LÚA GẠO

Thủ tướng chính thức đồng ý cho xuất khẩu gạo trở lại bình thường từ 1/5

Cập nhật ngày: 29 | 04 | 2020

Từ 1/5, chính phủ sẽ cho hoạt động xuất khẩu gạo trở lại bình thường, đồng thời tiếp tục thực hiện nghiêm việc chỉ xuất khẩu gạo qua cửa khẩu quốc tế.

Theo báo Chính phủ, chiều nay, 28/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ trực tuyến về vấn đề xuất khẩu gạo với sự tham dự của lãnh đạo 13 tỉnh ĐBSCL, vựa lúa của cả nước, các tập đoàn, tổng công ty lương thực lớn, một số bộ, ngành.

Tại hội nghị, sau khi nghe báo cáo của đoàn công tác liên ngành do Bộ Công Thương trình bày, Thủ tướng đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương về phương án điều hành xuất khẩu gạo từ tháng 5/2020.

Theo đó, từ 1/5/2020 cho hoạt động xuất khẩu gạo được trở lại bình thường, tiếp tục thực hiện theo qui định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo. Tiếp tục thực hiện nghiêm việc chỉ xuất khẩu gạo qua cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy, đường hàng không).

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan chỉ đạo tạo mọi điều kiện cho xuất khẩu gạo trong tháng 5, 6 và các tháng tiếp theo, bảo đảm quyền lợi cho người sản xuất và doanh nghiệp. Bộ Tài chính thực hiện mua đủ dự trữ quốc gia về gạo.

Bên cạnh đó, Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các bộ liên quan theo dõi thường xuyên tình hình sản xuất, tiêu thụ, dự trữ, xuất khẩu; nếu xuất khẩu gạo ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia thì báo cáo ngay Thủ tướng để có biện pháp xử lí phù hợp.

Theo Thủ tướng, trong quá trình điều hành, cần lắng nghe ý kiến đầy đủ của các địa phương sản xuất lúa gạo lớn, các doanh nghiệp sản xuất lớn và người dân. Bộ Công Thương đôn đốc các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo nghiêm túc tuân thủ thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% qui định tại Nghị định 107. 

Đồng thời đề nghị 20 thương nhân xuất khẩu gạo lớn nhất kí thỏa thuận với ít nhất là 1 hệ thống siêu thị về việc bảo đảm cung cấp lượng dự trữ lưu thông 5% khi được yêu cầu. Trường hợp thương nhân không thực hiện, cho phép Bộ Công Thương thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.

Bộ Công Thương rà soát Nghị quyết 107 để đề xuất sửa đổi, khắc phục các bất cập đã và đang phát sinh trong thực tế, trong đó, tránh tình trạng “tay không bắt giặc” của một số doanh nghiệp, “không có kho, không có cơ sở gì hay vừa qua, có tình trạng, qua khai tờ khai hải quan, có một số doanh nghiệp không làm xuất khẩu tranh thủ đăng kí hạn ngạch”.

Bộ Tài chính cần rà soát khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách và thực hiện đấu thầu mua gạo dự trữ quốc gia để có giải pháp phù hợp. Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan tạo mọi điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu gạo.

Bộ NNPTNT có trách nhiệm trong việc chỉ đạo xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam. Các thương nhân, nhà đầu tư cần hợp tác trong vấn đề này.

Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Tài chinh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Công Thương chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm hành vi buôn lậu gạo qua biên giới.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở Công Thương tăng cường công tác đôn đốc, giám sát, kiêm tra việc duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% của các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn, đồng thời chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng về vấn đề này.

Bảo đảm an ninh lương thực, không để đầu cơ, nâng giá, thiếu thốn lương thực

Thủ tướng cho biết, năm 2020, chúng ta có kế hoạch xuất khẩu 6 triệu tấn gạo. Do tình hình dịch COVID-19 và thiên tai, hạn hán, nhiều nước đã dừng xuất khẩu gạo để đề phòng tình trạng khan hiếm lương thực có thể xảy ra.

Vì thế, chúng ta đã có chủ trương xuất khẩu có kiểm soát để xem xét tình hình sản xuất vụ Đông Xuân, Hè Thu, xem sản lượng, diện tích, năng suất cụ thể để trước hết bảo đảm lương thực cho đất nước 100 triệu dân, đề phòng bất trắc xảy ra. Đây là việc làm cần thiết.

Trong những ngày qua, đã cử các đoàn công tác của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đi nắm tình hình các tỉnh và nghe các tỉnh phản ánh việc sản xuất lúa ở địa bàn mình.

Theo Thủ tướng, năm nay, điều đáng mừng là trong bối cảnh hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng ở ĐBSCL, nhưng do quyết tâm của các địa phương, sự chỉ đạo của Chính phủ, chúng ta đã chuyển thời vụ sớm, có cơ cấu cây trồng hợp lí, cho nên, năm nay, được mùa lúa.

Cũng theo Thủ tướng lương thực là một cân đối lớn của nền kinh tế. Trong bối cảnh dịch bệnh, thiên tai, thời tiết bất thường, cần phải bảo đảm an ninh lương thực, không để đầu cơ, nâng giá, thiếu thốn lương thực.

Cùng với an ninh lương thực, bảo đảm xuất khẩu lương thực để bảo đảm quyền lợi của người trồng lúa.

Theo Kinh tế và Tiêu dùng

TIN TỨC KHÁC

Bộ Công thương kiến nghị xuất khẩu gạo bình thường trở lại từ ngày 1/5

28-4-2020

Bộ Công Thương đề xuất cho phép cho phép hoạt động xuất khẩu gạo được trở lại bình thường từ ngày 1/5 với điều kiện các doanh nghiệp phải duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% số lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó.

Từ 0h ngày 23/4, gạo nếp chính thức được xuất khẩu bình thường

23-4-2020

Số lượng thóc nếp, gạo nếp, tấm nếp xuất khẩu không tính trong hạn ngạch gạo xuất khẩu. Việc đăng kí tờ khai hải quan xuất khẩu được thực hiện từ 0 giờ ngày 23/4/2020.

Có tiếp tục áp dụng hạn ngạch xuất khẩu gạo sau những lùm xùm trong tháng 4?

24-4-2020

Bộ Công Thương đã nhận trách nhiệm trước những bất cập phát sinh khi triển khai một quyết định chưa từng có trong nhiều năm qua, đó là áp dụng hạn ngạch xuất khẩu gạo. Theo đó, hàng ngàn tấn gạo bị kẹt tại cảng, khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Chính phủ sẽ tạm ứng hạn ngạch 100.000 tấn gạo để giải tỏa hàng tồn tại cảng

23-4-2020

Để hỗ trợ doanh nghiệp, Chính phủ sẽ tạm ứng hạn ngạch 100.000 tấn cho doanh nghiệp có gạo đưa vào cảng trước 24/3 nhưng chưa đăng kí tờ khai.

Xuất khẩu gạo nhưng phải đảm bảo an ninh lương thực quốc gia

23-4-2020

Yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp xuất khẩu gạo nhưng phải đảo bảo “an ninh lương thực quốc gia”.

Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính ý kiến gấp về phương án điều phối hạn ngạch và sử dụng 100.000 tấn gạo tạm ứng

22-4-2020

Bên cạnh việc khẳng định xuất khẩu nếp được thực hiện theo nhu cầu thị trường, Bộ Công Thương còn đề nghị Bộ Tài chính cho ý kiến gấp về phương án điều phối hạn ngạch và sử dụng 100.000 tấn gạo tạm ứng trước theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng.

WB cảnh báo tác động của dịch COVID-19 đối với an ninh lương thực

22-4-2020

Ngày 21/4, Giám đốc điều hành phụ trách chính sách phát triển của Ngân hàng Thế giới (WB), bà Mari Pangestu cho rằng các nước nghèo nhất thế giới phải đối mặt với nguy cơ mất an ninh lương thực do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, sự sụt giảm nguồn thu ngoại hối, những hạn chế về xuất khẩu lương thực cũng như sự đổ vỡ của các chuỗi cung ứng.

Hột lúa long đong

21-4-2020

Khi những lưu dân đầu tiên đến vùng châu thổ Cửu Long, trong hoang vu nê địa, việc quan trọng trước hết là tìm đến nơi nào có cây lúa mọc được để dựng làng sinh sống.

Đồng Tháp kiến nghị Thủ tướng gỡ khó cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo

21-4-2020

Trước mắt, cho thông quan ngay với những lô hàng đã nằm tại cảng chờ xuất, cho mặt hàng gạo nếp xuất khẩu, xem xét cho doanh nghiệp FDI được phân phối mặt hàng gạo tại thị trường nội địa trong điều kiện mặt hàng gạo được điều hành xuất khẩu theo hạn ngạch.

Phó Thủ tướng: Tạm ứng trước 100.000 tấn gạo từ hạn ngạch xuất khẩu trong tháng 5

21-4-2020

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu tạm ứng trước 100.000 tấn gạo từ hạn ngạch xuất khẩu trong tháng 5/2020 để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hiện có gạo tại cảng nhưng chưa có tờ khai hải quan.

Tháng 5 sẽ đấu thầu mua lại 182.000 tấn gạo do doanh nghiệp 'bùng' hợp đồng

15-4-2020

Theo thông tin mới được Tổng cục Dự trữ Nhà nước phát đi, cơ quan này dự kiến sẽ đấu thầu lại số gạo hơn 182.300 tấn thiếu hụt do các nhà thầu bỏ không kí hợp đồng bán gạo.

Lúa gạo Châu Á: Giao dịch trầm lắng do chính sách giãn cách XH và hạn chế XK

14-4-2020

Các thị trường gạo chủ chốt ở Châu Á tuần 2-9/4/2020 trầm lắng do chính sách cách ly để chống Covid-19 (ở Ấn Độ) và Việt Nam tạm dừng xuất khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực, trong bối cảnh giá gạo Thái Lan duy trì ở mức cao nhất trong vòng 7 năm.