LÚA GẠO

'Cha đẻ' gạo ST25 muốn nhượng lại bản quyền giống cho Nhà nước

Cập nhật ngày: 06 | 05 | 2021

Thứ trưởng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cho biết, ông Hồ Quang Cua muốn nhượng lại bản quyền và Bộ sẽ tính nguồn tiền, xin phép Chính phủ mua lại.

Theo VnExpress

Thông tin trên được ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn chia sẻ với VnExpress chiều ngày 5/5.

Với nguyện vọng của nhóm tác giả này, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn sẽ cân đối nguồn tiền trong chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030, để mua lại bản quyền này.

"Chúng tôi sẽ xin phép Chính phủ thực hiện do đây là trường hợp chưa có tiền lệ", ông Tiến nói.

Sau khi mua lại bản quyền giống lúa ST25, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn sẽ cùng Bộ Công Thương, Bộ Khoa học & Công nghệ nghiên cứu, đăng ký bản quyền nhãn hiệu gạo ST25 tại một số thị trường xuất khẩu gạo trọng điểm, đặc biệt là thị trường Mỹ.

Gạo ST24, ST25 do kỹ sư Hồ Quang Cua cùng nhóm các nhà khoa học nghiên cứu, lai tạo. Gạo ST25 đạt giải thưởng Gạo ngon nhất thế giới tại cuộc thi ở Philippines năm 2019 và giải nhì năm 2020 trong cuộc thi ở Mỹ.

Trước đó, ông Hồ Quang Cua, doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí đã uỷ quyền cho PAN Group làm thủ tục bảo hộ nhãn hiệu gạo ST24, ST25 tại các thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Vì lý do bảo mật, đơn vị này không chia sẻ cụ thể tên các thị trường nhưng cho biết "sẽ là các thị trường trọng điểm doanh nghiệp Việt Nam đã tiếp cận hoặc được quan tâm".

"Nếu thị trường nào được uỷ quyền đã có bên đăng ký bảo hộ, chúng tôi sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để lấy lại quyền bảo hộ nhãn hiệu ST24, ST25, đảm bảo quyền lợi của tác giả và các doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu sau này", đại diện PAN nói với VnExpress.

Theo thoả thuận, PAN sẽ nhận uỷ quyền đăng ký xác lập quyền sở hữu đối với giống cây trồng "ST24", "ST25"; đăng ký bảo hộ các nhãn hiệu ST24, ST25; đồng thời ngăn chặn, bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu.

Bản thân PAN Group cũng là nhà sản xuất gạo giống ST24, ST25 lớn trong nước, có kinh nghiệp xuất khẩu gạo đến nhiều thị trường như châu Âu, Anh, Australia... Theo đơn vị này, ST25 là một nhãn hiệu tốt có thể giúp các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt gia tăng về doanh thu, uy tín ở nước ngoài. Đồng thời, ST25 cũng có thể phát triển thành tài sản quốc gia dưới dạng nhãn hiệu được chứng nhận quốc tế.

Riêng tại Mỹ, Việt Nam chỉ còn 30 ngày kể từ ngày 4/5 để khiếu nại nhãn hiệu ST25 lên Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu (USPTO) sau khi cơ quan này công bố chấp thuận bảo hộ nhãn hiệu ST25 cho gạo của công ty I&T Enterprise, Inc. Trong trường hợp xấu nhất, doanh nghiệp Việt sẽ gặp khó khi muốn xuất khẩu gạo ST25 sang những nước đã mất nhãn hiệu.

Ngoài Mỹ, một doanh nghiệp ở Australia cũng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gạo ST24, ST25. Thương vụ Việt Nam tại hai nước này cho biết đã làm việc với các bên liên quan để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam phản đối nhãn hiệu bị đơn vị khác đăng ký bảo hộ.

TIN TỨC KHÁC

Tập đoàn PAN nhận ủy thác bảo hộ nhãn hiệu ST24 và ST25 tại thị trường quốc tế

5-5-2021

Tập đoàn PAN và doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí vừa đạt thỏa thuận hợp tác về việc ủy quyền đại diện làm thủ tục bảo hộ nhãn hiệu gạo ST24 và ST25 tại các thị trường quốc tế trọng điểm về xuất khẩu gạo thương hiệu. Bà Nguyễn Thị Trà My, CEO Tập đoàn PAN khẳng định mục tiêu của việc ủy quyền làm thủ tục bảo hộ là nhằm gìn giữ và phát triển nhãn hiệu nông sản Việt Nam tại thị trường quốc tế.

Gạo ST25 bị đăng ký thương hiệu tại Australia: Bộ Công Thương vào cuộc

3-5-2021

Thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết, Công ty T&L Global Foods Supply PTY LTD, địa chỉ tại 420 Victoria Rd Malaga, WA, 6090 Australia, nộp đơn ngày 22/4 vừa qua xin bảo hộ nhãn hiệu gạo ST24 và ST25 kèm nội dung là "Gạo, Gạo ngon nhất thế giới", tuy cơ quan của Australia vẫn đang ở giai đoạn xem xét kéo dài nhiều tháng nhưng Thương vụ Việt Nam tại Australia đã triển khai biện pháp khẩn cấp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp.

Thái Lan cắt giảm thuế xuất khẩu gạo để giữ thị phần

4-5-2021

Chính phủ Thái Lan đã nhất trí giảm thuế xuất khẩu gạo sang châu Âu và Anh nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của gạo Thái Lan trên thị trường thế giới.

Gạo ST25 bị doanh nghiệp Mỹ đăng ký thương hiệu

22-4-2021

5 doanh nghiệp tại Mỹ đang chờ được bảo hộ thương hiệu gạo ST25 - gạo ngon nhất thế giới của Việt Nam, theo Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ (USPTO).

Nâng tầm gạo miền Tây

13-4-2021

Bước sang tháng 4-2021, nông dân ĐBSCL đang thu hoạch những trà lúa đông xuân cuối cùng trên diện tích 1,5 triệu ha, sản lượng khoảng 10,7 triệu tấn. Giá lúa những ngày qua sụt giảm nhưng vẫn ở mức cao do nông dân tập trung sản xuất các giống lúa cung ứng phân khúc gạo cao cấp xuất khẩu. Đây được xem là một thay đổi quan trọng của nông dân trồng lúa miền Tây.

Lai tạo ra “hậu duệ” giống lúa Huyết Rồng vùng ĐBSCL

10-4-2021

Mới đây nhóm nhà khoa học do TS Đào Minh Sô (Trưởng Bộ môn Chọn tạo giống cây trồng, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam) dẫn đầu đã lai tạo thành công “hậu duệ” của giống lúa màu Huyết Rồng nổi tiếng vùng ĐBSCL trước đây, với tên gọi là Mắt Rồng SR20.

Trung Quốc giảm mua vào, nghẽn đầu ra khiến giá gạo nếp sụt thê thảm

9-4-2021

Long An và An Giang là vùng chuyên canh nếp lớn ở Miền Tây, 2 tỉnh này đang thu hoạch rộ nếp Đông Xuân, hiện giá nếp tươi tại ruộng dao động ở mức trên dưới 5.000 đ/kg, giảm sâu so với thời gian ngay sau Tết.

Giá lúa Đông Xuân tháng 3 giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao

6-4-2021

Theo Bộ NN&PTNT vụ lúa Đông Xuân năm nay nông dân vẫn trúng mùa, giá lúa ở mức cao đảm bảo có lãi

Trung Quốc tăng cường nhập khẩu gạo trong 2 tháng đầu năm 2021

1-4-2021

Khối lượng gạo nhập khẩu của Trung Quốc tăng hơn 3 lần trong 2 tháng đầu năm 2021, những thị trường cung cấp gạo chính cho thị trường này gồm Pakistan, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam…

Thái Lan triển khai biện pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo

30-3-2021

Bộ Thương Mại Thái Lan đã triển khai các biện pháp để tăng xuất khẩu lên 6 triệu tấn trong năm nay, trị giá khoảng 150 tỷ baht, với Indonesia, Trung Quốc, Bangladesh và Iraq dự kiến vẫn là những thị trường chính theo thoả thuận giữa các chính phủ (G2G).

Việt Nam có 207 thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

26-3-2021

Cần Thơ là địa phương có số lượng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước với 44 doanh nghiệp. Tiếp đến là TP HCM có 38 doanh nghiệp, Long An 25 doanh nghiệp, An Giang 21 doanh nghiệp.

Cuộc khủng hoảng của ngành lúa gạo Campuchia: Từ nông dân đến doanh nghiệp đều khó khăn

19-3-2021

Tờ Asia Times viết, ngành lúa gạo Campuchia đang khô cạn theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Trong khi mùa vụ khô cằn vì hạn hán thì các ngân hàng thương mại lại từ chối cấp thêm thanh khoản cho nông dân và doanh nghiệp xoay sở qua thời kỳ túng quẫn.