Cập nhật ngày:
13 | 02 | 2020
Tại Tây Nguyên đã có 230.000 nông dân được tập huấn đổi mới quy trình trồng cà phê, liên kết với doanh nghiệp.
Trồng - chặt", "chặt - trồng" theo giá cả thị trường là vòng quay lẩn quẩn của ngành trồng trọt ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, tại Gia Lai, dù giá cà phê trong nước đang ở mức đáy trong vòng 10 năm qua nhưng diện tích cà phê vẫn không hề suy giảm bởi với người dân, tìm cách để nâng cao giá trị của cây cà phê là cách giải quyết lâu dài. Đưa công nghệ vào vườn cà phê, trồng trọt đúng quy trình để tạo ra hạt cà phê đạt chuẩn quốc tế đang là cách họ hướng tới.
Tại Tây Nguyên đã có 230.000 nông dân được tập huấn đổi mới quy trình trồng cà phê, liên kết với doanh nghiệp, trong đó, 21.000 hộ sản xuất đạt tiêu chuẩn cà phê quốc tế. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để tránh tình trạng được mùa, mất giá, ngành cà phê phải đầu tư hơn vào khâu chế biến.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định hướng đến cuối năm nay, sẽ có hơn 25% sản lượng cà phê được chế biến thành các sản phẩm cà phê rang xay và hòa tan.
VTV.vn