Cập nhật ngày:
13 | 10 | 2017
Hôm 11/10 vừa qua, Bangladesh vừa phê chuẩn mua 100.000 tấn gạo trắng từ Myanmar, gạt sang một bên quan hệ ngày một căng thẳng liên quan đến cuộc khủng hoảng tị nạn Rohingya giữa hai nước do chính phủ Bangladesh đang ráo riết giải quyết tình trạng thiếu nguồn cung gạo nội địa. Vốn là nước sản xuất gạo lớn thứ 4 thế giới, Bangladesh đang nổi lên trở thành nước nhập khẩu gạo lớn trong năm 2017 sau khi lũ lụt hàng loạt gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất lúa gạo của nước này.
Hội đồng thua mua ngũ cốc của Bangladesh vừa phê chuẩn thương vụ mua gạo này hôm 11/10, theo thông tin từ Bộ trưởng Thực phẩm Qamrul Islam. Lượng mua gạo là 100,000 tấn với giá 442 USD/tấn, bao gồm phí vận chuyển, bảo hiểm và chi phí dỡ hàng.
Giao dịch lần này với Myanmar là thương vụ giao dịch gạo chính phủ lần đầu tiên giữa hai nước và diễn ra trong bối cảnh quan hệ ngoại giao giữa hai nước đang ngày một căng thẳng. Các lực lượng an ninh của Myanmar đang buộc nửa triệu người Hồi giáo Rohingya ra khỏi bang miền Bắc Rakhine, đốt nhà cửa, mùa màng và làng mạc để ngăn họ quay trở lại, theo văn phòng nhân quyền UN cho biết.
Bangladesh cũng sắp sửa nhập khẩu 250.000 tấn gạo từ Thái Lan và Ấn Độ theo các thỏa thuận gạo chính phủ để tăng cường các kho dự trữ gạo chính phủ và giải quyết tình trạng giá gạo cao.
Chính phủ Bangladesh cũng đã chốt các thương vụ nhập khẩu gạo với Việt Nam và Campuchia , đồng thời tổ chức hàng loạt các đợt đấu thầu nhập khẩu để đạt mục tiêu nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo trong năm tài kháo 2017 sẽ kết thúc vào tháng 6/2018.
Nhu cầu cao từ Bangladesh giúp đẩy giá gạo châu Á tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm vào tháng 6 vừa qua.
Tháng 8/2017, Bangkok hạ thuế nhập khẩu gạo lần thứ 2 trong vòng chưa đầy 2 tháng. Thuế nhập khẩu giảm đã khuyến khích hoạt động nhập khẩu của các nhà giao dịch tư nhân, với phần lớn các giao dịch diễn ra với nước láng giềng Ấn Độ.
Bangladesh sản xuất khoảng 34 triệu tấn gạo hàng năm nhưng tiêu dùng nội địa phần lớn lượng gạo trên cho dân số 160 triệu của nước này. Bangladesh thường phải nhập khẩu để bù đắp thiếu hụt khi xảy ra hạn hán hoặc lũ lụt.
Theo Reuters (gappingworld.com)