RAU QUẢ

Thái Lan có nhu cầu lớn nhập trái cây tươi, hàng Việt nhiều cơ hội

Cập nhật ngày: 04 | 05 | 2022

Mặc dù là một cường quốc về xuất khẩu nông sản trên thế giới, nhưng Thái Lan cũng có nhu cầu rất lớn về nhập khẩu các loại trái cây, rau củ tươi. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam khai phá thị trường đầy tiềm năng có giá trị lên tới hàng tỷ USD này.

Nguồn: Haiquanonline.com.vn

Theo Bộ Công Thương, Thái Lan là một trong những đối tác có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn với tổng trị giá trao đổi thương mại luôn nằm trong số 10 quốc gia có quan hệ thương mại lớn nhất với Việt Nam.

Số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) cho thấy, kim ngạch thương mại của Việt Nam với Thái Lan tăng gấp 7 lần, từ 2,31 tỷ USD năm 2004 lên đến 16,58 tỷ USD năm 2020, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt hơn 11%/năm.

Năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thái Lan đạt gần 19 tỷ USD, tăng 17,9% so với năm 2020. Đây là mức kim ngạch cao nhất từ trước tới nay. 3 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt gần 5 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn nhận về tổng thể, trong vòng 16 năm qua, kim ngạch thương mại hai chiều đạt trị giá cao nhất vào năm 2018 là 18,61 tỷ USD, chủ yếu do kim ngạch nhập khẩu từ Thái Lan. Sang năm 2019 và năm 2020, do ảnh hưởng bởi hạn hán tại Thái Lan và tình hình dịch bệnh Covid-19, kim ngạch thương mại hai chiều giảm, đặc biệt là đối với kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Thái Lan.

Cán cân thương mại giữa Việt Nam và Thái Lan trong những năm qua luôn ở trạng thái không cân bằng với mức thâm hụt nghiêng về phía Việt Nam. Mức thâm hụt trong quan hệ thương mại Việt Nam - Thái Lan ngày càng lớn, tăng từ 1,43 tỷ USD năm 2004 lên 7,11 tỷ USD năm 2018 và 5,54 tỷ USD năm 2020.

Nhóm các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Thái Lan bao gồm: điện thoại, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng, sắt thép các loại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện… Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu nhập khẩu những mặt hàng từ Thái Lan như: máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng, nguyên liệu, hàng điện gia dụng và linh kiện.

Theo giới chuyên gia, mặc dù là một cường quốc về xuất khẩu nông sản trên thế giới, nhưng Thái Lan cũng có nhu cầu rất lớn về nhập khẩu các loại trái cây, rau củ tươi.

Năm 2020, nước này nhập khẩu lượng rau quả tươi và chế biến có trị giá hơn 2,6 tỷ USD. Trong khi đó, Việt Nam có nhiều sản phẩm thế mạnh mà Thái Lan không cạnh tranh được, ví dụ như vải và thanh long. Nhiều doanh nghiệp Thái Lan đã nhập thanh long, vải từ Việt Nam về bán trong các hệ thống siêu thị lớn. Ngoài ra, doanh nghiệp Thái Lan còn nhập nông sản nguyên liệu và đưa về Thái Lan để chế biến.

Không chỉ hàng hóa nông sản, các sản phẩm như thuỷ sản, rau quả, hạt điều, cà phê, hạt tiêu, nhiều mặt hàng trái cây tươi của Việt Nam đang được người tiêu dùng Thái Lan ưa chuộng. Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam khai phá thị trường đầy tiềm năng có giá trị lên tới hàng tỷ USD này.

Để các sản phẩm Việt Nam rộng đường tiến vào thị trường Thái Lan, các doanh nghiệp Việt cần có chiến lược cơ bản như nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm tốt, hợp vị bản địa nhưng cũng phải giữ đặc trưng nguyên bản.

Bên cạnh đó, bao bì sản phẩm cần được thiết kế tinh tế, đẹp và chuyển tải được thông điệp để bất cứ ai dùng sản phẩm chỉ cần nhìn bao bì, mẫu mã cũng có thể hình dung được cũng như nhận biết được đây là hàng Việt Nam.

Ngoài ra, đại diện Bộ Công Thương cho rằng, đa dạng dung tích, khối lượng sản phẩm cũng là điểm cần lưu ý để giai đoạn đầu hàng Việt tiếp cận thị trường, người tiêu dùng có thể mua các sản phẩm gói nhỏ để dùng thử. Từ chỗ dùng thử và cảm nhận, khách hàng sẽ làm quen và chuyển từ dùng thử sang mua và dùng thật...

Tại Kỳ họp thứ 4 Ủy ban hỗn hợp thương mại Việt Nam - Thái Lan vừa diễn ra, Việt Nam-Thái Lan đã thống nhất một số định hướng, giải pháp, kế hoạch hoạt động cụ thể cho quan hệ hợp tác giữa hai nước trong giai đoạn hậu Covid-19, hướng đến mục tiêu sớm đạt được kim ngạch thương mại song phương 25 tỷ USD.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, phía Thái Lan cho biết đã cấp phép nhập khẩu cho 4 loại hạt gồm: hạt ớt chuông, cà, khoai tây và ngô nhập khẩu vào Thái Lan, bên cạnh 5 loại trái cây đã được cấp phép từ trước (thanh long ruột trắng, thanh long ruột đỏ, vải, nhãn, xoài). Hiện nay, phía Việt Nam đang quan tâm đến tiếp cận thị trường cho các mặt hàng như bưởi, chanh leo, vú sữa, na, chôm chôm. Thái Lan quan tâm đến các mặt hàng chôm chôm, xoài, gia cầm, trứng giống gia cầm.

 

TIN TỨC KHÁC

Mít Thái rớt giá, nông dân Đồng Tháp thua lỗ

26-4-2022

Diện tích trồng mít Thái trong tỉnh Đồng Tháp hơn 3.000 ha; trong đó trồng nhiều nhất là huyện Tháp Mười,Thanh Bình, Cao Lãnh và huyện Châu Thành.

Tiền Giang đẩy nhanh cấp mã số vùng trồng cây ăn trái phục vụ xuất khẩu

19-4-2022

Nhằm đẩy mạnh xuất khẩu trái cây, tỉnh Tiền Giang đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số vùng trồng cây ăn trái.

Tiêu thụ ớt ở Trung Quốc gặp khó khăn do dịch Covid-19

19-4-2022

Dịch Covid-19 đã lan rộng đến nhiều nơi tại Trung Quốc gây ảnh hưởng cho ngành du lịch văn hóa nội địa, vận tải và nhà hàng. Đại dịch đã ảnh hưởng đến thị trường ngành ớt như thế nào và liệu có thể tiến hành giao dịch như bình thường được không?

Xuất khẩu rau quả gia tăng giá trị từ chuyển dịch thị trường

4-4-2022

Xuất khẩu rau quả Việt Nam những tháng đầu năm nay có sự sụt giảm khá mạnh. Bởi, thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc gặp nhiều khó khăn.

Thái Lan thúc đẩy xuất khẩu trái cây

8-4-2022

Thái Lan đặt mục tiêu tối đa hóa việc vận chuyển trái cây từ Thái Lan sang Trung Quốc thông qua các cặp cửa khẩu Nongkhai-Vientiane và Boten-Mohan.

Gặp khó tại Trung Quốc khiến xuất khẩu rau quả giảm mạnh

7-4-2022

(HQ Online) - Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tính chung 3 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam ước đạt 849 triệu USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2021.

Doanh nghiệp rau quả chuyển hướng sang thị trường Mỹ, EU

25-3-2022

2 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm gần 19% so với cùng kỳ năm trước trong khi xuất khẩu sang Mỹ, các nước châu Âu (EU) tăng mạnh. Các chuyên gia đánh giá đây là sự chuyển dịch thị trường có tính tích cực của ngành rau quả.

Xuất rau quả sang Mỹ, châu Âu: Đơn hàng tăng vọt

23-3-2022

Trong bối cảnh xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc gặp khó, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt bắt đầu chuyển hướng và tìm kiếm các thị trường mới để thay thế. Nhiều DN chấp nhận bỏ hàng trăm tỷ đồng đầu tư hệ thống, nhà máy chế biến để bước vào một cuộc chơi mới.

Nhiều đơn hàng rau quả xuất khẩu sang Nga phải ngừng

17-3-2022

Căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine đã gây ra những ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường này. Các đơn hàng với thị trường này đã phải ngừng do không có chuyến bay để vận chuyển.

Xuất khẩu rau quả giảm mạnh vì thị trường Trung Quốc không còn dễ tính

15-3-2022

Cục Xuất nhập khẩu cho biết 2 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt 261 triệu USD, giảm 26% so với cùng kỳ vì ùn ứ cửa khẩu và các quy định mới từ Lệnh 248 và 249.

Ớt tươi Việt Nam được xuất khẩu trở lại vào Trung Quốc

11-3-2022

Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), Cục Bảo vệ thực vật vừa nhận được thông báo từ Thương vụ Việt Nam tại Bắc kinh (Trung Quốc) về việc Tổng Cục Hải quan Trung Quốc cho phép Việt Nam xuất khẩu trở lại mặt hàng quả ớt tươi vào thị trường này.