RAU QUẢ

Thái Lan thúc đẩy xuất khẩu trái cây

Cập nhật ngày: 08 | 04 | 2022

Thái Lan đặt mục tiêu tối đa hóa việc vận chuyển trái cây từ Thái Lan sang Trung Quốc thông qua các cặp cửa khẩu Nongkhai-Vientiane và Boten-Mohan.

Nguồn: Bnews.vn

Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan sẽ triệu tập một cuộc họp của Ủy ban Trái cây vào ngày 7/4 để cải thiện các khía cạnh của việc xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc qua tuyến đường sắt Lào-Trung Quốc, từ các quy trình giao nhận giấy tờ, kiểm tra sản phẩm tới cách thức tránh chậm trễ.

 Thái Lan đã vận chuyển thành công lô trái cây gồm sầu riêng và dừa đến miền Nam Trung Quốc trên tuyến đường này. Hai container sầu riêng và một container dừa xuất phát hôm 27/3 từ ga Map Ta Phut ở tỉnh Rayong và được vận chuyển qua Lào để tới Trung Quốc sau ba ngày.

 

Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Thanakorn Wangboonkongchana cho biết Chính phủ cũng đặt mục tiêu tối đa hóa việc vận chuyển trái cây từ Thái Lan sang Trung Quốc thông qua các cặp cửa khẩu Nongkhai-Vientiane và Boten-Mohan, nơi có thể được sử dụng như một tuyến đường xuất khẩu thay thế.

Trong khuôn khổ việc này, Chính phủ Thái Lan sẽ phối hợp hậu cần với các cơ quan chức năng của Lào và Việt Nam liên quan đến một trạm kiểm soát ở Nakhon Phanom đến cảng Vũng Áng ở tỉnh Hà Tĩnh của Việt Nam. Tuyến đường này dài khoảng 300 km.

Ông Thanakorn cho biết Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã cùng Bộ Thương mại đã tìm kiếm hợp tác với các nước ASEAN và Trung Quốc để kết nối Thái Lan, Lào, Việt Nam và Trung Quốc thông qua Hành lang Kinh tế Đông Tây nhằm thúc đẩy hơn nữa các cơ hội kinh doanh.

Theo ông Alongkorn Ponlaboot, cố vấn của Bộ trưởng Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan, việc giao trái cây sử dụng mô hình vận chuyển đa phương thức, kết hợp giữa đường sắt và đường bộ. Ông Alongkorn nói rằng Trung Quốc đang xây dựng một khu vực kiểm dịch thực vật tại ga đường sắt Mohan, nơi trái cây cần được đưa qua một trạm kiểm soát.

Ông Alongkorn cho biết tuyến đường mới từ Nakhon Phanom đến cảng Vũng Áng thuộc tỉnh Hà Tĩnh của Việt Nam sẽ mở rộng xuất khẩu của Thái Lan đến các cảng Tân Châu, Nam Ninh, Quảng Châu, Thâm Quyến, Hạ Môn, Ninh Ba và Thượng Hải của Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc). Tuyến đường này cũng sẽ được sử dụng để xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản và châu Mỹ.

Trong khi đó, Bộ Thương mại Thái Lan đã lạc quan về triển vọng xuất khẩu trái cây, dự đoán các lô hàng xuất đi nước ngoài sẽ tăng trưởng 15% trong năm nay, đồng thời cam kết tăng tốc giải quyết các trở ngại đối với xuất khẩu và thúc đẩy bán hàng thông qua các hợp đồng ứng trước.

Bộ trưởng Thương mại Jurin Laksanawisit tháng trước cho biết Bộ Thương mại đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu trái cây trị giá 287,50 tỷ baht (khoảng 8,5 tỷ USD), bao gồm trái cây tươi, đông lạnh, sấy khô và đóng hộp. Trong số đó, 180 tỷ baht dự kiến đến từ Trung Quốc, tăng 65% so với một năm trước.

Theo báo cáo của Vụ Nội thương, tổng sản lượng trái cây trong vụ thu hoạch 2022 dự kiến tăng 13% lên 5,43 triệu tấn, chủ yếu là sầu riêng (tăng 22%), măng cụt (tăng 43%), nhãn (tăng 7,8%), chôm chôm (tăng 6%) và xoài (tăng 5%).

Khoảng 30% sản lượng sẽ được dành cho tiêu dùng trong nước và 70% dành cho xuất khẩu. Trong số các thị trường xuất khẩu, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu trái cây chính của Thái Lan, chiếm 65%, tiếp theo là Mỹ (10%), Hong Kong (4%), Việt Nam (3%) và Malaysia\ với 1%./.

Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan sẽ triệu tập một cuộc họp của Ủy ban Trái cây vào ngày 7/4 để cải thiện các khía cạnh của việc xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc qua tuyến đường sắt Lào-Trung Quốc, từ các quy trình giao nhận giấy tờ, kiểm tra sản phẩm tới cách thức tránh chậm trễ.

 

Thái Lan đã vận chuyển thành công lô trái cây gồm sầu riêng và dừa đến miền Nam Trung Quốc trên tuyến đường này. Hai container sầu riêng và một container dừa xuất phát hôm 27/3 từ ga Map Ta Phut ở tỉnh Rayong và được vận chuyển qua Lào để tới Trung Quốc sau ba ngày.
Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Thanakorn Wangboonkongchana cho biết Chính phủ cũng đặt mục tiêu tối đa hóa việc vận chuyển trái cây từ Thái Lan sang Trung Quốc thông qua các cặp cửa khẩu Nongkhai-Vientiane và Boten-Mohan, nơi có thể được sử dụng như một tuyến đường xuất khẩu thay thế.
Trong khuôn khổ việc này, Chính phủ Thái Lan sẽ phối hợp hậu cần với các cơ quan chức năng của Lào và Việt Nam liên quan đến một trạm kiểm soát ở Nakhon Phanom đến cảng Vũng Áng ở tỉnh Hà Tĩnh của Việt Nam. Tuyến đường này dài khoảng 300 km.
Ông Thanakorn cho biết Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã cùng Bộ Thương mại đã tìm kiếm hợp tác với các nước ASEAN và Trung Quốc để kết nối Thái Lan, Lào, Việt Nam và Trung Quốc thông qua Hành lang Kinh tế Đông Tây nhằm thúc đẩy hơn nữa các cơ hội kinh doanh.
Theo ông Alongkorn Ponlaboot, cố vấn của Bộ trưởng Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan, việc giao trái cây sử dụng mô hình vận chuyển đa phương thức, kết hợp giữa đường sắt và đường bộ. Ông Alongkorn nói rằng Trung Quốc đang xây dựng một khu vực kiểm dịch thực vật tại ga đường sắt Mohan, nơi trái cây cần được đưa qua một trạm kiểm soát.
Ông Alongkorn cho biết tuyến đường mới từ Nakhon Phanom đến cảng Vũng Áng thuộc tỉnh Hà Tĩnh của Việt Nam sẽ mở rộng xuất khẩu của Thái Lan đến các cảng Tân Châu, Nam Ninh, Quảng Châu, Thâm Quyến, Hạ Môn, Ninh Ba và Thượng Hải của Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc). Tuyến đường này cũng sẽ được sử dụng để xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản và châu Mỹ.
Trong khi đó, Bộ Thương mại Thái Lan đã lạc quan về triển vọng xuất khẩu trái cây, dự đoán các lô hàng xuất đi nước ngoài sẽ tăng trưởng 15% trong năm nay, đồng thời cam kết tăng tốc giải quyết các trở ngại đối với xuất khẩu và thúc đẩy bán hàng thông qua các hợp đồng ứng trước.
Bộ trưởng Thương mại Jurin Laksanawisit tháng trước cho biết Bộ Thương mại đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu trái cây trị giá 287,50 tỷ baht (khoảng 8,5 tỷ USD), bao gồm trái cây tươi, đông lạnh, sấy khô và đóng hộp. Trong số đó, 180 tỷ baht dự kiến đến từ Trung Quốc, tăng 65% so với một năm trước.
Theo báo cáo của Vụ Nội thương, tổng sản lượng trái cây trong vụ thu hoạch 2022 dự kiến tăng 13% lên 5,43 triệu tấn, chủ yếu là sầu riêng (tăng 22%), măng cụt (tăng 43%), nhãn (tăng 7,8%), chôm chôm (tăng 6%) và xoài (tăng 5%).
Khoảng 30% sản lượng sẽ được dành cho tiêu dùng trong nước và 70% dành cho xuất khẩu. Trong số các thị trường xuất khẩu, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu trái cây chính của Thái Lan, chiếm 65%, tiếp theo là Mỹ (10%), Hong Kong (4%), Việt Nam (3%) và Malaysia\ với 1%./.

TIN TỨC KHÁC

Gặp khó tại Trung Quốc khiến xuất khẩu rau quả giảm mạnh

7-4-2022

(HQ Online) - Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tính chung 3 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam ước đạt 849 triệu USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2021.

Doanh nghiệp rau quả chuyển hướng sang thị trường Mỹ, EU

25-3-2022

2 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm gần 19% so với cùng kỳ năm trước trong khi xuất khẩu sang Mỹ, các nước châu Âu (EU) tăng mạnh. Các chuyên gia đánh giá đây là sự chuyển dịch thị trường có tính tích cực của ngành rau quả.

Xuất rau quả sang Mỹ, châu Âu: Đơn hàng tăng vọt

23-3-2022

Trong bối cảnh xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc gặp khó, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt bắt đầu chuyển hướng và tìm kiếm các thị trường mới để thay thế. Nhiều DN chấp nhận bỏ hàng trăm tỷ đồng đầu tư hệ thống, nhà máy chế biến để bước vào một cuộc chơi mới.

Nhiều đơn hàng rau quả xuất khẩu sang Nga phải ngừng

17-3-2022

Căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine đã gây ra những ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường này. Các đơn hàng với thị trường này đã phải ngừng do không có chuyến bay để vận chuyển.

Xuất khẩu rau quả giảm mạnh vì thị trường Trung Quốc không còn dễ tính

15-3-2022

Cục Xuất nhập khẩu cho biết 2 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt 261 triệu USD, giảm 26% so với cùng kỳ vì ùn ứ cửa khẩu và các quy định mới từ Lệnh 248 và 249.

Ớt tươi Việt Nam được xuất khẩu trở lại vào Trung Quốc

11-3-2022

Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), Cục Bảo vệ thực vật vừa nhận được thông báo từ Thương vụ Việt Nam tại Bắc kinh (Trung Quốc) về việc Tổng Cục Hải quan Trung Quốc cho phép Việt Nam xuất khẩu trở lại mặt hàng quả ớt tươi vào thị trường này.

Xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, ngành rau quả chuyển hướng

10-3-2022

Kim ngạch xuất khẩu rau quả 2 tháng đầu năm 2022 chỉ đạt 534 triệu USD, giảm 12,3% so với cùng kỳ năm trước. Xu hướng chuyển dịch xuất khẩu rau quả sang các thị trường ngoài Trung Quốc, nhất là những thị trường khó tính, tiếp tục thể hiện rõ nét ngay trong tháng đầu năm…

Giá thanh long sụt giảm còn 3.000 đồng/kg vì xe trái cây không được lên cửa khẩu

16-2-2022

Hiện, khu vực cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn đang có khoảng 1.800 xe hàng hóa chờ thông quan, tỉnh không tiếp nhận thêm hàng trái cây tươi kể từ ngày 16/2. Do đó, giá trái cây lao dốc, đặc biệt là thanh long.

Mỹ đình chỉ nhập khẩu quả bơ từ Mexico

15-2-2022

Mỹ đã đình chỉ nhập khẩu quả bơ từ bang Michoacan, miền Tây Mexico sau khi một thanh tra Mỹ nhận được điện thoại đe dọa.

Tôi sẽ kể câu chuyện về trái cây, nông sản Việt ra toàn thế giới!

8-2-2022

Đầu năm mới 2022, ông Paul Le, Phó Chủ tịch Tập đoàn Central Retail chia sẻ câu chuyện trở về Việt Nam và hành trình quảng bá thương hiệu cho trái cây, nông sản Việt.

Xúc tiến xuất khẩu thanh long sang thị trường Ấn Độ

21-1-2022

Thị trường Ấn Độ đánh giá khá tốt trái thanh long vì có lợi cho sức khỏe, hương vị thơm, nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng hết cơ hội của thị trường lớn này bởi rào cản về khoảng cách địa lý, thông tin, chính sách xuất nhập khẩu...

Vân Nam (Trung Quốc) khôi phục thông quan nhập khẩu thanh long Việt Nam

19-1-2022

Ngày 12/1/2022, chính quyền Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã chính thức khôi phục thông quan nhập khẩu các mặt hàng trái cây tươi (bao gồm thanh long), hàng đông lạnh tại cửa khẩu Hà Khẩu (phía Việt Nam là cửa khẩu Kim Thành II, Lào Cai).