RAU QUẢ

4 lưu ý đối với doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc

Cập nhật ngày: 19 | 09 | 2024

Việc thực hiện điểm kiểm soát tới hạn do doanh nghiệp quyết định để đảm bảo sản phẩm sầu riêng đông lạnh đáp ứng yêu cầu.

Nguồn: Nongnghiep.vn

Trách nhiệm của doanh nghiệp

Tại Hội nghị phổ biến quy định xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc sáng 19/9, nhiều doanh nghiệp mong muốn tìm hiểu các thông tin liên quan đến mã số vùng trồng để kiểm soát nguyên liệu sầu riêng đông lạnh xuất khẩu; kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm (ATTP) đối với sầu riêng đông lạnh và yêu cầu về nhiệt độ đối với sầu riêng…

Ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật trả lời về một số quy định về mã số vùng trồng và yêu cầu kiểm dịch đối với sầu riêng đông lạnh theo Nghị định thư. Ảnh: Quỳnh Chi.

Trả lời câu hỏi của doanh nghiệp, ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) cho biết, theo Nghị định thư về xuất khẩu chính ngạch sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc, về kiểm soát nguyên liệu, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) không yêu cầu các vùng trồng có giấy chứng nhận.

Tuy nhiên, các vùng trồng này phải được cấp mã số tại Việt Nam theo hướng dẫn, nội dung Công văn 1776 của Bộ NN-PTNT về về cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu, để cung cấp thông tin khi phía Trung Quốc có yêu cầu.

Về quy định kiểm dịch thực vật, ông Hiếu cho biết, đối với các hàng hóa thông thường, sau khi hoàn tất lấy mẫu, sau 24 giờ sẽ trả lời kết quả, tuy nhiên với sầu riêng đông lạnh thì Cục sẽ có hướng dẫn riêng về cách thức kiểm tra và cấp giấy.

Ông Lê Sơn Hà, Trưởng phòng Kiểm dịch thực vật, Cục BVTV làm rõ nội dung về kiểm dịch thực vật. Theo đó, với giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật theo Nghị định thư có nội hàm triển khai khác với nội hàm kiểm dịch thực vật thông thường của lô hàng quả tươi. Giấy kiểm dịch thực vật đối với sầu riêng đông lạnh được cung cấp với cách thức kiểm tra và nội dung, thời gian kiểm tra khác nhau, do sầu riêng đông lạnh có yêu cầu về ATTP (tạp chất, kim loại nặng, vi sinh vật gây hại cho người, độc tố nấm).

Theo ông Hà, việc kiểm tra nhiệt độ của sầu riêng đông lạnh xuất khẩu sẽ được tiến hành tại cửa khẩu để đảm bảo lô hàng duy trì nhiệt độ -18°C từ cơ sở cấp đông đến trong quá trình vận chuyển.

Mẫu kiểm tra các chỉ tiêu ATTP được lấy tại trung tâm sản xuất và kết quả kiểm nghiệm được gửi tới các cơ sở kiểm dịch thực vật, tránh ảnh hưởng tới chất lượng lô hàng và mất thời gian khi triển khai tại cửa khẩu. Về vấn đề này, Cục BVTV sẽ nghiên cứu và có văn bản hướng dẫn thêm.

Bà Lương Thị Hải Yến, chuyên viên Cục BVTV, dẫn điều 1 của Nghị định thư về kiểm soát nhiệt độ đông lạnh, quy định rõ “đông lạnh ở nhiệt độ -35°C hoặc thấp hơn trong ít nhất 1 giờ cho đến khi nhiệt độ lõi đạt -18°C hoặc thấp hơn và được duy trì mức nhiệt độ lõi từ -18°C trở xuống hoặc thấp hơn trong suốt quá trình bảo quản và vận chuyển theo các yêu cầu của Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế - "Quy phạm thực hành đối với chế biến và xử lý thực phẩm đông lạnh nhanh" (CAC/RCP 8-1976).

Về kiểm soát ATTP và kiểm soát về nhiệt độ, bà Yến nhấn mạnh việc quản lý ATTP là quản lý nguy cơ, dựa trên phân tích nguy cơ, khi doanh nghiệp đăng ký toàn bộ hệ thống ATTP và có điểm kiểm soát tới hạn đối với ATTP và nhiệt độ.

Việc thực hiện điểm kiểm soát tới hạn do doanh nghiệp quyết định để đảm bảo sản phẩm đáp ứng yêu cầu. Trong trường hợp xảy ra sự cố, phải thực hiện hành động khắc phục, phòng ngừa, phân tích nguy cơ để đánh giá sự chính xác điểm kiểm soát tới hạn. Nếu xuất hiện sự cố về đông lạnh và yếu tố ATTP, Trung Quốc sẽ áp dụng biện pháp từ nhẹ đến nặng.

Sầu riêng đông lạnh xuất khẩu phải duy trì mức nhiệt độ lõi từ -18°C trở xuống hoặc thấp hơn trong suốt quá trình bảo quản và vận chuyển.

Hiện Trung Quốc chưa yêu cầu đối với mỗi lô hàng xuất khẩu có phiếu phân tích về ATTP và kiểm soát về lạnh. Việc tự kiểm soát của doanh nghiệp sẽ theo danh sách cập nhật trên hệ thống hướng dẫn đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc thực vật sang Trung Quốc (CIFER).

Danh sách trên CIFER có đầy đủ yêu cầu việc doanh nghiệp kiểm soát gì, như thế nào, tần suất thực hiện, đơn vị nào thực hiện việc kiểm soát, Cục BVTV xem xét việc kiểm soát của doanh nghiệp trong quá trình đối chiếu hồ sơ với phía Trung Quốc.

4 lưu ý đối với doanh nghiệp xuất khẩu

Ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục BVTV nhấn mạnh việc duy trì nhiệt độ lõi ở mức -18oC, doanh nghiệp cần đảm bảo logistics để duy trì mức nhiệt độ này từ cơ sở cấp đông tới quá trình vận chuyển đến khi hàng được đưa sang Trung Quốc.

Việc kiểm soát ATTP, Nghị định thư đã nêu rõ việc tuân thủ đầy đủ hệ thống kiểm tra ATTP quốc gia (liên quan đến kiểm soát ATTP trong sản xuất, cơ sở đóng gói, cơ sở cấp đông, quá trình vận chuyển…).

Công tác giám sát ATTP được giao cho các địa phương (Chi cục BVTV, Sở NN-PTNT) tổ chức triển khai đối với các sản phẩm đang thực hiện trên Nghị định thư. Khi có vấn đề nguy cơ về ATTP phải có biện pháp truy xuất, khắc phục ngay.

Trong thời gian tới, ông Đạt lưu ý các doanh nghiệp xuất khẩu, cơ sở đóng gói, vùng trồng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tại Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật và an toàn thực vật đối với xuất khẩu sầu riêng đông lạnh từ Việt Nam sang Trung Quốc, trong đó đặc biệt lưu ý các điểm sau:

- Về sầu riêng đông lạnh: bao gồm quả sầu riêng nguyên quả (có vỏ), sầu riêng xay nhuyễn (không có vỏ) và cơm sầu riêng (không có vỏ), có nguồn gốc từ các vùng trồng sầu riêng được đăng ký, quản lý và giám sát tại Việt Nam.

- Nhiệt độ đông lạnh: ở nhiệt độ -35°C hoặc thấp hơn trong ít nhất 1 giờ cho đến khi nhiệt độ lõi đạt -18°C hoặc thấp hơn và được duy trì mức nhiệt độ lõi từ -18°C trở xuống hoặc thấp hơn trong suốt quá trình bảo quản và vận chuyển theo các yêu cầu của Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế - "Quy phạm thực hành đối với chế biến và xử lý thực phẩm đông lạnh nhanh" (CAC / RCP 8-1976).

- Phải tuân thủ các luật, quy định và tiêu chuẩn liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật của Trung Quốc.

- Các cơ sở sản xuất, chế biến, bảo quản sầu riêng đông lạnh xuất khẩu phải đảm được đăng ký mã số doanh nghiệp theo Lệnh 248 với GACC.

Ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục BVTV, nhấn mạnh việc đảm bảo logistics để duy trì mức nhiệt độ cấp đông từ cơ sở tới quá trình vận chuyển đến khi hàng được đưa sang Trung Quốc. Ảnh: Quỳnh Chi.

Cục trưởng Cục BVTV đề nghị nâng cao công nghệ cấp đông, chất lượng sản phẩm và hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, kiểm soát quy trình sản xuất sầu riêng đông lạnh. Việc nâng cao công nghệ cũng như chất lượng sản phẩm phải bắt đầu từ khâu sản xuất đến khâu đóng gói và vận chuyển đặc biệt là các thiết bị, kho cấp đông.

Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật tại các vùng trồng, cơ sở đóng gói để đảm bảo không xảy ra sai sót nào có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cuối cùng. Đồng thời, cần có hệ thống truy xuất nguồn gốc và các biện pháp quản lý và giám sát sinh vật gây hại và vệ sinh an toàn thực phẩm hại một cách khoa học và hiệu quả.

Để có thể xuất khẩu sầu riêng đông lạnh vào thị trường Trung Quốc, Cục BVTV sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, quy định cho các địa phương, Hiệp hội, vùng trồng, cơ sở đóng gói, doanh nghiệp xuất khẩu.

Cục giữ vai trò là đầu mối liên hệ thường xuyên với GACC để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh, làm đầu mối trao đổi thông tin với phía Trung Quốc và thông tin nhanh cho các địa phương khi cần.

Bên cạnh đó, tiếp tục tổ chức các khóa tập huấn và chương trình tuyên truyền, phổ biến các quy định liên quan đến KDTV, ATTP và xuất khẩu sầu riêng, sầu riêng đông lạnh.

Cục BVTV đề nghị  Sở NN-PTNT các  tỉnh, thành phố bố trí kinh phí để cấp và giám sát các vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số hoặc mã số doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng đông lạnh; tăng cường tuyên truyền, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về các quy định của Trung Quốc đối với sầu riêng đông lạnh.

Ngoài ra, các sở NN-PTNT cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm trong sản xuất, đóng gói sầu riêng đông lạnh và trong việc sử dụng mã số, kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm.

Hỗ trợ Hiệp hội, Doanh nghiệp xuất khẩu, các vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng đông lạnh duy trì các điều kiện đáp ứng yêu cầu kiểm soát về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và việc tuân thủ theo các quy định của nước nhập khẩu.

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, cơ sở đóng gói, chế biến sầu riêng đông lạnh, ôgn Đạt đề nghị cần nghiên cứu kỹ các quy định của Trung Quốc và tuyệt đối tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu của Nghị định thư và quy định  của Trung Quốc, chủ động xây dựng các chuỗi liên kết thực chất từ vùng trồng đến CSĐG và doanh nghiệp xuất khẩu, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc đảm bảo cho việc truy xuất khi có yêu cầu.

Bên cạnh đó, cần tập trung xây dựng thương hiệu cho sản phẩm sầu riêng, sầu riêng đông lạnh của Việt Nam, đầu tư nâng cấp công nghệ cấp đông, kỹ thuật và chất lượng sản phẩm để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

TIN TỨC KHÁC

13 tiêu chí đánh giá doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc

20-9-2024

Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) là đầu mối chính để quản lý và đảm bảo doanh nghiệp Việt Nam đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc.

Những điều đặc biệt cần lưu ý khi xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc

19-9-2024

Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật nhắc nhở các doanh nghiệp, cơ sở đóng gói, vùng trồng cần đặc biệt lưu ý một số điều khi xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc.

Trung Quốc chi hơn 3 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam

18-9-2024

8 tháng đầu năm, Trung Quốc chi gần 3,1 tỷ USD mua rau quả từ Việt Nam, tăng hơn 36% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sản lượng nhiều loại trái cây, rau củ giảm mạnh

16-9-2024

Thời tiết bất lợi khiến sản lượng các loại nông sản như thanh long, xoài và rau củ giảm mạnh, dự báo giá có thể tăng cao những tháng cuối năm.

Xuất khẩu rau quả có thể lập kỷ lục 7 tỷ USD

5-9-2024

Với kim ngạch gần 3,5 tỷ USD trong nửa đầu năm, với nguồn cung dồi dào, có thể đáp ứng nhu cầu lớn của thị trường, ngành hàng rau quả đang được kỳ vọng có thể lập thêm kỷ lục mới trong năm nay, với mốc 7 tỷ USD...

Xuất nhập khẩu rau quả tăng mạnh: Những con số và dự báo

26-8-2024

Trong tháng 8 xuất khẩu rau quả ước đạt hơn 700 triệu USD. Tiếp đà tăng năm 2024, ngành rau quả Việt Nam đặt kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu chạm mốc kỷ lục mới, khoảng 7 tỷ USD.

Sầu riêng đông lạnh, dừa tươi, cá sấu chính thức được cấp phép sang Trung Quốc

19-8-2024

Ngày 19/8, nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Trung Quốc, Bộ NN-PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký 3 nghị định thư.

Hàn Quốc chi 4.100 tỷ đồng mua rau quả Việt nửa đầu năm

15-8-2024

6 tháng đầu năm, Hàn Quốc đã chi hơn 164 triệu USD (4.100 tỷ đồng), để mua rau quả từ Việt Nam, tăng gần 55% so với cùng kỳ năm trước.

Nông dân trồng sầu riêng ở Đắk Lắk đối diện với nhiều bất lợi

12-8-2024

Là tỉnh có nhiều lợi thế về sản xuất, tiêu thụ sầu riêng, song người trồng sầu riêng ở tỉnh Đắk Lắk đối diện với nhiều bất lợi, khó khăn đến từ thời tiết, giá cả thị trường và tình hình sâu bệnh hại…

Dự thảo mới của EU có thể gây khó cho hạt điều, gia vị, sầu riêng... Việt Nam

9-8-2024

Hàng loạt nông sản như: hạt điều, gia vị, sầu riêng,… nhập khẩu vào châu Âu dự kiến siết chặt thêm các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm

Trái cây Việt rộng cửa vào thị trường Đông Bắc Á

5-8-2024

Nhiều loại trái cây Việt Nam đang rộng cửa vào thị trường Đông Bắc Á, góp phần quan trọng vào mục tiêu xuất khẩu rau quả 7 tỷ USD trong năm 2024.

Hàn Quốc chính thức cấp phép nhập khẩu bưởi Việt Nam

2-8-2024

Đây là loại quả tươi thứ 3 của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Hàn Quốc, sau thanh long và xoài, góp phần nâng cao thương hiệu, uy tín nông sản Việt.