RAU QUẢ

TÌM HƯỚNG CHO THANH LONG THÂM NHẬP SÂU VÀO ẤN ĐỘ, PAKISTAN

Cập nhật ngày: 09 | 08 | 2021

Theo các chuyên gia, để phát triển xuất khẩu thanh long tươi và sản phẩm chế biến từ thanh long sang Ấn Độ, Pakistan, các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam cần đặc biệt chú ý phát triển vùng trồng chất lượng cao, đáp ứng đúng những quy định, yêu cầu khắt khe của thị trường, thay vì mở rộng diện tích.

Nguồn: Vietnambiz.vn

Ngày 5/8, tại Hội nghị giao thương trực tuyến thanh long Việt Nam với các đối tác Ấn Độ và Pakistan 2021, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), cho biết, thanh long được xác định là loại trái cây có lợi thế cạnh tranh đứng thứ nhất trong 11 loại trái cây ở Việt Nam. 

Thanh long cũng được xếp vào nhóm mặt hàng trái cây xuất khẩu chủ lực và thường nằm trong nhóm sản phẩm xuất khẩu tỷ đô của Việt Nam trong những năm qua.

Ông Phạm Sanh Châu, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ấn Độ cho biết, thị trường Ấn Độ rất giàu tiềm năng cho hàng trái cây của Việt Nam nói chung và thanh long nói riêng. Ấn Độ có 1,4 tỷ dân, trong đó 60% người dân nước này ăn chay, món ăn của họ chủ yếu là rau quả. 

Trung bình khoảng mỗi người dân Ấn Độ sử dụng 3kg trái cây trong 1 tháng, theo đó cả nước sẽ tiêu thụ khoảng 48 triệu tấn/năm. Trong khi đó, Ấn Độ là thị trường dễ tính. Đây là điều kiện thuận lợi để trái cây của Việt Nam nói chung và thanh long nói riêng có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang nước này.

Phân tích sâu về thị trường thanh long, ông Bùi Trung Thướng, Tham tán, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ chia sẻ, nhu cầu của Ấn Độ về mặt hàng này khá tốt vì sản phẩm có lợi cho sức khỏe, hương vị thơm, nhiều dinh dưỡng. Hiện nay, Ấn Độ chủ yếu nhập khẩu thanh long từ Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Sri Lanka.

Năm 2019-2020 kim ngạch xuất khẩu thanh long của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 9,86 triệu USD, tăng gần 100% so với năm trước đó. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dich COVID-19 nên năm 2020 – 2021, kim ngạch xuất khẩu thanh long Việt Nam sang Ấn Độ giảm khoảng 25% so với năm trước.

Đối với thị trường Pakistan, ông Nguyễn Tiên Phong, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Pakistan cho biết, với dân số hơn 200 triệu dân nhưng Pakistan chưa nhập khẩu trái cây nên thị trường này có rất nhiều tiềm năng cho hàng trái cây Việt Nam nói chung và thanh long nói riêng. 

Đáng chú ý, Pakistan là thị trường dễ tính, hướng vào những mặt hàng ngon, rẻ, phù hợp với sản phẩm của Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp Việt nên tìm hướng để khai thác thị trường này.

Theo các chuyên gia, để phát triển xuất khẩu thanh long tươi và sản phẩm chế biến từ thanh long sang Ấn Độ, Pakistan, các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam cần đặc biệt chú ý phát triển vùng trồng chất lượng cao, đáp ứng đúng những quy định, yêu cầu khắt khe của thị trường, thay vì mở rộng diện tích. 

Một khi có sản phẩm chất lượng đảm bảo thì việc tìm kiếm, phát triển thị trường, duy trì vị thế cạnh tranh sẽ thuận lợi và bền vững hơn rất nhiều.

Đối với thị trường Pakistan, ông Nguyễn Tiền Phong lưu ý, các doanh nghiệp Việt Nam phải tạo ra nhu cầu thị trường, tìm hiểu văn hóa sử dụng trái cây của người dân bản địa rồi làm những clip hướng theo thói quen tiêu dùng của họ, ví dụ như clip giới thiệu sử dụng thanh long làm sinh tố...

Ngoài ra, do chưa có đường bay trực tiếp sang Pakistan nên hàng hóa chủ yếu vận chuyển qua cảng biển, mất nhiều thời gian, nên cần áp dụng công nghệ trong bảo quản sản phẩm.

“Các doanh nghiệp có thể gửi thông tin, tờ rơi, clip giới thiệu, hàng mẫu tới Đại sứ quán, chúng tôi sẽ giúp đi quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng Pakistan”, ông Nguyễn Tiền Phong nhấn mạnh.

Bà Nguyễn Thị Điệp Hà, Phụ trách Thương vụ, Thương vụ Việt Nam tại Pakistan thì lưu ý doanh nghiệp Việt Nam những quy định đối với nhãn mác của sản phẩm khi nhập khẩu vào Pakistan. 

Cụ thể, các thành phần và chi tiết của sản phẩm (thành phần dinh dưỡng, hướng dẫn sử dụng…) trên bao bì phải được in bằng tiếng Urdu và tiếng Anh; logo của cơ quan chứng nhận Halal phải được in trên bao bì bán lẻ; hàng nhập khẩu phải có phải có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Hồi giáo do cơ quan có thẩm quyền cấp.

TIN TỨC KHÁC

Lần đầu tiên nhãn lồng Hưng Yên lên sàn thương mại điện tử

4-8-2021

Nhãn lồng Hương Chi (Hưng Yên) - đặc sản tiến vua, trước mắt sẽ được mở bán cho khách hàng tại Hà Nội từ ngày 3/8 đến 8/8/2021

Chi phí logistics tăng phi mã, doanh nghiệp xuất khẩu trái cây điêu đứng

2-8-2021

Hiện nay, chi phí logistics đi Mỹ tăng gấp 10 lần so với thời điểm trước khi dịch COVID-19 bùng phát. Giá logistics tăng phi mã khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đang phải đấu tranh nên tiếp tục hay dừng lại?

ĐBSCL: Lo âu nông sản ùn ứ, rớt giá

29-7-2021

Nông dân ĐBSCL đang lo ngại nông sản rớt giá, ùn ứ khi nhiều chợ đầu mới ở TP.HCM đóng cửa và một số địa phương trong khu vực thực hiện giãn cách xã hội.

Nhiều lợi thế, chuối Việt vẫn chỉ chiếm 1,9% thị phần tại Hàn Quốc

27-7-2021

Việt Nam có nhiều lợi thế tăng thị phần trái chuối tại thị trường Hàn Quốc do có ưu thế thuế quan nhập khẩu thấp nhờ được hưởng lợi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA). Tuy nhiên, trái chuối của Việt Nam phải cạnh tranh với trái chuối Philippines-thị trường cung cấp chuối lớn nhất cho Hàn Quốc.

Đồng Tháp tìm đầu ra cho trái nhãn

26-7-2021

Từ nay đến cuối năm, huyện Châu Thành có gần 800 ha nhãn cho thu hoạch, ước hơn 11 ngàn tấn trái, riêng tháng 7 và 8/2021 thu hoạch hơn 4.700 tấn.

Sơn La xuất khẩu nhãn sang thị trường EU và Vương quốc Anh

22-7-2021

Tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ công bố quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu "Nhãn Sơn La" và cắt băng khởi hành lô nhãn Sông Mã – Sơn La xuất khẩu sang thị trường EU và Vương quốc Anh năm 2021.

Nhãn Hưng Yên sẽ được kết nối tiêu thụ với 21 quốc gia, vùng lãnh thổ

14-7-2021

Hội nghị kết nối cung cầu, tiêu thụ nhãn và nông sản tỉnh Hưng Yên năm 2021 sẽ được thực hiện theo phương thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, với điểm cầu chính tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Hưng Yên, kết nối với 15 điểm cầu tỉnh, thành trong nước, gần 60 điểm cầu chính ở nước ngoài từ 21 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Bắc Giang thu về hơn 6.800 tỷ đồng từ vụ vải thiều 2021

12-7-2021

Tổng doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ ước đạt 6.821 tỷ đồng. Con số này tương đương với năm có doanh thu cao nhất.

Mùa vải lịch sử và kỳ tích từ tâm dịch Bắc Giang

8-7-2021

Bắc Giang vừa trải qua mùa vải thiều có thể nói là khó khăn nhất trong lịch sử khi dịch bệnh bùng phát, nhưng lại lập được những kỷ lục mới về sản lượng, chất lượng và tiêu thụ.

Kích hoạt luồng xanh, 40.000 tấn vải thiều thẳng đường sang Trung Quốc

2-7-2021

Nhờ kích hoạt luồng xanh, 40.000 tấn vải thiều của tỉnh Bắc Giang, Hải Dương được xuất khẩu sang Trung Quốc đúng thời gian, đảm bảo chất lượng.

Đạt được thỏa thuận đơn giản quy trình thông quan, rau quả xuất khẩu sang Trung Quốc tăng hơn 16%

6-7-2021

5 tháng đầu năm 2021 rau quả xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 1,05 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ trọng tăng 1,3 điểm phần trăm so với 5 tháng đầu năm ngoái.