TIN TỨC

Xuất khẩu rau quả có thể thu về 7 tỷ USD

Cập nhật ngày: 10 | 09 | 2024

7 tỷ USD là kim ngạch xuất khẩu rau quả năm nay có thể đạt được, mức cao kỷ lục từ trước tới nay.

Nguồn: Vtv.vn

7 tỷ USD là kim ngạch xuất khẩu rau quả năm nay có thể đạt được, mức cao kỷ lục từ trước tới nay. Đây là dự báo của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.

8 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu rau quả ước đạt hơn 4,6 tỷ USD, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu rau quả tháng 8 tăng tới hơn 60% so với tháng trước đó.

Ngoài ra, việc quả bưởi Việt Nam được xuất khẩu sang Hàn Quốc; sầu riêng đông lạnh và dừa tươi được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc cũng mở ra nhiều cơ hội cho ngành rau quả tăng trưởng.

Xuất khẩu rau quả có thể thu về 7 tỷ USD - Ảnh 1.

Kỳ vọng là trong năm 2024 sản phẩm sầu riêng đông lạnh có thể được ký nghị định thư

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết: Giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Hàn Quốc, Nhật Bản ngày càng có xu hướng tăng. Bên cạnh xây dựng thương hiệu, vị thế tại thị trường truyền thống Trung Quốc, ngành hàng rau quả ngày càng được mở rộng ở khu vực Đông Bắc Á.

Ở khu vực Đông Bắc Á, Trung Quốc và Hàn Quốc là hai quốc gia có kim ngạch xuất khẩu rau quả cao nhất của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường dẫn đầu, chiếm 64% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 22% so với cùng kỳ. Tiếp theo, Hàn Quốc cũng tăng 55% so với cùng kỳ.

Ông Đặng Phúc Nguyên cho rằng trong tương lai, Đông Bắc Á là thị trường chiến lược của rau quả Việt Nam. Các doanh nghiệp xuất khẩu không những hưởng lợi từ thuế quan mà còn giảm chi phí vận chuyển, logistics so với các thị trường như: EU, Mỹ…

Theo ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, diện tích sầu riêng được cấp mã số vùng trồng mới đạt khoảng 25.000 ha so với tổng diện tích trồng sầu riêng cả nước khoảng 150.000 ha. Việt Nam tiếp tục đề nghị phía Trung Quốc mở rộng thêm mã số vùng trồng. Nhưng ngành sẽ không chỉ tập trung mở rộng vùng trồng và tăng diện tích mà đã đến lúc phải tập trung vào kiểm soát, quản lý chất lượng.

Kỳ vọng là trong năm 2024 sản phẩm sầu riêng đông lạnh có thể được ký nghị định thư. Mặt hàng sầu riêng đông lạnh sẽ giúp đa dạng hóa sản phẩm cho ngành sầu riêng; có thêm công nghệ, biện pháp để bảo quản sầu riêng lâu hơn và từ đó giảm sức ép mùa vụ. Các nhà vườn sẽ tập trung hơn vào các sản phẩm quả tươi chất lượng cao để xuất khẩu.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết: Quá trình tổ chức sản xuất từ vùng nguyên liệu, vùng trồng cho đến mã số, cơ sở đóng… Cục Bảo vệ thực vật đang quản lý rất sát và trong bối cảnh hội nhập sâu, đòi hỏi toàn chuỗi sản xuất phải cập nhật, đáp ứng được, thậm chí cả trên nhu cầu của thị trường. Đây là yêu cầu tất yếu để xây dựng thương hiệu nông sản Việt.

"Sự nhạy bén, tuân thủ nghiêm quy định quốc tế là giải pháp căn cơ cho mọi ngành hàng phát triển bền vững; trong đó có rau quả. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các bộ, ngành, địa phương siết chặt quản lý về chất lượng, vùng trồng. Nguồn cung lớn, ổn định thì bài toán chất lượng cần giải quyết hiệu quả để xuất khẩu rau quả tăng trưởng cao hơn" , Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

TIN TỨC KHÁC

Vẫn còn ít sản phẩm du lịch tham gia Chương trình OCOP

24-6-2022

Hiện nay tỉnh Cao Bằng chỉ có ba sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn được chứng nhận đạt sản phẩm OCOP. Kết quả này chưa xứng tầm với tiềm năng du lịch sẵn có tại địa phương.

Trung Quốc đặt mục tiêu sản xuất thực phẩm sạch, có nhãn hiệu

7-2-2017

Theo tuyên bố chính sách đầu tiên của năm 2017, Trung Quốc sẽ thúc đẩy sản xuất nông sản chất lượng cao, có nhãn hiệu trong triển khai cải cách nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của tầng lớp trung lưu và thúc đẩy thu nhập nông thôn.

Sự cần thiết của ngân hàng hạt giống

6-2-2017

Tất cả đều biết rằng thực phẩm là thiết yếu để tồn tại. Bất kể là con người, động vật, hay côn trùng, thực phẩm đảm bảo một cuộc sống tốt đẹp. Với những dấu hiệu rõ ràng của biến đổi khí hậu, con người đang bị buộc phải xem xét một trong những tác động nguy hiểm nhất – an ninh lương thực cạn kiệt. Điều gì sẽ xảy ra nếu thế giới cạn kiệt thực phẩm? Đây là câu hỏi mà con người đều sợ phải tiếp cận.

Thu hút nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp

6-2-2017

Ngày 2.2, ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết trong những năm qua, tỉnh Lâm Đồng thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

EU chuẩn bị phê duyệt thương vụ 43 tỷ USD của ChemChina và Syngenta

5-2-2017

ChemChina đang sắp đạt được phê chuẩn điều kiện chống độc quyền của EU cho thương vụ thâu tóm tập đoàn sản xuất giống và thuốc BVTV Syngenta của Thụy Sĩ. Đây là vụ thâu tóm quốc tế lớn nhất của một công ty Trung Quốc.

Giá phân kali giảm mạnh do cạnh tranh tăng

4-2-2017

Đợt giảm giá mạnh nhất trong 1 thập kỷ do thị trường phân kali dư cung có thể chỉ dịu nhẹ trong năm 2017, các nhà sản xuất lớn cho rằng thị trường sẽ mất nhiều năm để điều chỉnh do sự phát hiện ra nhiều mỏ mới, trữ lượng lớn.

Các nhà sản xuất chăn nuôi châu Á thận trọng sau khi Mỹ rút khỏi TPP

3-2-2017

Ngày 23/1, Hiệp hội ngành TACN Mỹ (AFIA) đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ quyết định rút khỏi TPP của ông Donald Trump. “Mặc dù nền kinh tế Mỹ liên tục phải đối mặt với tình trạng thâm hụt thương mại, nông nghiệp là ngành mà nước này hưởng thặng dư thương mại”, theo chủ tịch kiêm CEO AFIA Joel G. Newman. Xuất khẩu nông sản của Mỹ, bao gồm TACN thương phẩm, đang tăng bất chấp thương mại toàn cầu chậm lại. Các thỏa thuận thương mại như TPP cho phép các nhà sản xuất Mỹ tận dụng nhu cầu đang tăng trên thị trường nước ngoài, tập trung tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.