CÀ PHÊ

Sản xuất cà phê khép kín

Cập nhật ngày: 11 | 01 | 2017

Với bí quyết làm giàu bằng cách sản xuất cà phê khép kín, anh Mai Văn Dũng (ở xã Gia Lâm, Lâm Hà, Lâm Đồng) đã kiếm về cho mình 400 triệu đồng/tháng.

Lập nghiệp khó khăn

Quyết định cùng gia đình vào lập nghiệp ở Lâm Hà (Lâm Đồng), anh Dũng đã gắn bó, vất vả với cây cà phê đã hơn 10 năm nay. Tuy nhiên, cứ mỗi vụ thu hoạch đến, kinh tế của gia đình anh cũng chẳng khấm khá hơn là bao. Bởi khi thu hoạch thì giá cả thất thường, câu chuyện được mùa thì mất giá cứ tuần hoàn diễn ra, giá cao nhất anh Dũng cũng chỉ thu được khoàng 40 -50 triệu đồng/vụ. Chưa kể những lúc gia đình anh và các hộ khác trồng cà phê ở đây còn bị thương lái ép giá nên đã khó càng thêm khó.

Đứng trước khó khăn kinh tế của gia đình sau mỗi vụ thu hoạch, anh Dũng suy nghĩ mình cần làm điều gì đó để cải thiện kinh tế gia đình và nhất là làm giàu trên mảnh đất đỏ cao nguyên đã gắn bó hơn 10 mùa mưa nắng. Sau một thời gian tự mày mò học hỏi, nghiên cứu, anh DŨng nhanh chóng nhận ra rằng chỉ có sản xuất cà phê thành phẩm mới đảm bảo được lợi nhuận, tăng thêm thu nhập cho gia đình mình.

Tìm được hướng đi mới, anh Dũng nhanh chóng bắt tay vào sản xuất cà phê thành phẩm để bán ra thị trường. Qua các thông tin về kĩ thuật rang xay cà phê mà mình tìm được trên sách, báo kết hợp với những kinh nghiệm của bản thân anh và mọi người xung quanh đã giúp có những kiến thức ban đầu quan trọng để anh Dũng bắt tay chế biến cà phê thành phẩm.

Bên cạnh đó, với tiêu chí sản phẩm cà phê của mình làm ra phải là cà phê nguyên chất, có hương vị tự nhiên, không sử dụng hóa chất, hương liệu để sản xuất và sản phẩm phải sạch, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Nên khi bắt đầu thực hiện anh gặp rất nhiều những khó khăn để sản xuất ra loại cà phê mà mình mong muốn. Nhưng sau một thời gian vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm, anh Dũng ngày càng hoàn thiện hơn sản phẩm cà phê mà mình làm ra với chất lượng và mẫu mã tốt nhất.

“Trái ngọt” thành công

Sản phẩm cà phê thành phẩm đã làm ra nhưng đi đâu để tiêu thụ, ai sẽ đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm của mình trở thành vấn đề lớn với anh Dũng. Để trả lời cho những câu hỏi tìm đầu ra cho sản phẩm anh Dũng phải chạy xe máy từ Lâm Hà đến Đức Trọng, TP Đà Lạt, TP Bảo Lộc… dừng lại ở mỗi quán tạp hóa, mỗi quán cà phê để giới thiệu sản phẩm của mình.

Bằng những cố gắng không ngừng nghỉ của mình, ban đầu anh chỉ bán được 30-40kg mỗi tháng, dần dần sản lượng cà phê mà anh bán được tăng lên đến 1.200- 2.000kg, đem lại cho gia đình anh lượng thu nhập đáng kế.  Đến tháng 4/2013, anh Dũng quyết định gom hết vốn liếng, vay mượn thêm anh em, họ hàng đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua máy móc, thiết bị tự động để mở rộng quy mô sản xuất. Nhờ vậy hiện tại, mỗi tháng gia đình anh bán được trên 3 tấn cà phê bột thành phẩm với giá dao động từ 100-150 ngàn đồng/kg, giúp anh thu về gần 400 triệu đồng. Đặc biệt, sản phẩm cà phê của anh Dũng đã được Viện Thực phẩm Việt Nam trao tặng danh hiệu “Cúp vàng Thực phẩm sạch, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng năm 2015”.

Không chỉ giúp kinh tế gia đình mình khấm khá hơn, anh Dũng còn thu mua cà phê cho bà con nông dân trong vùng, với số lượng hàng chục tấn cà phê nhân mỗi năm. Đảm bảo cho hạt cà phê địa phương không bị thương lái ép giá, đồng thời tạo thêm việc làm cho lao động trong vùng. Trong tương lai, anh Dũng dự định xây dựng một gian trưng bày để thu hút du khách và các nhà đầu tư với sản phẩm cà phê thành phẩm, tìm cơ hội đưa thương hiệu cà phê của anh tiếp cận nhiều khách hàng hơn nữa.

AGROINFO

TIN TỨC KHÁC

LÀM GIÀU TỪ VƯỜN CÀ PHÊ GIÀ CỖI

10-1-2017

Anh Đinh Công Vi (dân tộc Mường, ngụ tại thôn 8, xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin) là một trong những nông dân điển hình trong việc thâm canh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc trên chính mảnh vườn cà phê già cỗi của mình để làm giàu.

Làm giàu nhờ nuôi thú lạ: Nuôi chồn lấy… cà phê

9-2-2017

Tại Buôn Ma Thuột, nghề nuôi chồn lấy cà phê đã xuất hiện. “Cà phê chồn”, loại hạt cà phê lấy từ phân chồn hương thải ra sau khi ăn quả cà phê.

Khởi nghiệp với cà phê sạch

5-2-2017

Sau khi tốt nghiệp THPT vào năm 2008, bạn Lê Văn Hoàng (SN 1990) ở phường Nghĩa Tân (Gia Nghĩa) quyết định theo học nghề pha chế tại TP. Hồ Chí Minh. Ra trường, Hoàng được nhận vào làm tại một cơ sở kinh doanh với thu nhập khá ổn định. Tuy nhiên, với tình yêu và niềm đam mê cà phê, Hoàng quyết tâm về địa phương mở cơ sở sản xuất và chế biến cà phê “sạch” phục vụ thị trường, người tiêu dùng.

Khởi nghiệp quán cà phê với 50 triệu

4-2-2017

Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ muốn làm chủ công việc của mình. Ước nguyện của các bạn là khởi nghiệp thành công. Nếu chỉ có số vốn 50 triệu đồng, liệu bạn có thể mở ra kinh doanh quán cafe? kinhdoanhcafe.com xin đưa ra lời tư vấn như sau. Thiết nghĩ bài viết rất hữu ích cho những ai muốn khởi nghiệp kinh doanh quán cafe với 50 triệu đồng.

Thủ tục xuất khẩu và kinh doanh cà phê hạt tại thị trường Nhật Bản

1-2-2017

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam, đứng sau thị trường Hoa Kỳ và trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản trong tháng 6/2014 đạt trên 1,17 tỷ USD, giảm 5,4 so với tháng tháng 5/2014; đưa tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong 2 quí đầu năm 2014 đạt trên 7,21 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trồng lạc dại trong vườn cà phê

23-1-2017

Theo các công trình nghiên cứu và thử nghiệm Viện KHKT Nông Lâm Nghiệp Tây nguyên đã phát triển mô hình trồng lạc dại trồng che phủ đất trong các vườn cà phê, tiêu…. Đây là loài cây có thời gian sinh trưởng khá dài, từ 1 – 5 năm và có khả năng chống xói mòn, khống chế sự phát triển cỏ dại để lại nguồn hữu cơ cho đất và cây trồng.Trồng lạc dại cũng góp phần giảm sâu bệnh, nấm bệnh,tuyến trùng trên diện tích cà phê tái canh và kinh doanh. Cây lạc dại khi ra hoa sẽ thu hút côn trùng đến hút mật và thụ phấn cho hoa, trong đó đa số là côn trùng có ích…

Trồng bơ xen cà phê

22-1-2017

Nhờ trồng loại cây này nhiều gia đình thoát nghèo vươn lên làm giàu, điển hình là anh Nguyễn Đăng Trung ở xã Lộc Đức, huyện Bảo Lâm, anh không chỉ giỏi về canh tác cây bơ mà còn đi tiên phong ghép giống bơ đầu dòng tạo ra thế hệ bơ mới có năng suất và chất lượng cao.

Mô hình xen canh tiêu và cây cà phê

22-1-2017

Mô hình xen canh cây tiêu và cây cà phê đang được nhiều hộ dân trên địa bàn Tây Nguyên và các tỉnh lân cận áp dụng và cho hiệu quả kinh tế ổn định, bài viết này chúng tôi gửi đến các bạn một số mô hình xen canh, ưu và nhược điểm của việc xen canh tiêu cà phê.

Mô hình trồng cà phê mới "Ba lớp giống hai tầng cấy"

21-1-2017

Vườn cà phê thử nghiệm “ba trong một” của hộ nông dân Nguyễn Xuân Bách tại xã Lộc Tân (Bảo Lâm - Lâm Đồng) cho kết quả khả quan.

Mô hình trồng cà phê kết hợp nuôi gà

20-1-2017

Những năm gần đây nghề trồng cây cà phê gặp nhiều khó khăn về khí hậu thời tiết cho tới giá cả, để đảm bảo thu nhập những hộ nông dân ở Đăk Nông đã mạnh dạn đầu tư nuôi gà thả vườn dưới tán cà phê và cho lợi nhuận lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Nhiều vườn cà phê ở huyện Tuy Đức, Đăk Rlấp Đăk Song, Đăk Glong, Krong Nô không chỉ rộn ràng cảnh thu hái cà phê, mà còn bận rộn xuất bán gà thả vườn cho thương lái. Rất nhiều những xe hàng từ tphcm, Đồng Nai tìm tới những nhà vườn để thu mua gà sống.

Hiệu quả từ mô hình trồng cà phê xen canh

20-1-2017

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều mô hình cây công nghiệp cà phê, hồ tiêu xen với cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là trong tình hình giá cà phê không ổn định, biến đổi khí hậu đang diễn ra gay gắt...

Trồng cà phê vối ghép tái canh hiệu quả cao

20-2-2017

Năm 2016 vừa qua, giá cà phê trong nước biến động tăng mạnh đặc biệt trong tháng 12 theo xu hướng tăng giá của thị trường cà phê thế giới, theo đó việc trồng cà phê vối cũng tăng theo phương pháp tái canh.