LÚA GẠO

Hạn hán khiến giá gạo Thái Lan tăng lên mức cao nhất nửa năm gần đây

Cập nhật ngày: 06 | 03 | 2020

Hạn hán khiến giá gạo Thái Lan tăng lên mức cao nhất nửa năm gần đây

* Giá gạo Việt Nam tăng lên $390-$400/tấn trong tuần này từ $365-$375/tấn

* Có thêm nhiều đơn hàng đến từ Malaysia, Cuba, Châu Phi đối với gạo Việt Nam

* Đồng rupee của Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất trong 16 tháng

* Bangladesh đặt mục tiêu sản xuất 20 triệu tấn trong vụ Boro

Nhu cầu mạnh mẽ đã giúp giá gạo Việt Nam phục hồi trong tuần này lên mức cao nhất kể từ tháng 12/2018. Tại Thái Lan, nguồn cung giảm vì hạn hán kéo dài kéo giá gạo xuất khẩu lên đỉnh 6 năm rưỡi.

Theo Reuters, giá gạo 5% tấm tại Việt Nam tăng từ mức 365 - 375 USD/tấn lên 390 - 400 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 12/2018, nhờ nhu cầu mạnh mẽ.

Chia sẻ về nguyên nhân giúp giá gạo phục hồi trong tuần này, một thương nhân tại TP HCM cho biết Philippines vẫn là người mua gạo Việt lớn nhất, nhưng đơn hàng từ Malaysia, Cuba và châu Phi cũng đang gia tăng.

Dữ liệu từ Tổng cục Thống kê công bố vào cuối tuần trước trước chỉ ra trong hai tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể tăng 11,5% so với năm ngoái lên 811.000 tấn.

"Nhu cầu mạnh mẽ đã vượt xa sự gia tăng của nguồn cung vì người nông dân vẫn đang thu hoạch gạo từ vụ Đông - Xuân", một thương nhân khác tại TP HCM cho hay, và nói thêm vụ mùa đã thu hoạch được 60 - 70%.

Tại Thái Lan, giá gạo chuẩn 5% tấm tăng vọt lên 460 - 467 USD/tấn trong ngày 5/2 từ 430 - 452 USD của tuần trước. Theo Reuters, đây là mức cao nhất kể từ tháng 8/2013.

"Nhu cầu chủ yếu đến từ người mua trong nước, những người đang tăng cường dự trữ gạo vì lo ngại thiếu cung", một thương nhân tại Bangkok chia sẻ.

Hạn hán kéo dài tại nhiều vùng trồng lúa của Thái Lan khiến thị trường lo ngại về khả năng thiếu hụt nguồn cung và đây là nguyên nhân chính kéo giá tăng cao trong khi nhu cầu quốc tế duy trì ảm đạm, các thương nhân nhận định.

Chính phủ Thái Lan cho biết mùa khô tại quốc gia Đông Nam Á, thường bắt đầu vào tháng 11 và kết thúc vào tháng 4, có thể kéo dài sang tới tháng 6 năm nay.

Trong khi đó, tại nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới - Ấn Độ, giá gạo xuất khẩu kéo dài đà giảm vì nhu cầu yếu và đồng rupee rớt giá xuống mức thấp nhất trong 16 tháng.

Cụ thể, giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ giảm từ 369 - 373 USD/tấn của tuần trước xuống 367 - 371 USD trong tuần này.

"Đồng rupee yếu cho phép chúng tôi hạ giá khi tính theo USD, nhưng nhu cầu vẫn chưa khởi sắc", một nhà xuất khẩu có trụ sở tại Kakinada, miền Nam bang Andhra Pradesh, cho biết.

Đồng rupee yếu giúp tăng lợi nhuận bán hàng ra thị trường quốc tế của các nhà xuất khẩu.

Còn quốc gia láng giềng Bangladesh đã đặt ra mục tiêu sản lượng cho vụ gạo mùa hè Boro trong năm nay là 20 triệu tấn, theo một quan chức cấp cao của Bộ Nông nghiệp Bangladesh.

Vụ Boro đóng góp hơn một nửa sản lượng gạo hàng năm, khoảng 35 triệu tấn, của quốc gia Nam Á.

Năm 2019, Bangladesh sản xuất kỉ lục 20,4 triệu tấn gạo trong vụ mùa Boro, tăng từ 19,6 triệu tấn trong năm trước đó, Bộ Nông nghiệp Bangladesh cho hay.

Nguồn: https://www.reuters.com/article/asia-rice-idAFL4N2AY37D

TIN TỨC KHÁC

Triển vọng gạo quốc tế dự báo bởi USDA tháng 2.2020

3-3-2020

Triển vọng gạo quốc tế dự báo bởi USDA tháng 2.2020

Giá lúa tăng nhẹ sau quyết định cho xuất khẩu gạo trở lại

7-5-2020

Giá lúa ở ĐBSCL đang tăng nhẹ, cụ thể ngày 5-5, giá lúa tăng từ 200 - 400 đồng/kg so với tuần cuối tháng 4-2020. Thương lái mua lúa phơi khô, giống OM 5451 và Đài Thơm với giá 7.000 đồng/kg.

Dự báo cung – cầu gạo thế giới năm 2019/20

7-5-2020

Trong báo cáo công bố tháng 4/2020, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã hạ dự báo về sản lượng gạo niên vụ 2019/20 của Myanmar, Campuchia, Lào, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu gạo sang Đài Loan tăng vọt đến 80% trong quí I

6-5-2020

Việt Nam là đối tác xuất khẩu gạo lớn thứ 3 vào Đài Loan trong quí I năm nay với lượng gạo xuất khẩu tăng hơn 61,5% và giá trị tăng gần 80%.

Giá gạo xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm 2020 tăng 6,3%

6-5-2020

Tổng khối lượng gạo và giá trị xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2020 đạt 1,92 triệu tấn và 886 triệu USD, giảm gần 8% về khối lượng và giảm 0,5% về giá trị so với 4 tháng đầu năm 2019.

Trung Quốc hối hả mua gạo của Việt Nam, giá gạo xuất khẩu tăng vọt

5-5-2020

Sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho xuất khẩu gạo bình thường từ tháng 5/2020, thị trường gạo bắt đầu khởi sắc. Từ đầu năm đến nay, Trung Quốc là một trong những thị trường nhập khẩu nhiều gạo của Việt Nam.

Xuất khẩu gạo Campuchia tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm 2020

2-5-2020

Bộ trưởng Nông, Lâm, Ngư nghiệp Campuchia Veng Sakhon vừa cho biết, xuất khẩu gạo của nước này sang thị trường quốc tế trong 4 tháng đầu năm nay đã tăng khoảng 40,5% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 300.000 tấn. Cũng trong giai đoạn này, xuất khẩu nông sản Campuchia theo đường chính thức đạt trên 2 triệu tấn và theo đường tiểu ngạch đạt 1 triệu tấn.

Doanh nghiệp bắt đầu đàm phán hợp đồng xuất khẩu gạo từ tháng 5

4-5-2020

Ngay sau khi Thủ tướng đồng ý cho xuất khẩu gạo bình thường trở lại từ ngày 1/5/2020 theo đề xuất của Bộ Công Thương nhiều doanh nghiệp gạo cho biết rất phấn khởi và đang nối lại thông tin với đối tác để tiếp tục đàm phán hợp đồng mới trong tháng 5 này.

'Hết gạo chạy rông, nhất nông, nhì sĩ'

1-5-2020

“Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ”. Từ ngàn xưa, cha ông ta đã coi trọng nông nghiệp và nhận biết vai trò to lớn của nông nghiệp.

Các tỉnh phía Nam thu hoạch gần 1,68 triệu ha lúa đông xuân

30-4-2020

Trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch hơn 1,48 triệu ha, năng suất ước đạt 68,2 tạ/ha, tăng 0,4 tạ/ha so với vụ lúa đông xuân trước.

Thủ tướng chính thức đồng ý cho xuất khẩu gạo trở lại bình thường từ 1/5

29-4-2020

Từ 1/5, chính phủ sẽ cho hoạt động xuất khẩu gạo trở lại bình thường, đồng thời tiếp tục thực hiện nghiêm việc chỉ xuất khẩu gạo qua cửa khẩu quốc tế.

Bộ Công thương kiến nghị xuất khẩu gạo bình thường trở lại từ ngày 1/5

28-4-2020

Bộ Công Thương đề xuất cho phép cho phép hoạt động xuất khẩu gạo được trở lại bình thường từ ngày 1/5 với điều kiện các doanh nghiệp phải duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% số lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó.