Trong thương vụ gạo đầu tiên giữa Ấn Độ và Bangladesh trong những năm gần đây, Ấn Độ sẽ xuất khẩu khoảng 500,000 tấn gạo đồ (parboiled rice - loại gạo đã hấp chín nửa chừng) sang Bangladesh để nước này đáp ứng được nhu cầu nội địa cũng như tạo được nguồn dự trữ.
Các nguồn tin cho biết Chính phủ Ấn độ đã cho phép Hợp tác xã nông nghiệp Nafed xuất khẩu gạo sang Bangladesh. Hiện nay, Bangladesh đang phải đối mặt với sự thiếu hụt 1,5 triệu tấn (mét khối) gạo trong năm nay do vụ mùa thất bát bởi lũ lụt ảnh hưởng nặng trong những tháng gần đây.
Bộ chuyên trách về thực phẩm của Bangladesh đã họp vào 15/10 để quyết định giá gạo và khung thời gian cung cấp gạo từ Ấn Độ. Do gạo xuất khẩu theo hình thức G2G (giữa Chính phủ với Chính phủ), nên sẽ không tổ chức đấu thầu. Khoảng 150,000 tấn gạo đã được xuất khẩu sang Bangladesh qua thương vụ tư nhân trong năm tài chính này.
Nafred mong đợi nguồn gạo đồ từ các bang phía Nam như Chhattisgarh, Bengal và Odisha xuất khẩu tới Bangladesh, do các vùng này có cùng thói quen ăn uống.
Trong khi đó, để tăng nguồn cung gạo trong nước, Bangladesh đã cắt giảm thuế nhập khẩu gạo 2 lần trong vài tháng vừa qua. Hiện tại, thuế nhập khẩu gạo chỉ còn 2%, giảm nhiều so với mức 10% trước đây. Vào tháng 6, thuế nhập khẩu gạo cũng đã giảm từ 25% về mức 10%.
Đầu năm nay, Chính phủ Bangladesh đã đưa ra mục tiêu sản xuất gạo đạt 19,1 triệu tấn, nhưng lũ lụt ở các vùng phía Bắc đã tàn phá khoảng 2 triệu tấn gạo. “Một điều cần lưu ý là quyết định nhập khẩu gạo của Chính phủ không có nghĩa là Bangladesh đang rơi vào tình trạng khủng hoảng. Nguồn dự trữ của Chính phủ cũng như nguồn cung trên thị trường vẫn còn dồi dào”, ông Qamrul Islam, bộ trưởng chuyên trách về thực phẩm của Bangladesh cho biết.
Hiện nay, giá các chủng loại gạo phổ biến ở Bangladesh nằm trong khoảng 50 taka ($0,62), tăng 78% từ mức 28 taka/kg trong khoảng 4 tháng trước.
Khoảng 75% nhu cầu gạo ở Bangladesh là gạo đồ, còn lại là gạo trắng.
Tuy nhiên, giá gạo nội địa của Ấn Độ được dự đoán sẽ “mềm xuống” khi lúa kharif niên vụ 2017-18 (tháng 7-8) đã bắt đầu được giao bán trên thị trường. Ấn Độ đã sản xuất được mức kỉ lục – 110 triệu tấn tạo vào vụ mùa (2016-17), trong khi sản lượng đầu ra năm nay có thể giảm nhẹ bởi lượng lớn ở một số vùng trồng trọt chủ chốt. Ấn độ là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất của Thế giới, với sản lượng xuất khẩu hằng năm đạt hơn 10 triệu tấn trong những năm gần đây.
Các tin thương mại cho biết Ấn Độ có lợi thế trong thương vụ xuất khẩu gạo này, bởi vị trí địa lý gần với Bangladesh so với Việt Nam, Thái Lan và Cam-pu-chia. Vận chuyển từ Ấn Độ đến Bangladesh chỉ mất một ngày theo đường bộ, hoặc 3-4 ngày theo đườn biển.
Nguồn: http://www.financialexpress.com/market/commodities/in-a-first-india-to-export-rice-to-bangladesh-as-neighbouring-country-hit-by-shortfall/881312/
Tin dịch số 3_Tháng 10
Lần đầu tiên Ấn Độ xuất khẩu gạo sang Bangladesh, do nước láng giềng này bị thiếu hụt gạo
Hiện tại, Bangladesh đang đối mặt với mức sụt giảm 1.5 triệu tấn (mét khối) gạo trong năm nay do vụ mùa thất bát bởi lũ lụt ảnh hưởng nặng trong những tháng gần đây
Trong thương vụ gạo đầu tiên giữa Ấn Độ và Bangladesh trong những năm gần đây, Ấn Độ sẽ xuất khẩu khoảng 500,000 tấn gạo đồ (parboiled rice - loại gạo đã hấp chín nửa chừng) sang Bangladesh để nước này đáp ứng được nhu cầu nội địa cũng như tạo được nguồn dự trữ.
Các nguồn tin cho biết Chính phủ Ấn độ đã cho phép Hợp tác xã nông nghiệp Nafed xuất khẩu gạo sang Bangladesh. Hiện nay, Bangladesh đang phải đối mặt với sự thiếu hụt 1,5 triệu tấn (mét khối) gạo trong năm nay do vụ mùa thất bát bởi lũ lụt ảnh hưởng nặng trong những tháng gần đây.
Bộ chuyên trách về thực phẩm của Bangladesh đã họp vào 15/10 để quyết định giá gạo và khung thời gian cung cấp gạo từ Ấn Độ. Do gạo xuất khẩu theo hình thức G2G (giữa Chính phủ với Chính phủ), nên sẽ không tổ chức đấu thầu. Khoảng 150,000 tấn gạo đã được xuất khẩu sang Bangladesh qua thương vụ tư nhân trong năm tài chính này.
Nafred mong đợi nguồn gạo đồ từ các bang phía Nam như Chhattisgarh, Bengal và Odisha xuất khẩu tới Bangladesh, do các vùng này có cùng thói quen ăn uống.
Trong khi đó, để tăng nguồn cung gạo trong nước, Bangladesh đã cắt giảm thuế nhập khẩu gạo 2 lần trong vài tháng vừa qua. Hiện tại, thuế nhập khẩu gạo chỉ còn 2%, giảm nhiều so với mức 10% trước đây. Vào tháng 6, thuế nhập khẩu gạo cũng đã giảm từ 25% về mức 10%.
Đầu năm nay, Chính phủ Bangladesh đã đưa ra mục tiêu sản xuất gạo đạt 19,1 triệu tấn, nhưng lũ lụt ở các vùng phía Bắc đã tàn phá khoảng 2 triệu tấn gạo. “Một điều cần lưu ý là quyết định nhập khẩu gạo của Chính phủ không có nghĩa là Bangladesh đang rơi vào tình trạng khủng hoảng. Nguồn dự trữ của Chính phủ cũng như nguồn cung trên thị trường vẫn còn dồi dào”, ông Qamrul Islam, bộ trưởng chuyên trách về thực phẩm của Bangladesh cho biết.
Hiện nay, giá các chủng loại gạo phổ biến ở Bangladesh nằm trong khoảng 50 taka ($0,62), tăng 78% từ mức 28 taka/kg trong khoảng 4 tháng trước.
Khoảng 75% nhu cầu gạo ở Bangladesh là gạo đồ, còn lại là gạo trắng.
Tuy nhiên, giá gạo nội địa của Ấn Độ được dự đoán sẽ “mềm xuống” khi lúa kharif niên vụ 2017-18 (tháng 7-8) đã bắt đầu được giao bán trên thị trường. Ấn Độ đã sản xuất được mức kỉ lục – 110 triệu tấn tạo vào vụ mùa (2016-17), trong khi sản lượng đầu ra năm nay có thể giảm nhẹ bởi lượng lớn ở một số vùng trồng trọt chủ chốt. Ấn độ là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất của Thế giới, với sản lượng xuất khẩu hằng năm đạt hơn 10 triệu tấn trong những năm gần đây.
Các tin thương mại cho biết Ấn Độ có lợi thế trong thương vụ xuất khẩu gạo này, bởi vị trí địa lý gần với Bangladesh so với Việt Nam, Thái Lan và Cam-pu-chia. Vận chuyển từ Ấn Độ đến Bangladesh chỉ mất một ngày theo đường bộ, hoặc 3-4 ngày theo đườn biển.
Dịch từ Financial Express