LÚA GẠO

Giá gạo xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm 2020 tăng 6,3%

Cập nhật ngày: 06 | 05 | 2020

Tổng khối lượng gạo và giá trị xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2020 đạt 1,92 triệu tấn và 886 triệu USD, giảm gần 8% về khối lượng và giảm 0,5% về giá trị so với 4 tháng đầu năm 2019.

Theo số liệu của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) tính đến ngày 15/4 khối lượng gạo xuất khẩu đạt 1,57 triệu tấn, trị giá 721,1 triệu USD, giảm 8,6% về lượng và 2,2% về giá trị so với cùng kì năm 2019.

Ước tính khối lượng gạo xuất khẩu tháng 4/2020 đạt 400.000 tấn với giá trị 185 triệu USD, đưa tổng khối lượng gạo và giá trị xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2020 đạt 1,92 triệu tấn và 886 triệu USD, giảm gần 8% về khối lượng và giảm 0,5% về giá trị so với 4 tháng đầu năm 2019. 

Tính riêng trong 3 tháng đầu năm 2020, giá gạo xuất khẩu bình quân đạt 461,9 USD/tấn, tăng 6,3% so với cùng kì năm trước. 

Philippines đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam với 36,7% thị phần, sản lượng đạt 594.200 tấn, tăng 8,2%, giá trị đạt 257,2 triệu USD, tăng hơn 19% so với 3 tháng đầu năm 2019.

Các thị trường khác cũng có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là Trung Quốc gấp 4,37 lần, Đài Loan gấp 2,79 lần và Indonesia tăng hơn 92%; thị trường có giá trị xuất khẩu gạo giảm mạnh nhất là Bờ Biển Ngà giảm 70,7%.

Về chủng loại xuất khẩu, trong quí I/2020, giá trị xuất khẩu gạo trắng chiếm 43% tổng kim ngạch; gạo jasmine và gạo thơm chiếm 34,9%; gạo nếp chiếm 16,5%; gạo japonica và gạo giống Nhật chiếm 5,4%. 

Các thị trường xuất khẩu gạo trắng lớn nhất của Việt Nam là Philippines với 211,4 triệu USD, chiếm 59,4%, Malaysia với 56,4 triệu USD, chiếm 15,9% và Papua New Guinea với 10,8 triệu tấn, chiếm 3%.

Đối với gạo jasmine và gạo thơm, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Philippines với 68,5 triệu USD, chiếm 23,7%, Ghana với 44,5 triệu USD, chiếm 15,4% và Gabon với 42,7 triệu USD, chiếm 14,8%.

Với gạo nếp, thị trường xuất khẩu lớn là Trung Quốc với 87,7 triệu USD, chiếm 64,3%, Phillipines với 19,5 triệu USD, chiếm 14,3% và Malaysia với 11,8 triệu USD, chiếm 8,6%. 

Với gạo japonica và gạo giống Nhật, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Kiribati với 20,3 triệu USD, chiếm 45,6%, Đảo quốc Solomon với 4,6 triệu USD, chiếm 10,4% và Philippines với 3,5 triệu USD, chiếm 7,8%.

Theo Kinh tế & Tiêu dùng

TIN TỨC KHÁC

Trung Quốc hối hả mua gạo của Việt Nam, giá gạo xuất khẩu tăng vọt

5-5-2020

Sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho xuất khẩu gạo bình thường từ tháng 5/2020, thị trường gạo bắt đầu khởi sắc. Từ đầu năm đến nay, Trung Quốc là một trong những thị trường nhập khẩu nhiều gạo của Việt Nam.

Xuất khẩu gạo Campuchia tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm 2020

2-5-2020

Bộ trưởng Nông, Lâm, Ngư nghiệp Campuchia Veng Sakhon vừa cho biết, xuất khẩu gạo của nước này sang thị trường quốc tế trong 4 tháng đầu năm nay đã tăng khoảng 40,5% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 300.000 tấn. Cũng trong giai đoạn này, xuất khẩu nông sản Campuchia theo đường chính thức đạt trên 2 triệu tấn và theo đường tiểu ngạch đạt 1 triệu tấn.

Doanh nghiệp bắt đầu đàm phán hợp đồng xuất khẩu gạo từ tháng 5

4-5-2020

Ngay sau khi Thủ tướng đồng ý cho xuất khẩu gạo bình thường trở lại từ ngày 1/5/2020 theo đề xuất của Bộ Công Thương nhiều doanh nghiệp gạo cho biết rất phấn khởi và đang nối lại thông tin với đối tác để tiếp tục đàm phán hợp đồng mới trong tháng 5 này.

'Hết gạo chạy rông, nhất nông, nhì sĩ'

1-5-2020

“Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ”. Từ ngàn xưa, cha ông ta đã coi trọng nông nghiệp và nhận biết vai trò to lớn của nông nghiệp.

Các tỉnh phía Nam thu hoạch gần 1,68 triệu ha lúa đông xuân

30-4-2020

Trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch hơn 1,48 triệu ha, năng suất ước đạt 68,2 tạ/ha, tăng 0,4 tạ/ha so với vụ lúa đông xuân trước.

Thủ tướng chính thức đồng ý cho xuất khẩu gạo trở lại bình thường từ 1/5

29-4-2020

Từ 1/5, chính phủ sẽ cho hoạt động xuất khẩu gạo trở lại bình thường, đồng thời tiếp tục thực hiện nghiêm việc chỉ xuất khẩu gạo qua cửa khẩu quốc tế.

Bộ Công thương kiến nghị xuất khẩu gạo bình thường trở lại từ ngày 1/5

28-4-2020

Bộ Công Thương đề xuất cho phép cho phép hoạt động xuất khẩu gạo được trở lại bình thường từ ngày 1/5 với điều kiện các doanh nghiệp phải duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% số lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó.

Từ 0h ngày 23/4, gạo nếp chính thức được xuất khẩu bình thường

23-4-2020

Số lượng thóc nếp, gạo nếp, tấm nếp xuất khẩu không tính trong hạn ngạch gạo xuất khẩu. Việc đăng kí tờ khai hải quan xuất khẩu được thực hiện từ 0 giờ ngày 23/4/2020.

Có tiếp tục áp dụng hạn ngạch xuất khẩu gạo sau những lùm xùm trong tháng 4?

24-4-2020

Bộ Công Thương đã nhận trách nhiệm trước những bất cập phát sinh khi triển khai một quyết định chưa từng có trong nhiều năm qua, đó là áp dụng hạn ngạch xuất khẩu gạo. Theo đó, hàng ngàn tấn gạo bị kẹt tại cảng, khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Chính phủ sẽ tạm ứng hạn ngạch 100.000 tấn gạo để giải tỏa hàng tồn tại cảng

23-4-2020

Để hỗ trợ doanh nghiệp, Chính phủ sẽ tạm ứng hạn ngạch 100.000 tấn cho doanh nghiệp có gạo đưa vào cảng trước 24/3 nhưng chưa đăng kí tờ khai.

Xuất khẩu gạo nhưng phải đảm bảo an ninh lương thực quốc gia

23-4-2020

Yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp xuất khẩu gạo nhưng phải đảo bảo “an ninh lương thực quốc gia”.

Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính ý kiến gấp về phương án điều phối hạn ngạch và sử dụng 100.000 tấn gạo tạm ứng

22-4-2020

Bên cạnh việc khẳng định xuất khẩu nếp được thực hiện theo nhu cầu thị trường, Bộ Công Thương còn đề nghị Bộ Tài chính cho ý kiến gấp về phương án điều phối hạn ngạch và sử dụng 100.000 tấn gạo tạm ứng trước theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng.