CÀ PHÊ

Lợi ích kép của mô hình ủ phân từ vỏ cà phê

Cập nhật ngày: 18 | 05 | 2019

Bảo vệ môi trường (BVMT), trong đó từ ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp là mối quan tâm của toàn cầu. Giảm mở rộng diện tích trồng cà phê, tăng giá trị trên một diện tích gieo trồng cũng là định hướng của nền nông nghiệp bền vững mà các nhà khoa học đặc biệt nghiên cứu.

 

Triển khai trình diễn mô hình ủ phân hữu cơ từ vỏ cà phê ở xã Tà Nung. Ảnh: M.Ðạo

Vì vậy, mô hình sử dụng vỏ quả cà phê để ủ thành phân hữu cơ là lựa chọn giải quyết được các yêu cầu trên.

Xuất phát từ mục đích hạn chế tác động lên tài nguyên rừng thông qua cải thiện sinh kế cho người dân, Tổ chức JICA của Nhật Bản đã hỗ trợ một dự án tại Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang (Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững (SNRM), hợp phần 3). Theo đó, từ tháng 12/2017, nhóm công tác đã hợp tác với Hội Nông dân 2 xã Đa Chais, Đa Nhim và thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng), Chi cục BVMT của Sở TN&MT, Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Lạc Dương và doanh nghiệp tập huấn ủ phân hữu cơ bằng vỏ cà phê cho lực lượng nhận khoán bảo vệ rừng (BVR), tổ sản xuất cà phê bền vững.

Dự án hướng đến là quản lý đất canh tác, BVMT, giảm chi phí đầu tư, tăng thu nhập cho nông dân nòng cốt, lực lượng BVR trong các thôn mục tiêu của Dự án.

Để thực hiện, các bên liên quan chịu trách nhiệm một số nhiệm vụ như: xây dựng tiêu chí chọn hộ, kế hoạch phối hợp thực hiện giữa các bên tham gia; phối hợp với các bên tổ chức các chuyến tham quan học tập, các hoạt động giao lưu chia sẻ kinh nghiệm; hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, kinh phí mua vật tư để ủ phân; giám sát, đánh giá mô hình để nhân rộng;... Sau một thời gian triển khai, ThS Tôn Thất Minh, tư vấn SNRM cho tôi biết, Dự án đã tổ chức tập huấn cho 115 hộ dân với 127 người tham gia, 5 cán bộ Trung tâm Nông nghiệp, 4 cán bộ kiểm lâm... Mỗi hộ tập huấn được mang về 300 kg compost để bón cho cà phê và hoa màu khác. Ông Minh đánh giá hiệu quả: Về kỹ thuật, người dân dễ áp dụng do kỹ thuật đơn giản; phân compost có đủ chất dinh dưỡng và các nguyên tố đa lượng - vi lượng giúp cây trồng sinh trưởng tốt; cải tạo đất trồng trọt. Về kinh tế, giá thành rẻ hơn nhiều so với các loại phân vô cơ và hữu cơ. So với NPK Bình Điền rẻ hơn 7-9 triệu đồng/tấn; phân hữu cơ Sông Gianh 4 triệu đồng/tấn; phân bò là 1,6 triệu đồng/tấn và phân compost từ phân bò và vỏ cà phê là 675 ngàn đồng/tấn. Cùng đó, mô hình ủ phân hữu cơ từ vỏ cà phê còn đem lại giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Càng ý nghĩa hơn là nhận thức và ý thức về BVMT của người dân được nâng lên rất rõ.

Ông Hoàng Xuân Hải - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Lạc Dương cho biết thêm: Qua thực tế bón phân hữu cơ cho cây cà phê tại thôn Đarahoa, xã Đa Nhim, phần trăm về độ Brix của hạt cà phê tăng cao hơn nhiều (từ hơn 14% lên khoảng 16,2%) so với bón phân hóa học. Phân hữu cơ từ vỏ cà phê (nếu kết hợp với phân chuồng theo phương pháp của Dự án) còn hiệu quả kinh tế hơn so với phân bò. Các nhà khoa học cũng nhận định giá trị dinh dưỡng của phân ủ từ vỏ cà phê cao hơn nhiều so với phân gia súc.

Đại diện Chi cục BVMT, chuyên viên Nguyễn Khánh Ngân tham gia trực tiếp từ đầu việc triển khai mô hình ủ phân từ vỏ cà phê của Dự án. Qua những hiệu quả nêu trên, bà Ngân tiếp tục triển khai tập huấn mở rộng đến nhiều đối tượng để mong nhân rộng. Chương trình có sự tham gia của đại diện nhiều cơ quan, đơn vị: UBND, Phòng TN&MT và Hội Nông dân thành phố Đà Lạt, huyện Lâm Hà; UBND xã Tà Nung (Đà Lạt), xã Mê Linh (Lâm Hà); Cơ sở chế biến cà phê trên địa bàn xã Tà Nung, xã Mê Linh và ở huyện Di Linh (Lâm Đồng).

Sơ bộ về quy trình xử lý vỏ cà phê làm phân bón như sau: Để có 1 tấn phân hữu cơ cần nguyên liệu của 400-500 kg (20 bao) vỏ cà phê; trấu 4 bao; phân chuồng 400-500 kg (20 bao); cám gạo 10-20 kg; men rượu 100g. Quá trình tạo nguyên liệu như sau: Để vỏ cà phê ráo nước sau 2-3 ngày rồi trộn với 1-2 bao trấu, có thể phun thêm nước gỉ đường (nếu có), đây là công đoạn quan trọng nhất trong quá trình ủ phân. Sau đó vun thành luống cao 0,5-0,7 m; để lên men 2 tuần. Tiếp tục là chuẩn bị than trấu: dùng 2 bao trấu đốt lửa chậm rồi sau đó dập tắt lửa bằng nước. Lúc này là khâu khử mùi, kích thích vi sinh vật có lợi phát triển. Đối với cách làm cám gạo lên men như sau: 100 g men rượu (nghiền mịn), 10-20 kg cám gạo, 1 lít nước. Nguyên liệu gồm phân chuồng, cám gạo lên men, vỏ cà phê và than trấu trộn đều, độ ẩm 50%. Trộn đều, vun đống cao 1 m và ủ bạt, không để quá ẩm, ủ bao để khô thoáng trong 10 ngày (3-5 ngày đảo trộn 1 lần để không bón cục). Sau 10 ngày đảo trộn, thêm nước nếu quá khô; sau 35-50 ngày các thành phần hoai mục, nghĩa là đã thành phân hữu cơ sử dụng cho cây trồng được.

Bà Nguyễn Khánh Ngân nhận xét với chúng tôi: Mô hình ủ phân hữu cơ bằng vỏ cà phê được tiếp nhận từ chuyên gia người Nhật. Qua thực tế cho thấy, ở vùng Cầu Đất, người dân làm khá thành công. Mô hình này so với sử dụng phân hóa học đã khẳng định có nhiều ưu điểm như ít tốn kém, phát triển bền vững, giảm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, do thói quen, bà con nông dân còn chưa nhiệt tình vận dụng phương pháp ủ phân bằng vỏ cà phê. Vì vậy, một mặt cần có những chế tài xử lý nghiêm khi cá nhân, đơn vị vi phạm quy định về pháp luật BVMT do nguồn thải vỏ cà phê; mặt khác, khuyến khích, biểu dương những cá nhân, đơn vị đã vận dụng phương pháp ủ phân hữu cơ từ vỏ cà phê để BVMT. Để tiến hành, cần có sự đồng thuận và đồng bộ trong tuyên truyền, phổ biến đến kiểm tra, thanh tra của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng.

 

 

Theo Báo Lâm Đồng

TIN TỨC KHÁC

Người trồng cà phê Mỹ Latinh, Caribe khốn đốn trước khủng hoảng giá cà phê toàn cầu

17-5-2019

Sự sụt giảm của giá cà phê - sản phẩm nông nghiệp được giao dịch nhiều thứ hai toàn cầu, với khoảng 15 tỉ USD tổng giá trị mỗi năm - đang tạo ra cuộc khủng hoảng đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và sản xuất cà phê, đặc biệt là các nhà sản xuất quy mô nhỏ ở Mỹ Latinh và Caribe.

Tây Nguyên: Cà phê hạ giá, nông dân điêu đứng

15-5-2019

Tuột mất khỏi mốc 30, những ngày qua cà phê ở Tây Nguyên có nơi chỉ còn giá 29 - 29,5. Cả nông dân lẫn doanh nghiệp làm cà phê đang điêu đứng vì giá cà phê tụt dốc.

Bayer Agricademy: Mở ra cơ hội mới cho người trồng cà phê

13-5-2019

Với việc từng bước nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và bền vững, Bayer đã hợp tác với các nhà khoa học ra mắt dự án Bayer Agricademy. Những thành công ban đầu của dự án đã mở ra cho người trồng cà phê cơ hội mới.

Giống cà phê xanh lùn cho năng suất vượt trội

3-6-2019

Giống cà phê xanh lùn hay thường có một tên gọi khác đó chính là Trường Sơn TS5 chính là một trong những giống cây cà phê mới cho năng suất vượt trội hơn hẳn các giống cà phê khác đang có mặt hiện nay. Năng suất 1 ha sẽ đạt từ 7- 10 tấn gấp đôi các giống khác. Đặc biệt, giống cà phê xanh lùn có khả năng chống chịu với sâu bệnh rất cao. Vì thế, đây là giống đang được hộ trồng quan tâm và săn đón nhiều nhất hiện nay. Những thông tin liên quan đến giống cây cà phê xanh lùn sẽ được chia sẻ ngay sau đây bà con hãy cùng tham khảo nhé.

Ly cà phê đắt nhất thế giới với giá 75 đô la

3-7-2019

Khi màn đấu giá bắt đầu trong vài tuần nữa đối với các loại cà phê đoạt giải của Panama, mọi ánh mắt sẽ đổ dồn vào theo dõi xem giá sẽ tăng tới đâu.

Cà phê Arabica Khe Sanh khát khao vươn ra thế giới

3-8-2019

Cà phê Arabica Khe Sanh, Huyện Hướng Hóa của tỉnh Quảng Trị đang ấp ủ tham vọng đưa sản phẩm cà phê vào thị trường Mỹ. Liệu điều này có trở thành hiện thực !?

Quà tặng thiên nhiên và tấm lòng người bản địa

2-8-2019

Sự mộc mạc và chân chất của người Êđê ở Đắk Lắk đã hòa quyện vào từng những hạt cà phê là sản phẩm họ làm ra. Có ghé thăm, để được xem tận mắt cách chế biến và thưởng thức theo cách rất riêng, độc đáo mà ai từng nếm thử thì hẳn du khách mới có thể cảm nhận đầy đủ sự thú vị của nó

Đắk Nông: Cà phê rụng trái, do phân Đầu Trâu hay bị bệnh?

31-7-2019

Sau khi bón phân NPK nhãn hiệu Đầu Trâu, nhiều diện tích cà phê của người dân xã Quảng Hòa (Đắk Glong) bị vàng lá, rụng trái hàng loạt. Vì vậy, nhiều hộ dân rơi vào cảnh mất trắng mùa cà phê.

Cây cà-phê “đắng” ở Tuần Giáo

30-7-2019

Đã hơn 5 năm kể từ ngày Công ty cổ phần cà-phê Thái Hòa Mường Ảng rời đi, vậy mà hàng trăm gia đình nông dân nghèo ở huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên) vẫn khắc khoải ngóng trông. Tiền công chưa nhận đủ, lợi nhuận chưa được chia, nông dân Tuần Giáo lại phải bước vào hành trình mới: Kiện đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) của mình nhưng chưa một lần nhìn thấy…

Cây cà phê chè Việt Nam và ba vùng canh tác trọng điểm

14-8-2019

Cây cà phê chè (Arabcia) vốn không có vị thế tương xứng trong ngành cà phê Việt Nam trong hơn 30 năm này. Từ những năm 1980 ngành cà phê vì chưa có biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cà phê chè nên đã có chủ trương mở rộng diện tích cà phê vối (Robusta) trên vùng đất đỏ bazan ở các tỉnh Tây Nguyên. Đến nay hàng năm Việt Nam đã sản xuất ra khoảng 1 triệu tấn cà phê các loại, trong đó chủ yếu là cà phê vối và là nước đứng đầu thế giới về sản lượng cà phê này, ngược lại cà phê chè chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp trong ngành cà phê Việt Nam

Brazil và Việt Nam đang thắt chặt sợi dây kiểm soát ngành cà phê thế giới ra sao

7-9-2019

Một máy dạng tháp chạy ầm ầm khắp cánh đồng của vườn cà phê nhà ông Julio Rinco tại bang Sao Paulo, Brazil, kéo toàn bộ cây cà phê xuống và rụng quả xuống băng tải. Máy thu hoạch tự động này là một trong những sáng tạo giúp giảm chi phí sản xuất của ông Rinco xuống mức mà ít ai sử dụng các phương pháp truyền thống, thâm dụng lao động có thể bì được.

Giá cà phê lao dốc không phanh

5-9-2019

Giá cà phê trong nước giảm theo đà lao dốc của thị trường cà phê thế giới. Giá cà phê trên thị trường thế giới sáng nay (6.9) giảm sốc gần 3%.