giảm hơn một nửa vào cuối niên vụ 2017/18 do giá cao đã khuyến khích hoạt động bán mạnh các lô cà phê cũ, theo báo cáo của nhà giao dịch Comexim gần đây. Comexim dự báo vào cuối niên vụ 2017-18, dự trữ cà phê cuối kỳ của Brazil sẽ ở mức 1,035 triệu bao loại 60kg, giảm từ mức 2,635 triệu bao hồi tháng 6/2017.

Luồng cà phê xuất khẩu từ Brazil, Colombia giảm; giá cà phê tại Mỹ tăng

6-12-2017

Xuất khẩu cà phê từ Brazil giảm và hoạt động thu hoạch trễ hơn thường lệ tại Colombia đã đẩy nhu cầu dự trữ cà phê tại các kho của Mỹ tăng, dẫn đến giá đối với cà phê từ hai nước này trên thị trường cà phê vật chất của Mỹ tăng theo. “Trong khi tình hình tại Colombia sẽ sớm quay trở lại bình thường, tình trạng tại Brazil có vẻ nghiêm trọng hơn”, theo thông tin từ ông Christian Wolthers, chủ tịch kiêm CEO Wolthers Douque, một nhà xuất khẩu cà phê nhân xô cho biết.

Hợp tác công - tư: Góp phần nâng cao giá trị cà phê Việt

18-12-2017

Sau gần 10 năm triển khai mô hình hợp tác công - tư (PPP) trong lĩnh vực cà phê do Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) và Nestlé Việt Nam thực hiện, năng suất cà phê tăng hơn 17% trong giai đoạn 2015-2016; mức thu nhập trung bình của nông dân trồng cà phê tăng lên khoảng 14%. Mô hình PPP đã góp phần tích cực vào thực hiện chuỗi liên kết và phát triển bền vững nhằm đưa Việt Nam trở thành điểm tham chiếu cà phê Robusta trên thế giới.

8.000 ha cà phê ra hoa trái vụ khiến người dân lo lắng

16-12-2017

Sau 2 trận mưa muộn vào tháng 11 và đầu tháng 12, nhiều diện tích cà phê ở tỉnh Kon Tum đã ra hoa trái vụ, khiến việc chăm sóc của người trồng loại cây này gặp nhiều khó khăn. Không chỉ vậy, hậu quả của việc cà phê ra hoa trái vụ còn ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng niên vụ sau.

Nescafé Plan góp phần nâng cao giá trị hạt cà phê Việt Nam

11-12-2017

Ngày Cà phê Việt Nam diễn ra từ ngày 9-11/12/2017 tại Đà Lạt (Lâm Đồng), với nhiều hoạt động liên quan đến chủ đề “năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cho hạt cà phê”.

Phát triển cà phê theo mô hình PPP thu nhập tăng thêm 14%

10-12-2017

Phát triển cà phê theo mô hình hợp tác công tư (PPP) giúp làm tăng kích cỡ trái cà phê và phương pháp canh tác giúp cây cà phê khỏe mạnh hơn. Đặc biệt, mức thu nhập trung bình (tính trong 5 năm) của người nông dân trồng cà phê tăng thêm khoảng 14%.

Xuất khẩu cà phê hướng đến bền vững

4-12-2017

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) xuất khẩu cà phê tháng 11/2017 ước đạt 83.000 tấn đạt trị giá 185 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 11 tháng đầu năm 2017 ước đạt 1,27 triệu tấn và 2,89 tỷ USD.

Niềm vui mùa cà phê chín ở Tây Nguyên

4-12-2017

Thời điểm cuối năm cũng là lúc những trái cà phê bắt đầu chuyển từ xanh sang đỏ, báo hiệu vụ mùa bận rộn của nông dân các tỉnh Tây Nguyên. Trên khắp nương rẫy cà phê, nơi đâu cũng bắt gặp sự rộn rã của lời nói tiếng cười.

Xuất khẩu cà phê toàn cầu khởi động chậm chạp trong niên vụ 2017/18

1-12-2017

Xuất khẩu cà phê niên vụ 2017/18 đã bắt đầu vào tháng 10 vừa qua nhưng số liệu từ ICO cho thấy hoạt động giao dịch cà phê khởi động chậm chạp.

Giá cà phê có thể phục hồi trong ngắn hạn

30-11-2017

Theo nhận định của Sucden Financial, giá cà phê có thể phục hồi trong ngắn hạn do thị trường chịu tác động của thâm hụt cung cầu nhưng giai đoạn giá tăng có thể sẽ không kéo dài lâu.

Giá cà phê đang tăng

30-11-2017

Giá cà phê đang tăng

Đắk Lắk có 29 đơn vị tham gia sản xuất cà phê có chứng nhận UTZ

30-11-2017

Theo báo cáo của tổ chức chứng nhận toàn cầu UTZ, 4C tính đến nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 29 đơn vị tham gia sản xuất cà phê có chứng nhận UTZ tăng 6 đơn vị so với năm trước, với tổng diện tích 14.455 nông hộ, diện tích 19.498,33ha và sản lượng 71.607,57 tấn.