CÀ PHÊ

Chính sách ngành hàng cà phê

Cập nhật ngày: 21 | 02 | 2017

Tổng quan một số chính sách quan trọng của ngành hàng cà phê Việt Nam

Chính sách định hướng chung, nhằm định hướng cho ngành hàng cà phê Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững theo hướng nâng cao giá trị gia tăng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành hàng cà phê Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Đề án Nâng cao GTGT hàng NLTS trong CB và giảm tổn thất sau thu hoạch (13/5/2014); Đề án phát triển cà phê bền vững đến 2020 - Bộ NN&PTNT (1/8/2014); Đề án tái canh cà phê Tây Nguyên 2014-2020 - Bộ NN&PTNT (21/10/2014). Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ngày 10/6/2013, trong đó cà phê là mặt hàng chiến lược cần đẩy mạnh trong các hoạt động tái cơ cấu.

Đề án phát triển cà phê bền vững đến 2020: Diện tích khoảng 600 ngàn ha (80% diện tích Bền vững), Năng suất đạt 2,7 tấn/ha, sản lượng 1,6 triệu tấn/năm; Giá trị sản lượng/1 ha trung bình khoảng 120 triệu đồng, tỷ lệ cà phê chế biến ướt đạt 30%, tỷ lệ hòa tan, rang xay chiếm 25% sản lượng và kim ngạch xuất khẩu đạt 3,8 – 4,2 tỷ USD/năm

Quy hoạch phát triển ngành hàng cà phê Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030: Diện tích 2020 là khoảng 500 ngàn ha, đến năm 2030 là 477 ngàn ha, sản lượng 2020 là 1,1 triệu tấn,  Công suất chế biến đến 2020 là 125.000 tấn, và năm 2030 là 135.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 2020 đạt 2,1-2,2 tỷ USD và 2030 sẽ trên 2,2 tỷ USD.

Về chính sách hỗ trợ sản xuất, chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ hoạt động sản xuất cà phê, cụ thể là hoạt động tái canh cà phê trong 2 năm gần đây như: quy trình tái canh cà phê vối theo Quyết định số 273/QĐ-TT-CCN ngày 03/7/2013, Bộ NN và PTNT đã phê duyệt định mức kinh tế kỹ thuật trồng tái canh cà phê vối (Quyết định 340/QĐ-BNN-TT ngày 23 tháng 02 năm 2013), NHNN dành sẵn gói tín dụng 12.000 tỷ đồng hỗ trợ cho 5 tỉnh Tây Nguyên phục vụ chương trình tái canh cà phê; Bộ nông nghiệp chỉ đạo thành lập ban chỉ đạo tái canh cà phê (Quyết định số 2927/QĐ-BNN-TCCB ngày 11/12/2013). Ban hành đề án tái canh cà phê các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020. Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1685/VPCP-KTTH ngày 12/3/2015 của Văn phòng Chính phủ về việc cho vay tái canh và phê tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam vừa ban hành Công văn số 3227/NHNN-TD hướng dẫn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam triển khai chính sách cho vay tái canh cà phê tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2020 và Công văn số 3228/NHNN-TD về việc triển khai chính sách cho vay tái canh cà phê tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2020.

Bên cạnh các chính sách hỗ trợ tái cơ cấu, chính phủ cũng đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ đầu vào (thủy lợi phí, giống, phân bón...) như: Nghị quyết số 55/2010/QH12 miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN), kèm theo Nghị định số 20/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12; Nghị định số 67/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP có đề cập đến miễn thủy lợi phí cho các hộ gia đình, cá nhân có đất, mặt nước dùng vào sản xuất nông nghiệp; Thông tư số 41/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003.

Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT, Thông tư số 219/2013/TT- BTC hướng dẫn thi hành nghị định nhằm giảm thuế giá trị gia tăng đối với các đầu vào then chốt cho sản xuất nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, thức ăn chăn nuôi và thủy sản xuống 5%; Thông tư số 02/VBHN-BCT ngày 23/01/2014 của Bộ Công thương thay thế cho Thông tư số 07/2004/TT-BTM ngày 26/08/2004 của Bộ Thương mại miễn thuế nhập khẩu đối với các loại nguyên liệu sản xuất, vật tư nhập khẩu phục vụ nuôi trồng nông, lâm, thủy sản, làm muối, sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới nhập khẩu.

Nhằm hướng đến nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cà phê gắn với phát triển bền vững, Nhà nước cũng đưa ra nhiều hỗ trợ cho việc sản xuất theo tiêu chuẩn VGAP, GAP như Sản xuất theo tiêu chuẩn như UTZ, 4C, GAP… theo (Thông tư 75/2009/TT-BNNPTNT quy chuẩn ATVSTP trong sản xuất nông sản, Quyết định 86/2007/QĐ-BNN, tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4193:2005 trong kiểm tra chất lượng cà phê nhân xuất khẩu. Thông tư 03/2010/TT-BNNPTNT tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia TCVN 4193:2005  đối với cà phê nhân. Quyết định 1415/QĐ-BKHCN, ngày 12/6/2014 về TCVN 4193:2014 cà phê nhân. Quyết định 01/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành,  Chỉ thị 1311/CT-BNN-TT năm 2012 đẩy mạnh ứng dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong sản xuất trồng trọt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, Thông tư 54/2014/TT-BNNPTNT, Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT, Thông tư 53/2012/TT-BNNPTNT liên quan tới sản xuất theo GAP trong nông nghiệp).

Chính sách đổi mới thể chế là một trong những ưu tiên của Chính phủ trong những năm vừa qua và cũng đã góp phần rất lớn cho sự phát triển bền vững của ngành cà phê. Một số công việc đã làm được như: (1) Thành lập Ban điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam (Quyết định 1729/QĐ-BNN-TCCB ngày 30/7/2013); (2) Thành lập Chi hội người SX cà phê các tỉnh; (3) Cơ cấu lại DN nhà nước, nâng cao năng lực cạnh tranh DN trong nước; (4) Tư vấn xây dựng mới, củng cố mô hình HTX cà phê Tây Nguyên (Quyết định 710/QĐ-BNN-KTHT, ngày 10/4/2014 và 1443/QĐ-BNN 27/6/2014);  (5) Thí điểm PPP trong sản xuất giống, thủy lợi, chế biến; (6) Nghiên cứu chọn tạo, ứng dụng giống, hệ thống tưới tiết kiệm, Nghiên cứu bản đồ hiện trạng và nguyên nhân gây chết trong tái canh, Nghiên cứu xây dựng quy trình tái canh, quy trình thâm canh theo GAP (Quyết định 986/QĐ-BNN-KHCN, ngày 09/05/2014 về thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng KHCN cho Tái cơ cấu nông nghiệp).

Về mục tiêu giảm tốn thất sau thu hoạch và gia tăng giá trị, Chính phủ cũng ra đã các chính sách như Quyết định 68/2013/QĐ-TTg 14/11/2013,Thông tư 13/2014/TT-NHNN, Thông tư 08/2014/TT-BNNPTNT hỗ trợ giảm tổn thất NN, Đề án nâng cao GTGT hàng NLTS trong CB và giảm tổn thất sau thu hoạch (13/5/2014). Hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch theo (Quyết định 497/2009/QĐ-TTg và 2213/2009/QĐ-TTg, Thông tư 09/2009/TT-NHNN, Thông tư 02/2010/TT-NHNN, Quyết định 329/2010/QĐ-NHNN về hỗ trợ lãi suất mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Thông tư 188/2012/TT-BTC, Thông tư 89/2014/TT-BTC hỗ trợ lãi suất vay vốn thực hiện chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch).

Về chính sách thương mại, hoạt động chế biến thương mại trong những năm qua cũng đang rất được quan tâm. Nhiều chính sách hỗ trợ như: hỗ trợ 3 tỷ/dự án cho các dự án chế biến để xây dựng CSHT giao thông, điện, nước, nhà xưởng, xử lý chất thải, mua thiết bị; Gia hạn thời gian vay vốn lên tối đa 36 tháng cho xuất khẩu cà phê; Hỗ trợ cho vay mua máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch tối đa 100% giá trị, 100% lãi suất  2 năm đầu và 50% năm thứ 3; Bỏ thuế VAT 5% đối với một số mặt hàng trong đó có cà phê; Quản lý hệ thống thu mua; Nâng cao công nghệ sơ chế; Xây dựng hệ thống tiêu thụ cà phê hiện đại (sàn giao dịch cà phê), phát triển thị trường trong nước; Đẩy mạnh thông tin, dự báo ngành hàng, XTTMMột số chính sách điển hình như Nghị định 210/2013/NĐ-CP về Khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, Nghị định 209/2013/NĐ-CP quy định, hướng dẫn thi hành 1 số điều của luật thuế GTGT, Nghị định 133/2013/NĐ-CP về sửa đổi NĐ 54/2013/NĐ-CP về đầu tư và tín dụng XK, Quyết định 57/2010/QĐ-TTg miễn thuế thuê đất với dự án xây dựng kho tạm trữ nông sản (cà phê), Quyết định 3848/2010/QĐ-BCT cung cấp thông tin thị trường phục vụ tiêu thụ nông sản, Đề án phát triển cà phê bền vững đến 2020.

Về xúc tiến thương mại, ngày 30/9/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1684/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược Hội nhập kinh tế Quốc tế ngành Nông nghiệp và PTNT”, tập trung vào các ngành hàng nông sản lớn gồm lúa gạo, rau quả, thủy sản, cà phê, chè, cao su, điều, hồ tiêu, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, chăn nuôi... trong đó có đề cập đến các giải pháp chung và cụ thể thúc đẩy phát triển thị trường chính của các ngành hàng này.

Về chính sách về liên kết sản xuất, để tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp – nông dân, tháng 10/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg về chính sách phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Quyết định này quy định một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước nhằm khuyến khích liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản thuộc các dự án cánh đồng lớn theo quy hoạch và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung ưu đãi với từng đối tượng cụ thể như sau:

Nội dung ưu đãi, hỗ trợ đối với doanh nghiệp gồm: i) Được miễn tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất khi được nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất để thực hiện các dự án xây dựng nhà máy chế biến, kho chứa, nhà ở cho công nhân, nhà công vụ phục vụ cho dự án cánh đồng lớn; ii) Ưu tiên tham gia thực hiện các hợp đồng xuất khẩu nông sản hoặc chương trình tạm trữ nông sản của Chính phủ; iii) Hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện quy hoạch, cải tạo đồng ruộng, hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, hệ thống điện phục vụ sản xuất nông nghiệp trong dự án cánh đồng lớn; iv) Hỗ trợ tối đa 50% kinh phí tổ chức đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân sản xuất nông sản theo hợp đồng, bao gồm chi phí về tài liệu, ăn, ở, đi lại, tổ chức lớp học.

Nội dung ưu đãi đối với tổ chức đại diện của nông dân gồm: i) Được miễn tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất khi được nhà nước giao đất hoặc cho thuê để thực hiện xây dựng cơ sở sấy, chế biến, kho chứa phục vụ cho dự án cánh đồng lớn; ii) Ưu tiên tham gia thực hiện các hợp đồng xuất khẩu nông sản hoặc chương trình tạm trữ nông sản của Chính phủ; iii) Hỗ trợ tối đa 30% trong năm đầu và 20% năm thứ 2 chi phí thực tế về thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, thuê máy để thực hiện dịch vụ bảo vệ thực vật chung cho các thành viên; iv) Hỗ trợ một lần tối đa 50% kinh phí tổ chức tập huấn cho cán bộ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về quản lý, hợp đồng kinh tế, kỹ thuật sản xuất; bao gồm chi phí về ăn, ở, mua tài liệu, học phí theo mức quy định của cơ sở đào tạo; v) Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí tổ chức tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân sản xuất nông sản theo hợp đồng; bao gồm chi phí về tài liệu, ăn, ở, đi lại, thuê hội trường, thù lao giảng viên, tham quan.

Nội dung ưu đãi đối với nông dân gồm: i) Được tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất và thông tin thị trường miễn phí liên quan đến loại sản phẩm tham gia cánh đồng lớn; ii) Được hỗ trợ một lần tối đa 30% chi phí mua giống cây trồng có phẩm cấp chất lượng từ giống xác nhận trả lên để gieo trồng vụ đầu tiên trong dự án cánh đồng lớn; iii) Được hỗ trợ 100% kinh phí lưu kho tại doanh nghiệp, thời hạn tối đa là 3 tháng trong trường hợp Chính phủ thực hiện chủ trương tạm trữ nông sản.

 

 

AGROINFO

TIN TỨC KHÁC

Sản xuất cà phê khép kín

11-1-2017

Với bí quyết làm giàu bằng cách sản xuất cà phê khép kín, anh Mai Văn Dũng (ở xã Gia Lâm, Lâm Hà, Lâm Đồng) đã kiếm về cho mình 400 triệu đồng/tháng.

LÀM GIÀU TỪ VƯỜN CÀ PHÊ GIÀ CỖI

10-1-2017

Anh Đinh Công Vi (dân tộc Mường, ngụ tại thôn 8, xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin) là một trong những nông dân điển hình trong việc thâm canh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc trên chính mảnh vườn cà phê già cỗi của mình để làm giàu.

Làm giàu nhờ nuôi thú lạ: Nuôi chồn lấy… cà phê

9-2-2017

Tại Buôn Ma Thuột, nghề nuôi chồn lấy cà phê đã xuất hiện. “Cà phê chồn”, loại hạt cà phê lấy từ phân chồn hương thải ra sau khi ăn quả cà phê.

Khởi nghiệp với cà phê sạch

5-2-2017

Sau khi tốt nghiệp THPT vào năm 2008, bạn Lê Văn Hoàng (SN 1990) ở phường Nghĩa Tân (Gia Nghĩa) quyết định theo học nghề pha chế tại TP. Hồ Chí Minh. Ra trường, Hoàng được nhận vào làm tại một cơ sở kinh doanh với thu nhập khá ổn định. Tuy nhiên, với tình yêu và niềm đam mê cà phê, Hoàng quyết tâm về địa phương mở cơ sở sản xuất và chế biến cà phê “sạch” phục vụ thị trường, người tiêu dùng.

Khởi nghiệp quán cà phê với 50 triệu

4-2-2017

Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ muốn làm chủ công việc của mình. Ước nguyện của các bạn là khởi nghiệp thành công. Nếu chỉ có số vốn 50 triệu đồng, liệu bạn có thể mở ra kinh doanh quán cafe? kinhdoanhcafe.com xin đưa ra lời tư vấn như sau. Thiết nghĩ bài viết rất hữu ích cho những ai muốn khởi nghiệp kinh doanh quán cafe với 50 triệu đồng.

Thủ tục xuất khẩu và kinh doanh cà phê hạt tại thị trường Nhật Bản

1-2-2017

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam, đứng sau thị trường Hoa Kỳ và trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản trong tháng 6/2014 đạt trên 1,17 tỷ USD, giảm 5,4 so với tháng tháng 5/2014; đưa tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong 2 quí đầu năm 2014 đạt trên 7,21 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trồng lạc dại trong vườn cà phê

23-1-2017

Theo các công trình nghiên cứu và thử nghiệm Viện KHKT Nông Lâm Nghiệp Tây nguyên đã phát triển mô hình trồng lạc dại trồng che phủ đất trong các vườn cà phê, tiêu…. Đây là loài cây có thời gian sinh trưởng khá dài, từ 1 – 5 năm và có khả năng chống xói mòn, khống chế sự phát triển cỏ dại để lại nguồn hữu cơ cho đất và cây trồng.Trồng lạc dại cũng góp phần giảm sâu bệnh, nấm bệnh,tuyến trùng trên diện tích cà phê tái canh và kinh doanh. Cây lạc dại khi ra hoa sẽ thu hút côn trùng đến hút mật và thụ phấn cho hoa, trong đó đa số là côn trùng có ích…

Trồng bơ xen cà phê

22-1-2017

Nhờ trồng loại cây này nhiều gia đình thoát nghèo vươn lên làm giàu, điển hình là anh Nguyễn Đăng Trung ở xã Lộc Đức, huyện Bảo Lâm, anh không chỉ giỏi về canh tác cây bơ mà còn đi tiên phong ghép giống bơ đầu dòng tạo ra thế hệ bơ mới có năng suất và chất lượng cao.

Mô hình xen canh tiêu và cây cà phê

22-1-2017

Mô hình xen canh cây tiêu và cây cà phê đang được nhiều hộ dân trên địa bàn Tây Nguyên và các tỉnh lân cận áp dụng và cho hiệu quả kinh tế ổn định, bài viết này chúng tôi gửi đến các bạn một số mô hình xen canh, ưu và nhược điểm của việc xen canh tiêu cà phê.

Mô hình trồng cà phê mới "Ba lớp giống hai tầng cấy"

21-1-2017

Vườn cà phê thử nghiệm “ba trong một” của hộ nông dân Nguyễn Xuân Bách tại xã Lộc Tân (Bảo Lâm - Lâm Đồng) cho kết quả khả quan.

Mô hình trồng cà phê kết hợp nuôi gà

20-1-2017

Những năm gần đây nghề trồng cây cà phê gặp nhiều khó khăn về khí hậu thời tiết cho tới giá cả, để đảm bảo thu nhập những hộ nông dân ở Đăk Nông đã mạnh dạn đầu tư nuôi gà thả vườn dưới tán cà phê và cho lợi nhuận lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Nhiều vườn cà phê ở huyện Tuy Đức, Đăk Rlấp Đăk Song, Đăk Glong, Krong Nô không chỉ rộn ràng cảnh thu hái cà phê, mà còn bận rộn xuất bán gà thả vườn cho thương lái. Rất nhiều những xe hàng từ tphcm, Đồng Nai tìm tới những nhà vườn để thu mua gà sống.

Hiệu quả từ mô hình trồng cà phê xen canh

20-1-2017

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều mô hình cây công nghiệp cà phê, hồ tiêu xen với cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là trong tình hình giá cà phê không ổn định, biến đổi khí hậu đang diễn ra gay gắt...