RAU QUẢ

Trái cây Việt rộng cửa vào thị trường Đông Bắc Á

Cập nhật ngày: 05 | 08 | 2024

Nhiều loại trái cây Việt Nam đang rộng cửa vào thị trường Đông Bắc Á, góp phần quan trọng vào mục tiêu xuất khẩu rau quả 7 tỷ USD trong năm 2024.

Nguồn: Vtv.vn

Theo đó, tính đến hết tháng 7, xuất khẩu rau quả đã thu về 3,8 tỷ USD; trong đó, riêng sầu riêng đóng góp 40% tổng giá trị xuất khẩu rau quả. Có được kết quả trên là nhờ các hiệp định thương mại tự do (FTA) đi vào thực thi đã mở cửa, cắt giảm thuế quan cho nhiều mặt hàng nông sản, trái cây của Việt Nam.

Đáng chú ý, các thị trường khu vực Đông Bắc Á, ngoài Trung Quốc thì Hàn Quốc, Nhật Bản đang có sự bứt phá ngoạn mục, chiếm tới 80% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam.

Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam cho biết, Trung Quốc là thị trường đông dân, nhu cầu tiêu thụ rau quả cao, đã là khách hàng truyền thống của nhiều loại trái cây Việt Nam. Trong khi đó, Nhật Bản và Hàn Quốc là những quốc gia đông dân, có thu nhập cao, có nhu cầu lớn về nông sản, trái cây chất lượng.

Hai quốc gia này cũng là thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi xuất khẩu vào các thị trên không những hưởng lợi từ thuế quan mà còn giảm chi phí vận chuyển, logistics và duy trì được chất lượng nông sản so với khi xuất sang những thị trường xa như EU, Hoa Kỳ.

Về khách quan, từ đầu năm 2024, căng thẳng khu vực Biển Đỏ khiến dòng luân chuyển hàng hoá từ châu Á sang châu Âu, châu Mỹ và ngược lại bị kéo dài, cước vận chuyển tăng cao gấp 2 – 3 lần so với trước đó. Điều này khiến hàng hoá, đặc biệt là nông sản từ các khu vực châu Âu, châu Mỹ gặp khó khi xuất sang châu Á. Trong bối cảnh đó, Việt Nam với lợi thế về mặt địa lý, chủng loại trái cây đa dạng, chất lượng ngày càng cao trở thành nguồn cung được các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc ưu tiên nhập khẩu.

Trái cây Việt rộng cửa vào thị trường Đông Bắc Á - Ảnh 1.

Khẳng định vị thế cho nông sản Việt Nam

Trong khi đó, ông Lương Ngọc Quang, Phòng Hợp tác quốc tế và Truyền thông, Cục Bảo vệ Thực vật cho biết: Trong khối thị trường RCEP, số lượng sản phẩm nông sản được phép xuất khẩu sang Trung Quốc lớn nhất, hiện là 12 sản phẩm gồm: thanh long, nhãn, vải, chôm chôm, xoài, dưa hấu, mít, chuối, măng cụt, thạch đen, sầu riêng, khoai lang; thêm dừa, chanh leo và ớt được xuất khẩu tạm thời.

Xếp kế tiếp là New Zealand có 5 loại quả gồm xoài, thanh long, chôn chôm, chanh, bưởi. Nhật Bản cho phép nhập khẩu thanh long, xoài, vải, nhãn từ Việt Nam. Hàn Quốc nhập khẩu thanh long, xoài và mới đây nhất đã chính thức cấp phép cho trái bưởi tươi của Việt Nam. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tích cực đàm phán mở cửa cho trái bưởi tươi và sầu riêng đông lạnh vào Trung Quốc, bưởi vào Nhật Bản…

Theo ông Lương Ngọc Quang, khi một mặt hàng được thị trường mới chấp nhận sẽ mở ra cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu và khẳng định vị thế cho nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình đàm phán để mở cửa thị trường không hề đơn giản, mất rất nhiều thời gian và công sức, một số mặt hàng đàm phán, đánh giá rủi ro mất 3 -5 năm, thậm chí lâu hơn mới ký được nghị định thư.

Do đó, khi đã mở được cửa, người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu phải tuyệt đối tuân thủ các tiêu chuẩn mà nước nhập khẩu đưa ra. Tránh trường hợp "con sâu làm rầu nồi canh" khi một doanh nghiệp, một lô hàng vi phạm cả ngành hàng bị cảnh báo hoặc dừng xuất khẩu.

Ông Nguyễn Thành Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam nhận định: Trái cây Việt Nam ngày càng đa dạng về chủng loại, chất lượng được nâng cao, được người tiêu dùng nhiều thị trường yêu thích. Sau thời gian hội nhập quốc tế, phần lớn doanh nghiệp xuất khẩu đã chủ động cập nhật các thông tin, quy định của thị trường về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật...

Tuy nhiên, chuỗi giá trị nông sản bắt đầu từ người sản xuất là nông dân, nhóm chủ thể có ít điều kiện nắm bắt các thay đổi quy định, chính sách của thị trường. Do đó, các cơ quan quản lý, địa phương và cả doanh nghiệp cần tích cực hỗ trợ nông dân nâng cao nhận thức, năng lực sản xuất theo tiêu chuẩn thị trường; cải thiện mẫu mã, bao bì sản phẩm, góp phần xây dựng và củng cố thương hiệu trái cây, nông sản Việt trên thị trường quốc tế.

TIN TỨC KHÁC

Hàn Quốc chính thức cấp phép nhập khẩu bưởi Việt Nam

2-8-2024

Đây là loại quả tươi thứ 3 của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Hàn Quốc, sau thanh long và xoài, góp phần nâng cao thương hiệu, uy tín nông sản Việt.

7 tháng đầu năm xuất khẩu rau quả ước thu về trên 3,8 tỉ USD

26-7-2024

Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho hay, ước tính sơ bộ xuất khẩu rau quả lũy kế 7 tháng đạt trên 3,8 tỉ USD tăng 23,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sầu riêng, chuối, thanh long là những mặt hàng xuất khẩu chính.

Xuất khẩu rau quả tăng mạnh ước đạt gần 4 tỷ USD

22-7-2024

Các quốc gia lớn đẩy mạnh thu mua giúp kim ngạch xuất khẩu rau quả ước đạt hơn 3,8 tỷ USD trong 7 tháng, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sầu riêng Musang King tiếp tục rớt giá

19-7-2024

Mỗi kg sầu riêng Musang King tại vườn giảm gần một nửa so với năm ngoái, về 80.000 đồng.

Một huyện của Đắk Lắk dự kiến thu gần 7.000 tỷ đồng từ sầu riêng

15-7-2024

Theo báo cáo của UBND huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk thì dự báo trên địa bàn sẽ thu được hơn 92.000 tấn sầu riêng vào mùa vụ tới, dự kiến sẽ thu được gần 7.000 tỷ đồng.

McDonald's Hàn Quốc tạm ngừng bán khoai tây chiên

21-6-2024

McDonald's Hàn Quốc tạm ngừng bán khoai tây chiên do vấn đề chuỗi cung ứng

Ủy ban Châu Âu hỗ trợ khẩn cấp cho nông dân ở Áo, Séc, Ba Lan và Bồ Đào Nha

10-7-2024

Ủy ban Châu Âu phân bổ 77 triệu euro hỗ trợ khẩn cấp cho nông dân ở Áo, Séc, Ba Lan và Bồ Đào Nha

Long An mở đường cho xuất khẩu trái chanh trực tiếp sang Trung Đông

3-7-2024

Việc một hợp tác xã của Long An táo bạo cử người sang Trung Đông tìm hiểu chợ đầu mối, mở văn phòng và trực tiếp ký hợp đồng cung ứng chanh cho nhiều quốc gia khu vực Trung Đông đã tạo ra bước đi ổn định, mang lại giá trị cao cho mặt hàng nông sản này.

Chuyên gia Thái Lan phân tích xu hướng của thị trường sầu riêng tại Trung Quốc

1-7-2024

Trung Quốc quan tâm đến việc xử lý lượng chất thải sinh học khổng lồ từ vỏ sầu riêng và yêu cầu các nhà xuất khẩu có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Xuất khẩu rau quả dự kiến vượt 7 tỷ USD

27-6-2024

Sầu riêng, thanh long, chuối, nhãn đều là những mặt hàng trái cây đóng góp chính vào tăng trưởng xuất khẩu nửa đầu năm.