RAU QUẢ

Xuất khẩu rau quả 2025 có thể tiếp tục lập kỷ lục 8 tỷ USD nhờ sầu riêng?

Cập nhật ngày: 06 | 01 | 2025

Năm 2025, ngành rau quả đặt mục tiêu xuất khẩu tiếp tục lập mốc kỷ lục mới, tăng 15% so với 2024 lên khoảng 8 tỷ USD. Trong đó, sầu riêng tiếp tục đóng vai trò là lực đẩy chính nhờ vẫn còn dư địa tăng trưởng.

Nguồn: Vietnambiz.vn

Sầu riêng tiếp tục là động lực chính cho xuất khẩu rau quả 2025

Hoạt động xuất khẩu rau quả năm 2024 đem về trên 7 tỷ USD, tăng 27% so với năm ngoái. Đây là năm thứ hai liên tiếp xuất khẩu rau quả thiết lập kỷ lục, vượt so với mục tiêu mà ngành đặt ra là 6-6,5 tỷ USD. Trong đó, mặt hàng sầu riêng đóng góp gần một nửa kim ngạch.

 Nguồn: Tổng Cục Hải quan, Hiệp hội Rau quả (H.Mĩ tổng hợp)

Sự tăng trưởng vượt bậc của sản lượng các loại trái cây chủ lực, kết hợp với việc khai thác hiệu quả thị trường Trung Quốc là những nhân tố đã giúp xuất khẩu rau quả Việt Nam đạt được những thành tích đáng ghi nhận trong thời gian qua. 

Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), cho biết năm nay ngành đặt mục tiêu xuất khẩu tiếp tục lập mốc kỷ lục mới, tăng 15% so với 2024 lên khoảng 8 tỷ USD. Trong đó, sầu riêng tiếp tục đóng vai trò là lực đẩy chính và vẫn còn dư địa tăng trưởng cho năm 2025.

Ông Nguyên cho biết sầu riêng vẫn còn dư địa tăng trưởng trong năm nay nhờ sản lượng có thể tiếp tục tăng khoảng 15%. 

“Năm 2025, mặt hàng này vẫn còn dư địa tăng trưởng khi sản lượng dự kiến tăng khoảng 15% nhờ việc người dân trồng gối đầu. Bên cạnh đó, người dân một số vùng trồng, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên biết cách tăng năng suất. Cá biệt có một số vườn ghi nhận năng suất khoảng 30 tấn/ha, cao gấp đôi so với thông thường. Ngoài ra, nhiều mã số vùng trồng dự kiến được cấp cho các vườn trong năm nay, đủ điều kiện để xuất khẩu”, ông Nguyên cho biết.

Sầu riêng của Việt Nam đã có bước tăng trưởng vượt bậc kể từ khi Trung Quốc cho phép nhập khẩu chính ngạch từ giữa năm 2023. Đây cũng là thị trường tiêu thụ sầu riêng chủ yếu của Việt Nam. Bên cạnh sầu riêng tươi, hồi tháng 8, nước này cũng “mở cửa” cho mặt hàng sầu riêng đông lạnh cửa Việt Nam. Đây là cơ hội để ngành hàng nâng cao giá trị, tránh được rủi ro khi phụ thuộc vào việc xuất khẩu sản phẩm tươi. 

Theo Bộ Công Thương đến nay, Việt Nam đã có 15 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc là: sầu riêng, tổ yến, khoai lang, thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, thạch đen, măng cụt, vải, chanh dây và dừa tươi.

Trong đó, sầu riêng, thanh long... của Việt Nam rất được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng, lượng nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam chiếm khoảng 1/5 tổng lượng nông sản nhập khẩu từ ASEAN.

Hiện tại Việt Nam đang phán với Trung Quốc mở cửa thêm thị trường xuất khẩu cho các mặt hàng rau quả khác của Việt Nam như bưởi da xanh, dừa tươi, bơ, dứa, vú sữa, chanh, dưa lưới... 

Năm 2024, Trung Quốc đóng góp 4,7 tỷ USD vào tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả. Ông Nguyên kỳ vọng con số này sẽ nâng lên trên 5 tỷ USD trong năm nay.

“Có hai mặt hàng trở thành động lực mới cho năm 2025 là sầu riêng đông lạnh và dừa tươi. Đây là những mặt hàng mới được Việt Nam và Trung Quốc ký nghị định thư xuất khẩu chính ngạch từ tháng 8/2024. Dự kiến từ quý II năm nay, Việt Nam bắt đầu đẩy mạnh xuất khẩu sầu riêng đông lạnh và dừa tươi vào Trung Quốc nhờ nhu cầu tăng mùa cao điểm“, ông Nguyên cho biết.

Sức ép từ đối thủ mới

Trong năm 2025, Việt Nam sẽ đối diện với nhiều sức ép khi xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới, điển hình như sầu riêng của Indonesia.

Hiện tại Trung Quốc và Indonesia vẫn đang đàm phán để ký nghị định thư xuất khẩu sầu riêng. Có thể thể giữa năm nay, Indonesia sẽ được phép xuất khẩu sầu riêng vào Trung Quốc nếu mọi chuyện suôn sẻ. Khi đó, giá xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ chịu áp lực lớn bởi giá sầu riêng Indonesia rất rẻ nhờ sản lượng lớn, trung bình khoảng 60.000 đồng/kg (theo quy đổi sang VND), thấp hơn nhiều so với mức khoảng 100.000 đồng/kg. 

Ông Nguyên cho rằng mức giá này “dư sức” bù lại phần chênh lệch chi phí logistics khi xuất khẩu sang Trung Quốc, so với Việt Nam. Mặc dù vậy, xét về chất lượng, sầu riêng của Indonesia vẫn thấp hơn so với Việt Nam và Thái Lan liên quan đến vấn đề giống.

Ngoài đối thủ cạnh tranh mới, căng thẳng thương mại Trung Quốc - Mỹ cũng đang là vấn đề mà ngành rau quả quan tâm.

Theo đại diện của Vinafruit, nếu cuộc xung đột này ảnh hưởng đến nền kinh tế của Trung Quốc, sức tiêu thụ của rau quả nhập khẩu tại thị trường này cũng sẽ ảnh hưởng. Thay vào đó, họ sẽ ưu tiên thụ hàng nội địa. Còn đối với thị trường Mỹ, việc cước tàu tăng cao do ảnh hưởng từ các cuộc xung đột địa chính chị và thương mại cũng vẫn là trở ngại lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả khi bán hàng sang các thị trường châu Âu, Mỹ.

Nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực từ những biến số này, ông Nguyên cho biết trong năm nay ngành sẽ đẩy mạnh việc đa dạng hoá thị trường, đặc biệt là khu vực châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản. Đây là những thị trường có vị trí địa lý khá gần, không chịu nhiều ảnh hưởng từ các cuộc xung đột nên cước tàu ở mức hợp lý hơn. Ngoài ra, các thị trường này cũng có dân số đông, mức thu nhập cao nên họ có điều kiện để sử dụng rau quả nhập khẩu.  

TIN TỨC KHÁC

Cần sớm ban hành tiêu chuẩn cho các mặt hàng rau quả chủ lực

31-12-2024

Hiệp hội Rau quả kiến nghị Bộ NN-PTNT có thêm những chương trình, chính sách để hỗ trợ ngành hàng nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm và xuất khẩu bền vững.

Việt Nam thu hơn 3,1 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng

24-12-2024

Xuất khẩu sầu riêng đạt hơn 3,1 tỷ USD (77.500 tỷ đồng), chiếm gần một nửa kim ngạch xuất rau quả năm nay.

Trung Quốc chi hơn 100.000 tỷ đồng mua rau quả Việt

24-12-2024

11 tháng, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt hơn 4,3 tỷ USD (108.000 tỷ đồng), tăng 28% so với cùng kỳ 2023, cao nhất từ trước tới nay.

Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế ngành dừa

13-12-2024

Ngày 12/12, Hiệp hội Dừa Việt Nam phối hợp với Betrimex tổ chức hội thảo quốc tế về ngành dừa với chủ đề 'Nâng tầm chuỗi giá trị ngành dừa Việt Nam' (CocoNext 2024).

Tổng quan thị trường cà chua toàn cầu

22-11-2024

Các yếu tố như thời tiết, chi phí sản xuất, và nhu cầu tiêu dùng đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường cà chua của Mỹ, Hà Lan, Tây Ban Nha, v.v.

Tổng quan thị trường đu đủ toàn cầu

1-12-2024

Lượng tiêu thụ đu đủ ở Pháp dự kiến tăng mạnh trong tháng 12, đặc biệt trước dịp Giáng sinh.

Giá sầu riêng trái vụ giảm mạnh

5-12-2024

Sầu riêng Mongthon loại A tại kho tháng 11 là 200.000 đồng một kg, nay còn 144.000 đồng, kéo giá tại vườn xuống 100.000 đồng.

Rau quả Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường quốc tế

29-11-2024

Năm 2024 sắp kết thúc, trong đó rau quả nổi lên là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu (XK) nông sản, với kim ngạch lần đầu tiên có thể đạt tới trên 7,2 tỷ USD.

Dưa hấu rớt giá hơn một nửa

25-11-2024

Giá dưa hấu giảm hơn một nửa so với đầu năm, về quanh 2.000-4.000 đồng một kg tại ruộng, khiến nông dân trồng ở Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long lỗ nặng.

Dừa tươi Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ tăng 4 con số

19-11-2024

Dừa tươi Việt Nam đang được các thương nhân Hoa Kỳ đẩy mạnh nhập khẩu trong năm nay, qua đó đưa Việt Nam vào tốp 3 những nguồn cung lớn nhất cho thị trường này.

Xuất khẩu rau quả tháng 10 giảm sâu

15-11-2024

Kim ngạch xuất khẩu rau quả tháng 10 giảm mạnh 43% so với tháng 9 và giảm gần 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tháng đầu tiên kể từ tháng 1/2023 kim ngạch xuất khẩu rau quả giảm so với cùng kỳ năm ngoái.