LÚA GẠO

Lai tạo ra “hậu duệ” giống lúa Huyết Rồng vùng ĐBSCL

Cập nhật ngày: 10 | 04 | 2021

Mới đây nhóm nhà khoa học do TS Đào Minh Sô (Trưởng Bộ môn Chọn tạo giống cây trồng, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam) dẫn đầu đã lai tạo thành công “hậu duệ” của giống lúa màu Huyết Rồng nổi tiếng vùng ĐBSCL trước đây, với tên gọi là Mắt Rồng SR20.

Theo SGGP

Theo TS Đào Minh Sô, để nghiên cứu được giống lúa "hậu duệ" đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sống khỏe, năng suất cao, hạt gạo đẹp, thơm ngon, phải mất cả chục năm tìm tòi lai tạo.

Trong quá trình khai thác nguồn gen lúa cổ truyền để tạo ra nguồn gen lúa cải tiến đáp ứng nhu cầu thị trường, nhóm nghiên cứu chọn tạo được một số dòng lúa màu cải tiến bằng phương pháp đột biến từ các giống lúa cổ truyền thời điểm năm 2010. Nguồn vật liệu lúa màu cải tiến này còn hạn chế về giá trị sử dụng nhưng là tiền đề giúp lai tạo ra các giống lúa màu phù hợp mùa vụ canh tác và tiêu dùng như hiện nay.

Sau đó công tác lai tạo được tiến hành giữa các thể biến dị đột biến có màu sắc với các nguồn gen lúa cải tiến khác nhau. Giống lúa SR20 là con lai được chọn từ tổ hợp: vật liệu bố là một dòng lúa đỏ đột biến được phát triển từ nguồn gen cổ truyền trong nước và vật liệu mẹ là một dòng lúa đen nước ngoài. Cặp lai này nhằm khai thác lợi thế di truyền từ các tính trạng tốt của bố và mẹ. Việc này làm liên tục từ năm 2015, đến năm 2019 đã xác định một số dòng thuần lúa màu triển vọng, trong đó dòng lúa màu SR20 thể hiện rõ nhất về giá trị canh tác và sử dụng.

Theo TS Đào Minh Sô, giống SR20 có thời gian sinh trưởng ngắn (di truyền từ bố), kiểu hình đẹp, chứa sắc tố đỏ và tím (trung gian giữa bố và mẹ), bông chùm (di truyền từ mẹ), năng suất cao, có ưu thế vượt trội về chất lượng so với giống mẹ (tím đen, gạo nát, cơm ướt và quá dẻo) và giống bố (đỏ, cơm khô).

Giống lúa SR20 được khảo nghiệm và thử nghiệm diện rộng nhiều điểm ở vùng Đông Nam bộ và ĐBSCL từ vụ Đông Xuân 2020 - 2021 đến nay, và thể hiện được tính ổn định các ưu điểm như: ngắn ngày (92 - 96 ngày), năng suất cao (5 - 8 tấn/ha), chống chịu sâu bệnh tốt; đặc biệt cơm rất ngon, vị ngọt, dẻo vừa và xốp như gạo của giống Huyết Rồng cổ truyền, thích hợp đa số người tiêu dùng.

Gạo Mắt Rồng SR20 được giới chuyên gia xếp vào nhóm đặc sản, có giá trị cao về mặt dinh dưỡng (giàu vi chất khoáng và vitamin).

Lai tạo ra 'hậu duệ' giống lúa Huyết Rồng vùng ĐBSCL ảnh 2Giống lúa Mắt Rồng SR20 được trồng ở Trảng Bàng, Tây Ninh

Huyết Rồng là giống lúa màu nổi tiếng từ xưa vùng ĐBSCL: Hạt gạo màu đỏ đặc trưng, cơm dẻo và xốp, chứa nhiều dưỡng chất và ngon cơm. Nhưng vì là giống lúa mùa địa phương, thích nghi với mùa nước nổi nên thân cây cao 1,6 - 1,8m, dễ bị đổ ngã, thời gian sinh trưởng kéo dài (5 - 6 tháng), năng suất thấp (khoảng 0,5 tấn/ha).

Khi ĐBSCL chủ động được nguồn nước, giúp tăng vụ lúa (từ 1-2 lên 2-3 vụ/năm) giúp chuyển đổi cơ cấu sang giống lúa ngắn ngày để tăng sản lượng và năng suất, giống lúa Huyết Rồng không còn phù hợp nên dần bị lãng quên.                    

TIN TỨC KHÁC

Trung Quốc giảm mua vào, nghẽn đầu ra khiến giá gạo nếp sụt thê thảm

9-4-2021

Long An và An Giang là vùng chuyên canh nếp lớn ở Miền Tây, 2 tỉnh này đang thu hoạch rộ nếp Đông Xuân, hiện giá nếp tươi tại ruộng dao động ở mức trên dưới 5.000 đ/kg, giảm sâu so với thời gian ngay sau Tết.

Giá lúa Đông Xuân tháng 3 giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao

6-4-2021

Theo Bộ NN&PTNT vụ lúa Đông Xuân năm nay nông dân vẫn trúng mùa, giá lúa ở mức cao đảm bảo có lãi

Trung Quốc tăng cường nhập khẩu gạo trong 2 tháng đầu năm 2021

1-4-2021

Khối lượng gạo nhập khẩu của Trung Quốc tăng hơn 3 lần trong 2 tháng đầu năm 2021, những thị trường cung cấp gạo chính cho thị trường này gồm Pakistan, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam…

Thái Lan triển khai biện pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo

30-3-2021

Bộ Thương Mại Thái Lan đã triển khai các biện pháp để tăng xuất khẩu lên 6 triệu tấn trong năm nay, trị giá khoảng 150 tỷ baht, với Indonesia, Trung Quốc, Bangladesh và Iraq dự kiến vẫn là những thị trường chính theo thoả thuận giữa các chính phủ (G2G).

Việt Nam có 207 thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

26-3-2021

Cần Thơ là địa phương có số lượng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước với 44 doanh nghiệp. Tiếp đến là TP HCM có 38 doanh nghiệp, Long An 25 doanh nghiệp, An Giang 21 doanh nghiệp.

Cuộc khủng hoảng của ngành lúa gạo Campuchia: Từ nông dân đến doanh nghiệp đều khó khăn

19-3-2021

Tờ Asia Times viết, ngành lúa gạo Campuchia đang khô cạn theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Trong khi mùa vụ khô cằn vì hạn hán thì các ngân hàng thương mại lại từ chối cấp thêm thanh khoản cho nông dân và doanh nghiệp xoay sở qua thời kỳ túng quẫn.

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tăng, đắt ngang gạo Thái

21-3-2021

Tuần qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và Ấn Độ tăng nhờ nhu cầu lớn hơn, trong khi Bangladesh công bố phiên đấu thầu mới để tăng nguồn cung dự trữ.

Thái Lan và Indonesia sẽ ký thỏa thuận mua bán 1 triệu tấn gạo vào cuối tháng 3

22-3-2021

Indonesia phải đối mặt với việc thiếu hụt nguồn cung gạo trong nước do thiên tai và ảnh hưởng dịch COVID-19 khiến nước này phải nhập khẩu gạo để phục vụ nhu cầu trong nước và bình ổn giá gạo.

Báo Thái Lan khen ngợi chiến lược gạo 'khôn ngoan' của Việt Nam

26-1-2021

Tờ Bangkok Post ngày 25/1 đăng bài 'Chiến lược gạo khôn ngoan của Việt Nam' của Phó Chủ tịch điều hành Ngân hàng Bangkok Suwatchai Songwanich trên mục 'Tiêu điểm châu Á', đồng thời so sánh với cách tiếp cận của Thái Lan

Việt Nam có 205 thương nhân đủ điều kiện xuất khẩu gạo

22-1-2021

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tính đến 18/1/2021, cả nước có 205 thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.

Thái Lan dự báo triển vọng xuất khẩu gạo vẫn ảm đạm trong năm 2021

20-1-2021

Xuất khẩu gạo của Thái Lan được cho là sẽ phục hồi nhẹ so với khối lượng 5,8 triệu tấn được dự kiến trong năm 2020, mức thấp nhất trong 20 năm qua do sức mua toàn cầu yếu đi vì chịu ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, tình trạng thiếu container và sự tăng giá của đồng nội tệ.

Xuất khẩu lô gạo đầu tiên năm 2021 sang Singapore và Malaysia

14-1-2021

Lô gạo gồm 1.600 tấn theo hợp đồng đã ký kết xuất sang Singapore 450 tấn và Malaysia 1.150 tấn, gồm 2 loại gạo Jasmine 85 với giá 680 USD/tấn và gạo Hương Lài giá 750 USD/tấn.