RAU QUẢ

Xúc tiến xuất khẩu thanh long sang thị trường Ấn Độ

Cập nhật ngày: 21 | 01 | 2022

Thị trường Ấn Độ đánh giá khá tốt trái thanh long vì có lợi cho sức khỏe, hương vị thơm, nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng hết cơ hội của thị trường lớn này bởi rào cản về khoảng cách địa lý, thông tin, chính sách xuất nhập khẩu...

Nguồn: Vietnambiz.vn

Chưa tận dụng hết cơ hội

Bộ Công Thương và Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã luôn chú trọng tạo thuận lợi cho việc đưa trái thanh long vào thị trường Ấn Độ, hỗ trợ doanh nghiệp kết nối với nhà nhập khẩu Ấn Độ, xúc tiến quảng bá trái thanh long Việt Nam với người tiêu dùng Ấn Độ. 

Sau các chương trình quảng bá và xúc tiến thương mại, người dân Ấn Độ biết đến và ưa chuộng thanh long Việt Nam nhiều hơn, lượng xuất khẩu từ Việt Nam sang Ấn Độ không ngừng tăng.

Tuy là thị trường tiềm năng nhưng ông Đỗ Quốc Hưng cho rằng, hoạt động xuất khẩu thanh long sang Ấn Độ vẫn còn chưa tận dụng hết cơ hội của thị trường lớn này.

Bởi rào cản lớn nhất trong việc tiếp cận thị trường Ấn Độ phần nào đến từ khoảng cách địa lý, tiếp cận thông tin về quy định, chính sách xuất nhập khẩu cũng như phòng dịch của Ấn Độ còn hạn chế.

Ngoài ra, Ấn Độ cũng là một thị trường thường đưa ra các chính sách mới, đột ngột, gây khó khăn cho doanh nghiệp nếu như không được phổ biến kịp thời.

 
Xúc tiến xuất khẩu thanh long sang thị trường Ấn Độ - Ảnh 1.

Thị trường Ấn Độ ưa chuộng trái thanh long trong các lễ cưới hỏi. (Ảnh minh họa: Tân Nam Chinh)

Mặt khác, thị trường này cũng bắt đầu triển khai trồng thanh long tại một số bang như Maharashtra, Karnataka, Andhra Pradesh, West Bengal, Telangana, Tamil Nadu, Odisha, Gujarat, quần đảo Andaman - Nicobar, và một số bang vùng Đông Bắc Ấn Độ với diện tích khoảng 3.000 - 4.000 ha và sản lượng đạt 12.000 tấn/năm.

Theo ông Biện Tấn Tài – Phó Giám đốc Sở Công Thương Bình Thuận, thời gian qua, xuất khẩu thanh long của tỉnh gặp khó khăn trong tiêu thụ do bị đứt gãy chuỗi cung ứng bởi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến kim ngạch xuất khẩu giảm.

Tại tỉnh Bình Thuận, diện tích cho thu hoạch từ nay đến tháng 3/2022 khoảng 19.350ha chiếm khoảng 30% tổng diện tích thanh long hiện có, sản lượng khoảng 236.780 tấn.

Vì vậy, ông Biện Tấn Tài kỳ vọng sẽ có thêm nhiều đối tác quan tâm và lựa chọn sản phẩm thanh long Việt Nam cũng như của tỉnh Bình Thuận, nhiều hợp đồng kết nối giao thương, tiêu thụ thanh long được ký kết.

Cần chiến lược dài hơi

Thống kê của Bộ Công Thương Ấn Độ cho thấy, thị phần xuất khẩu thanh long của Việt Nam tăng mạnh từ 27% trong năm tài chính 2014 - 2015 lên 52% năm 2018 – 2019 và chiếm gần 90% tổng lượng thanh long nhập khẩu của Ấn Độ trong 7 tháng gần đây.

Nhận định về thị trường Ấn Độ, ông Bùi Trung Thướng - Tham tán thương mại Việt Nam tại Ấn Độ cho rằng, nhìn chung sản lượng này là thấp và chất lượng thanh long Ấn Độ không ngon và ngọt như thanh long Việt Nam. Đây cũng chính là cơ hội để mặt hàng này mở rộng hơn vào thị trường 1,4 tỷ dân.

Hơn nữa, thanh long chủ yếu xuất hiện ở các khách sạn, các buổi tiệc, không xuất hiện nhiều trong các nhà hàng và nhất là tại các siêu thị, quầy bán hàng hoa quả, bán hàng rong. Bởi đến nay, vẫn nhiều người dân Ấn Độ không biết cách ăn hay chế biến loại hoa quả này.

Nhằm thúc đẩy tiêu thụ thanh long Việt Nam tại Ấn Độ, ông Đỗ Thanh Hải - Tham tán Công sứ của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ khuyến cáo các địa phương, doanh nghiệp cần có chiến lược lâu dài, bền vững khi xuất thanh long vào thị trường Ấn Độ. 

Mặt khác, các cơ quan ban ngành, doanh nghiệp cần quan tâm đúng mức thị trường Ấn Độ đối với tiêu thụ thanh long Việt Nam.

Cùng với đó, có sự đầu tư thời gian, công sức và tài chính đối với việc xúc tiến thương mại thanh long Việt Nam tại thị trường Ấn Độ và chương trình quảng bá lớn, đa dạng về hình thức, để đông đảo người dân Ấn Độ biết đến thanh long Việt Nam.

Theo ông Đỗ Thanh Hải, cần có phối hợp chặt chẽ hơn giữa giữa Đại sứ quán, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong việc trao đổi thông tin thị trường, mùa vụ, giá cả, doanh nghiệp, mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói.

Ngoài ra, các hiệp hội, doanh nghiệp xuất khẩu thanh long Việt Nam quan tâm hơn nữa đến thị trường này để nghiên cứu thị trường và tương tác nhiều hơn với các đối tác Ấn Độ.

Hơn nữa, các hiệp hội, doanh nghiệp nên xây dựng mức giá hợp lý tại thị trường Ấn Độ, không cạnh tranh lẫn nhau về giá; đảm bảo chữ tín và chất lượng sản phẩm.

Đáng lưu ý, việc ký kết hợp đồng phải đảm bảo chặt chẽ nhất là điều khoản về chất lượng, kiểm tra hàng và điều khoản thanh toán, tránh chấp nhận thanh toán trả sau.

Hội nghị được chia thành 3 phiên: Phiên 1 dành chủ yếu cho các diễn giả và doanh nghiệp Việt Nam, trao đổi về tiềm năng và vị trí của thị trường Ấn Độ đối với thanh long Việt Nam. 

Phiên 2 trao đổi về đặc điểm thị trường Ấn Độ, tiềm năng thị trường Ấn Độ, hệ thống phân phối trái cây tại Ấn Độ và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ thanh long Việt Nam tại Ấn Độ, theo góc nhìn của các nhà nhập khẩu và bán buôn trái cây tại Ấn Độ. 

Phiên 3 là phiên kết nối các doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ có nhu cầu giao thương, trao đổi thông tin.

TIN TỨC KHÁC

Vân Nam (Trung Quốc) khôi phục thông quan nhập khẩu thanh long Việt Nam

19-1-2022

Ngày 12/1/2022, chính quyền Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã chính thức khôi phục thông quan nhập khẩu các mặt hàng trái cây tươi (bao gồm thanh long), hàng đông lạnh tại cửa khẩu Hà Khẩu (phía Việt Nam là cửa khẩu Kim Thành II, Lào Cai).

Trung Quốc tăng mạnh nhập rau quả chế biến từ Việt Nam, Hoa Kỳ

20-1-2022

Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu chủng loại hàng rau quả chế biến từ hầu hết các thị trường cung cấp, trừ thị trường Thái Lan. Trong đó, Hoa Kỳ và Việt Nam là 2 thị trường cung cấp lớn nhất chủng loại hàng rau quả chế biến cho Trung Quốc trong 11 tháng năm 2021.

1.000 tấn mít được chế biến, tham gia xúc tiến tại Australia

20-1-2022

200 tấn mít đông lạnh loại 1, tương đương 1.000 tấn mít nguyên liệu đã được các nhà nhập khẩu, chủ lực là Công ty VINREC Australia đăng ký tham gia chương trình xúc tiến do Thương vụ Việt Nam tại Australia tổ chức.

Thanh long được thông quan trở lại ở cửa khẩu Kim Thành sau 5 tháng gián đoạn

12-1-2022

Kể từ ngày 12/1, mặt hàng thanh long được thông quan trở lại ở cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai) sau 5 tháng gián đoạn. Điều này sẽ giúp giảm áp lực cho các cửa khẩu khác và tạo điều kiện cho nông dân bán được giá cao.

Phú Thọ xuất khẩu 40 tấn bưởi Đoan Hùng đầu tiên đi thị trường Nga

10-1-2022

Ngày 8/1, Công ty cổ phần Công nghệ nông nghiệp hữu cơ Kim Hằng Lục Ngạn xuất khẩu lô bưởi Đoan Hùng đầu tiên 36.000 quả với trọng lượng 40 tấn đi thị trường Cộng hòa Liên bang Nga.

Việt Nam nên giảm diện tích trồng thanh long vì xuất khẩu sang Trung Quốc bấp bênh?

7-1-2022

Xuất khẩu thanh long có thể gặp khó khi diện tích trồng của Trung Quốc ngày càng phình to, tương đương với Việt Nam. Hiện, có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc Việt Nam nên giảm diện tích thanh long.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Phải qua Tết Nguyên đán tình hình ách tắc cửa khẩu mới dần được giải quyết

7-1-2022

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng phải qua Tết Nguyên đán, tình hình ách tắc cửa khẩu mới dần được giải quyết. Giải pháp trước mắt để là mời các doanh nghiệp bán lẻ, chế biến sâu trong nước để kết nối tiêu thụ nông sản, đặc biệt là thanh long.

Trung Quốc cho phép vận chuyển trái cây Thái Lan bằng đường sắt qua cửa khẩu Bằng Tường

5-1-2022

Trung Quốc sẽ cho phép vận chuyển trái cây Thái Lan bằng đường sắt qua cửa khẩu Bằng Tường (Ping Xiang) ở Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây từ ngày 4/1.

Cấp 20 mã số vùng trồng rau đủ tiêu chuẩn xuất khẩu

4-1-2022

Với 20 mã số vừa được cấp mới này và sản phẩm rau gia vị đã được cấp mã số xuất khẩu châu Âu, Hải Dương là tỉnh đầu tiên được cấp mã số vùng trồng cho sản phẩm rau, củ đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Trung Quốc tạm ngừng nhập khẩu thanh long đến 26/1/2022

30-12-2021

Cơ quan chức năng của Lạng Sơn cho biết đã nhận được thông tin về việc Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu thanh long từ 29/12/2021 đến 26/1 năm sau.

Xuất khẩu rau quả khó giữ đà tăng trưởng vì chính sách 'Zero COVID' của Trung Quốc

30-12-2021

Lũy kế 11 tháng, giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 3,2 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2020. Song, đà tăng trưởng của ngành hàng này đang bị cản trở bởi chính sách "Zero COVID" của Trung Quốc.

Hai con số giật mình: Thảm cảnh tắc hàng sang Trung Quốc còn lâu mới hết

28-12-2021

Với cách làm hiện nay, ùn tắc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc mỗi mùa thu hoạch rộ hay khi Trung Quốc có chính sách bất thường khó chấm dứt.