RAU QUẢ

XUẤT KHẨU NÔNG SẢN GẶP KHÓ

Cập nhật ngày: 22 | 08 | 2022

Chi phí sản xuất và logistics tăng cao do ảnh hưởng của giá xăng, dầu đang là trở ngại lớn cho hoạt động xuất, nhập khẩu nông sản của nhiều doanh nghiệp trong tỉnh. Để thích ứng, nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản đã quay trở lại tập trung hơn cho thị trường nội địa.

Nguồn Laodongonline

Theo số liệu của Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng, trong tháng 7/2022, ngoại trừ mặt hàng hoa các loại xuất khẩu tiếp tục giữ được đà tăng trưởng với kim ngạch ước đạt 5,89 triệu USD, tăng 43,24% về giá trị so với cùng kỳ năm trước thì hầu hết tất cả các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của tỉnh Lâm Đồng như cà phê nhân, chè, hạt điều, rau, củ, quả các loại đều ghi nhận kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh về lượng lẫn giá trị. 

Tính lũy kế trong 7 tháng đầu năm 2022 thì mặt hàng chè chế biến có kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh với sản lượng xuất khẩu ước đạt 2,75 ngàn tấn, đạt giá trị 6,5 triệu USD, giảm 16,72% về lượng và 14,08% về giá trị so với cùng kỳ. Tiếp đến là mặt hàng hạt điều nhân với sản lượng xuất khẩu ước đạt 335,84 tấn, đạt 2,38 triệu USD, tăng 32,22% về lượng nhưng giảm 23,25% về giá trị so với cùng kỳ. Riêng mặt hàng rau, củ, quả xuất khẩu ước đạt 15,98 ngàn tấn và 33,78 triệu USD giảm 1,03% về lượng nhưng tăng 31,27% về giá trị so với cùng kỳ.

Theo đánh giá của Sở Công thương, nhìn chung, hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng đều gặp nhiều khó khăn và giảm cả về lượng lẫn giá trị. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã làm cho chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn và đứt gãy. Thêm vào đó, giá nguyên liệu, cước phí vận chuyển tăng cao, một số doanh nghiệp gặp khó trong hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu. 

Ghi nhận tại Công ty TNHH Trang trại Trường Phúc, đóng chân trên địa bàn huyện Lạc Dương, kể từ năm 2018, Công ty đã kết nối được với các đối tác để tiến hành xuất khẩu rau xà lách thủy canh sang thị trường Hàn Quốc. Cũng trong giai đoạn này, mỗi năm công ty xuất khẩu với sản lượng và đạt giá trị ngày càng tăng. Tuy nhiên, riêng trong năm 2022, công ty chưa thể ký được hợp đồng xuất khẩu rau. Ông Tô Quang Dũng - Giám đốc Công ty cho biết: “Tại thời điểm cách đây 2 tháng, các đối tác từ Hàn Quốc đã làm việc với công ty để đặt hàng 33 container, tương đương với khoảng 150 tấn rau xà lách các loại xuất khẩu. Thế nhưng, với giá thành cho mỗi kg rau từ phía đối tác đưa ra, công ty không thể tiến hành sản xuất vì không có lãi. Cụ thể, năm 2020, các đối tác ký hợp đồng với công ty cho mỗi kg rau là 2,3 USD; năm 2021 là 2,45 USD/kg rau; còn đơn giá năm 2022 là 2,6 USD/kg rau. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, do giá đầu vào của các mặt hàng vật tư nông nghiệp tăng mạnh, nhất là các loại phân bón nên để có lãi, công ty hạch toán mỗi kg rau phải có giá tới 3,2 USD”. 

Theo ông Tô Quang Dũng, chưa bao giờ hoạt động xuất khẩu rau, quả đông lạnh, sản phẩm rau, trái cây sấy lại gặp khó như hiện nay mà nguyên nhân do chi phí đầu vào sản xuất tăng quá mạnh. Riêng đối với công ty, việc sản xuất theo phương thức thủy canh của doanh nghiệp đòi hỏi phải sử dụng một lượng lớn các loại phân bón cao cấp với chi phí khá đắt đỏ. Bên cạnh đó, tình hình xuất khẩu năm 2022 hiện đang tiếp tục gặp khó khăn do giá cước tàu biển vẫn neo ở mức cao so với trước dịch COVID-19. Trước đây, để chi phí cho một container từ Lâm Đồng đi đến Cảng Incheon (Hàn Quốc), doanh nghiệp chỉ mất khoảng 48 triệu thì nay chi phí logistics này đã tăng lên hơn 120 triệu đồng. Tuy nhiên, việc đặt và tìm được các container rỗng để vận chuyển hàng hóa cũng là điều không phải dễ dàng. Ngoài ra, hàng loạt các yếu tố như dịch bệnh, xung đột giữa Nga và Ukraine cùng tình hình lạm phát trên thế giới đã khiến cho xu hướng tiêu dùng của thị trường toàn cầu có sự thay đổi lớn. Người tiêu dùng tại nhiều nước ngày càng thắt chặt hơn trong việc chi tiêu, ưu tiên các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm. Một số dòng sản phẩm bổ sung, ăn vặt, đặc sản địa phương… không còn hút hàng như trước.

Để thích nghi, Công ty TNHH Trang trại Trường Phúc đã chủ động mở rộng thị trường cũng như tìm kiếm các khách hàng trong nước. Hiện, công ty đang tập trung đầu tư sản xuất các loại xà lách thủy canh trên diện tích rộng 2 ha theo hình thức cuốn chiếu. Mỗi ngày cung ứng cho các hệ thống siêu thị Big C, Bách Hóa Xanh với sản lượng 1,2 tấn rau/ngày. “Điều đáng mừng là xu hướng tiêu dùng của người dân trong nước ngày càng được nâng lên. Do đó, các sản phẩm rau, củ, quả chất lượng cao của công ty được khách hàng trong nước ngày càng tin tưởng lựa chọn. Trong thời gian tới, bên cạnh việc sớm kết nối lại hoạt động xuất khẩu thì doanh nghiệp sẽ chú trọng hơn đến việc phát triển, mở rộng thị trường trong nước” ông Dũng cho hay. 

 

TIN TỨC KHÁC

Nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành chế biến rau quả

18-8-2022

TMO - Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Long đang đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh theo hướng hiệu quả, an toàn và bền vững; đáp ứng được yêu cầu sản xuất và nhu cầu thị trường tiêu thụ.

Xuất khẩu rau quả chưa thể bứt phá nếu Trung Quốc chưa gỡ bỏ “Zero Covid"

8-8-2022

Đà tăng trưởng của ngành hàng rau quả được nhận định vẫn chưa thể bứt phá trong năm 2022, nếu Trung Quốc chưa gỡ bỏ chính sách “Zero Covid”.

Dự báo xuất khẩu rau quả sẽ khả quan hơn trong những tháng cuối năm 2022

5-8-2022

Tháng 7/2022 xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng tháng thứ 2 liên tiếp, ước đạt 260 triệu USD. Dự báo, xuất khẩu rau quả sẽ khả quan hơn trong nửa cuối năm 2022.

Trồng thanh long hữu cơ ở đất đồi Uông Bí

3-8-2022

Theo anh Quyền, việc trồng thanh long theo hướng hữu cơ mang lại lợi nhuận gấp đôi, thậm chí gấp ba so với cách trồng truyền thống.

Tất bật cho xuất khẩu chanh leo sang Trung Quốc

1-8-2022

Sau khi có Nghị định thư cho thí điểm xuất khẩu quả chanh leo tươi sang Trung Quốc thì cơ quan chức năng, doanh nghiệp, người dân đang tất bật hoàn thiện các thủ tục.

Khẩn trương xây dựng Nghị định thư xuất khẩu 8 loại trái cây sang Trung Quốc

28-7-2022

Hiện nay, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đang khẩn trương phối hợp với Tổng cục Hải quan Trung Quốc đàm phán trao đổi kỹ thuật, tiến hành xây dựng các Nghị định thư đối với 8 loại trái cây truyền thống xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Hiệu quả từ mô hình 'Kết nối giá trị Bio Pro và Rijk Zwaan'

27-7-2022

Mô hình 'Kết nối giá trị Bio Pro và Rijk Zwaan - Canh tác nhà màng - An toàn, năng suất' mang lại giá trị cao cho nông dân trồng ớt chuông.

Sầu riêng được Trung Quốc cấp phép, xuất khẩu chính ngạch vẫn không dễ

25-7-2022

Vẫn còn nhiều việc phải làm để sầu riêng có thể thu về "tỉ đô" từ xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, cũng là bài học cho nhiều mặt hàng khác.

Sơn La xuất khẩu 20 tấn nhãn tươi sang thị trường EU

25-7-2022

Ngày 23/7, Ủy ban nhân dân huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã tổ chức Ngày hội nhãn Sông Mã năm 2022 với chủ đề "Nhãn Sông Mã – Thương hiệu, uy tín, khát vọng vươn xa".

XUẤT KHẨU RAU QUẢ 6 THÁNG GIẢM 17%

20-7-2022

6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu rau quả đạt gần 1,7 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân là thị trường Trung Quốc vẫn thắt chặt chính sách Zero COVID, giá trị xuất khẩu liên tục đi xuống trong nhiều tháng.

Xuất khẩu thanh long chính ngạch: HTX 'mắc' vì vướng quyền bảo hộ giống

15-7-2022

Tìm đầu ra ở thị trường khó tính đang là hướng đi của các HTX trồng thanh long hiện nay nhằm khẳng định thương hiệu sản phẩm và tháo gỡ khó khăn khi xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, không ít HTX đang không thể xuất khẩu được vì vướng quyền bảo hộ giống thanh long ruột đỏ LD1 với doanh nghiệp.

Đồng Tháp có gần 6.000 ha được cấp mã số vùng trồng xoài

13-7-2022

Đến nay, các nhà vườn trồng xoài trong tỉnh Đồng Tháp được cấp 327 mã số vùng trồng xoài góp phần kết nối liên kết tiêu thụ sản phẩm.