RAU QUẢ

Bến Tre lập các đội thu mua dừa hỗ trợ nông dân

Cập nhật ngày: 20 | 08 | 2021

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tỉnh Bến Tre đã tổ chức các đội thu mua dừa nhằm hỗ trợ không để ảnh hưởng tới đời sống người dân, đảm bảo mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế.

Nguồn: Bnews.vn

Ông Lê Văn Phong, ở xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm vừa chuyển hơn 8.000 trái dừa xiêm xanh (dừa uống nước) từ nhà đến vựa dừa thu mua.

Ông Phong cho hay, dừa xiêm xanh của gia đình đã đến lứa bán, nhưng do ảnh hưởng dịch bệnh, thương lái, nhân công không thể vào tận vườn thu mua nên ông phải tự hái dừa rồi chuyển xe ra cho thương lái.

Ông Phong vui mừng khi có thương lái thu mua dừa vì nếu trái dừa khô sẽ không bán được và cây dừa sẽ bị ảnh hưởng năng suất cho các đợt hái tiếp theo. Ông mong muốn, các ngành chức năng hỗ trợ để cho thương lái, nhân công đến vườn thu mua dừa khi vì nhiều hộ dân trong vùng vận chuyển khó khăn.

Ông Nguyễn Thành Đạt, chủ vựa thu mua dừa xiêm xanh ở xã Bình Hòa, huyện Giồng Trôm cho biết, do tình hình dịch bệnh phức tạp, việc vận chuyển dừa đến các tỉnh rất khó khăn, giá thu mua cũng không có lãi.

Nhưng, để hỗ trợ phần nào khó khăn của người nông dân trong mùa dịch, ông vẫn thu mua cho các hộ dân thường xuyên bán cho ông. Tuy nhiên, vựa dừa của ông chỉ thu mua được cho các hộ dân trong xã và các hộ dân tự chở dừa tới nên lượng thu mua chỉ được hơn 40% số hộ dân trước đó. Ông Đạt hy vọng, nếu được hỗ trợ thu mua ngoài xã, vận chuyển thuận lợi sẽ nâng cao hiệu quả tiêu thụ dừa trong thời gian tới.

Theo bà Trần Thị Nương, thương lái thu mua dừa khô nguyên liệu tại xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm, để hỗ trợ người dân, bà đã lập đội thu mua dừa tại các hộ dân đã bán cho bà trước đây.

Bà Nương chia sẻ, đội thu mua không tổ chức hái dừa, chỉ thu mua cho người dân đã hái sẵn rồi bán lại cho các công ty sơ chế để đảm bảo phòng dịch. Trường hợp nhà vườn không có điều kiện hái sẵn thì để thu mua sau vì dừa khô nguyên liệu thời gian trữ lâu, ít bị hỏng.

Ông Nguyễn Thanh Tâm, Phó Chủ tịch UBND xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm cho biết, kinh tế của người nông dân của xã chủ yếu nhờ vào cây dừa với 1.900 ha.

Nhằm hỗ trợ nông dân tiêu thụ dừa, xã Châu Bình thành lập 16 tổ thu mua là các thương lái thu mua dừa trước đây. UBND xã tạo điều kiện các tổ thu mua xét nghiệm COVID-19, cấp giấy thông hành di chuyển nội bộ trong xã để mua dừa của người dân.

Sau đó sẽ có công ty đến thu gom về nhà máy sản xuất. Các tổ thu mua đảm bảo thự hiện nghiêm quy định 5K, địa phương sẽ kiểm tra thường xuyên và yêu cầu các tổ thu mua không tiếp xúc trực tiếp với nhà vườn.

Hiện tại xã Châu Bình chưa phát hiện F0 trong cộng đồng, là "vùng xanh" đảm bảo dịch bệnh. Do đó, địa phương tuyên truyền, khuyến cáo người dân chủ động hái dừa; tự sử dụng lực lượng lao động của gia đình, không thuê nhân công thu hái để đảm bảo phòng dịch hiệu quả.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bến Tre, tỉnh có hơn 74.000 ha dừa, chủ yếu là dừa khô nguyên liệu với 20% diện tích dừa uống nước.

Ông Huỳnh Quang Đức, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre cho hay, tình hình dịch bệnh kéo dài ảnh hưởng đến hoạt động thu mua và cung ứng nguyên liệu sản xuất cho các nhà máy chế biến các sản phẩm từ dừa. Do vậy, ngành chức năng đã có nhiều biện pháp hỗ trợ cho người dân tiêu thụ được dừa, nhất là dừa uống nước.

Bởi, dừa uống nước thu hoạch theo chu kỳ, nếu để quá lứa sẽ không bán được và ảnh hưởng đến các kỳ cho quả sau đó. Riêng dừa khô nguyên liệu, ngành chức năng có phương án đến từng địa phương, tổ chức các tổ hỗ trợ thu mua cho người dân để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.

Theo ông Huỳnh Quang Đức, dừa khô nguyên liệu có khả năng dự trữ tốt, ít bị hỏng nên khuyến khích người dân kéo dài thời gian thu hoạch mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Ngoài ra, ngành chức năng cũng yêu cầu các cơ sở thu mua, chế biến, các doanh nghiệp luôn đảm bảo an toàn phòng dịch; tuân thủ yêu cầu tổ chức "3 tại chỗ" của các doanh nghiệp, cở sở kinh doanh thu mua, đảm bảo đạt hiệu quả trong mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế./.

TIN TỨC KHÁC

ĐẮK LẮK XÂY DỰNG HAI PHƯƠNG ÁN TIÊU THỤ SẦU RIÊNG

16-8-2021

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Công văn số 7640/KH-UBND ngày 12/8/2021 về kế hoạch tiêu thụ bơ, sầu riêng trong tình hình dịch COVID-19 niên vụ 2021.

Sầu riêng Ri6 của Việt Nam 'cháy hàng' tại Australia, giá hơn 400.000 đồng/kg

10-8-2021

Hơn 15 tấn sầu riêng đông lạnh xuất sang Australia đã “cháy hàng” chỉ trong hai ngày phân phối. Ngoài ra, 45 tấn sầu riêng Ri6 đang trên biển cũng đang tình trạng “cháy hàng” vì các cửa hàng đặt mua hết.

TÌM HƯỚNG CHO THANH LONG THÂM NHẬP SÂU VÀO ẤN ĐỘ, PAKISTAN

9-8-2021

Theo các chuyên gia, để phát triển xuất khẩu thanh long tươi và sản phẩm chế biến từ thanh long sang Ấn Độ, Pakistan, các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam cần đặc biệt chú ý phát triển vùng trồng chất lượng cao, đáp ứng đúng những quy định, yêu cầu khắt khe của thị trường, thay vì mở rộng diện tích.

Lần đầu tiên nhãn lồng Hưng Yên lên sàn thương mại điện tử

4-8-2021

Nhãn lồng Hương Chi (Hưng Yên) - đặc sản tiến vua, trước mắt sẽ được mở bán cho khách hàng tại Hà Nội từ ngày 3/8 đến 8/8/2021

Chi phí logistics tăng phi mã, doanh nghiệp xuất khẩu trái cây điêu đứng

2-8-2021

Hiện nay, chi phí logistics đi Mỹ tăng gấp 10 lần so với thời điểm trước khi dịch COVID-19 bùng phát. Giá logistics tăng phi mã khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đang phải đấu tranh nên tiếp tục hay dừng lại?

ĐBSCL: Lo âu nông sản ùn ứ, rớt giá

29-7-2021

Nông dân ĐBSCL đang lo ngại nông sản rớt giá, ùn ứ khi nhiều chợ đầu mới ở TP.HCM đóng cửa và một số địa phương trong khu vực thực hiện giãn cách xã hội.

Nhiều lợi thế, chuối Việt vẫn chỉ chiếm 1,9% thị phần tại Hàn Quốc

27-7-2021

Việt Nam có nhiều lợi thế tăng thị phần trái chuối tại thị trường Hàn Quốc do có ưu thế thuế quan nhập khẩu thấp nhờ được hưởng lợi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA). Tuy nhiên, trái chuối của Việt Nam phải cạnh tranh với trái chuối Philippines-thị trường cung cấp chuối lớn nhất cho Hàn Quốc.

Đồng Tháp tìm đầu ra cho trái nhãn

26-7-2021

Từ nay đến cuối năm, huyện Châu Thành có gần 800 ha nhãn cho thu hoạch, ước hơn 11 ngàn tấn trái, riêng tháng 7 và 8/2021 thu hoạch hơn 4.700 tấn.

Sơn La xuất khẩu nhãn sang thị trường EU và Vương quốc Anh

22-7-2021

Tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ công bố quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu "Nhãn Sơn La" và cắt băng khởi hành lô nhãn Sông Mã – Sơn La xuất khẩu sang thị trường EU và Vương quốc Anh năm 2021.

Nhãn Hưng Yên sẽ được kết nối tiêu thụ với 21 quốc gia, vùng lãnh thổ

14-7-2021

Hội nghị kết nối cung cầu, tiêu thụ nhãn và nông sản tỉnh Hưng Yên năm 2021 sẽ được thực hiện theo phương thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, với điểm cầu chính tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Hưng Yên, kết nối với 15 điểm cầu tỉnh, thành trong nước, gần 60 điểm cầu chính ở nước ngoài từ 21 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Bắc Giang thu về hơn 6.800 tỷ đồng từ vụ vải thiều 2021

12-7-2021

Tổng doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ ước đạt 6.821 tỷ đồng. Con số này tương đương với năm có doanh thu cao nhất.