CÀ PHÊ

Ly cà phê đắt nhất thế giới với giá 75 đô la

Cập nhật ngày: 03 | 07 | 2019

Khi màn đấu giá bắt đầu trong vài tuần nữa đối với các loại cà phê đoạt giải của Panama, mọi ánh mắt sẽ đổ dồn vào theo dõi xem giá sẽ tăng tới đâu.

Đó là bởi trong cuộc đấu giá năm ngoái, mức giá kỷ lục đã được thiết lập: 803 đô la Mỹ cho 1 cân Anh (tương đương 454g) đối với loại hạt được xếp hạng cao nhất: giống cà phê có tên Elida Geisha được thu hoạch từ đồn điền gia đình nằm trong khu bảo tồn rừng núi lửa ở phía tây quốc gia Trung Mỹ này. Chỉ có 100 cân Anh (45kg) cà phê được đem bán, với các bên tham gia đấu giá là một liên danh gồm các khách hàng Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan, và một công ty Mỹ tên là Klatch Coffee có trụ sở tại Los Angeles.

Hãng Klatch mua được 10 cân Anh, và biến nó thành chương trình quảng bá sản phẩm bắt mắt gần đây cho "loại cà phê đắt nhất thế giới", có giá bán lên tới 75 đô la một ly.

"Khi chúng ta thường nghĩ rằng chỉ các loại rượu vang hay rượu mạnh là hảo hạng nhất, thì vẫn có rất nhiều loại đồ uống không kém phần tuyệt vời mà chúng ta không thể làm ngơ," Darrin Daniel, giám đốc điều hành Hiệp hội Cà phê Thượng thặng, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Portland, tiểu bang Oregon, Mỹ, nơi thường hỗ trợ các trang trại nhỏ trồng loại cà phê đặc sản trên toàn cầu, nói. Cà phê chất lượng cao cũng xứng đáng được tưởng thưởng như vậy, ông nói.

Rốt cuộc là phải hội tụ khá nhiều tinh hoa mới làm nên được ly cà phê đặc biệt đó.

AlamyBản quyền hình ảnhALAMY
Image captionMột giám khảo đánh giá cà phê tham gia cuộc thi 'The Best of Panama'

Giá của mặt hàng cà phê hiện đang ở mức thấp, chưa đến 1 đô la cho một cân Anh, bị mất giá bởi tình trạng cung vượt cầu.

Sự gia tăng của các quán bar không rượu

Cách uống vodka đúng điệu kiểu Nga

Món đồ uống 'Cola' Đông Âu thời Chiến Tranh Lạnh

Các trang trại quy mô lớn ở các quốc gia như Brazil - nơi cung cấp 29% lượng cà phê nhập khẩu cho Liên minh Châu Âu - khiến cho các trang trại gia đình cỡ nhỏ gặp phải khó khăn thách thức, khó có thể theo đuổi việc cạnh tranh lâu dài.

Trong suốt một đợt khó khăn sụt giá tương tự vào cuối thập niên 1990, các cuộc thi và đấu giá dành riêng cho cà phê đặc sản bắt đầu khởi sắc. Mục đích, theo Daniel, là qua đó công nhận những trang trại nhỏ trồng cà phê và tạo ra một sàn giao dịch hàng hoá để giúp những gia đình nông dân này kết nối với khách hàng mua mua cà phê ở Mỹ, Châu Âu, Úc và Châu Á.

Ngày nay, có đến hàng chục các cuộc thi và đấu giá cà phê tổ chức liên tiếp.

Cup of Excellence, sự kiện do Hiệp hội Cà phê Thượng thặng tổ chức, thì được coi là "Thế vận hội cà phê", thu hút các nhà nông từ 11 quốc gia.

The Best of Panama, chính là cuộc thi mà giống cà phê Elida Geisha đã đăng quang, cũng thu hút các bên tầm cỡ quốc tế tham gia.

Những giống cà phê xếp hạng hàng đầu trong các cuộc thi được bán với giá cao hơn nhiều so với giá 1 đô la/một cân Anh - không tới mức cao chót vót 803 đô la, nhưng đôi khi được bán với giá từ 100 đến 300 đô la mỗi cân Anh.

"Đó là phần thưởng cho các nhà nông và cả cho người tiêu dùng," ông Ric Reinhardt, giám đốc điều hành danh dự của Hiệp hội Cà phê Đặc sản Mỹ (Specialty Coffee Association of America - SCAA), nói. "Nông dân có thu nhập tốt hơn, và người tiêu dùng thì được thưởng thức sản phẩm ngon hơn."

Hạt cà phê Elida Geisha đến từ một trang trại nhỏ ở Boquete, Panama. Trang trại này được điều hành bởi bốn thế hệ gia đình Lamastus. Elida là tên của người phụ nữ chủ hộ, người đã quản lý nông trại và tự mình cáng đáng gia đình sau khi chồng bà mất từ thời bà còn trẻ.

AlamyBản quyền hình ảnhALAMY
Image captionHạt cà phê được thu hoạch tại trang trại Lamastus Family Estate ở Panama

Mặc dù nhà Lamastus đã trồng cà phê được hơn 100 năm, nhưng giống Elida Geisha thì khá mới.

Trong một thời gian dài, trang trại gia đình đã phải gắng sức vật lộn và bị thua lỗ, Wilford Lamastus Jr, người sản xuất cà phê thế hệ thứ tư của nhà Lamastus cho biết.

Ngoài cà phê, trang trại còn trồng hành, các loại dâu, dưa quả để trang trải cuộc sống. "Bất kỳ một người nào có đầu óc biết suy nghĩ cũng sẽ nói rằng: 'Chúng ta đang thua lỗ. Chúng ta phải bỏ việc trồng cà phê mất thôi,'" Wilford Lamastus Jr nhớ lại.

Nhưng họ đã quyết định đầu tư gấp đôi vào cà phê.

Cha của Wilford Lamastus Jr đã giúp thành lập Hiệp hội Cà phê Đặc sản Panama (Specialty Coffee Association of Panama - SCAP) cùng các nhà nông trồng cà phê khác trong khu vực, và tổ chức cuộc thi Best of Panama.

Năm 2004, nhóm này đã đạt được một bước ngoặt: trang trại gia đình Hacienda La Esmeralda đã tình cờ tìm được một giống cà phê hiếm có tên là Geisha. Nổi bật tại cuộc thi năm đó, Geisha đã lên giá tới 21 đô la một cân Anh, là mức cao kỷ lục khi ấy. Chẳng bao lâu sau, những nông trại khác bao gồm cả gia đình Lamastus cũng tìm giống Geisha này để trồng.

Được gọi là Gesha vì giống cà phê này có nguồn gốc từ thời thập niên 1930 tại vùng Gesha ở Ethiopia (không liên quan gì đến nàng Geisha ở đất nước Nhật Bản).

Rốt cuộc những hạt giống đã được thực hiện hành trình mang đến một trung tâm nghiên cứu ở Costa Rica vào khoảng thập niên 1960 và sau đó thì được đưa tới Panama.

Những người nông dân nhận thấy rằng giống cà phê này rất khoẻ và có khả năng chống lại được một số loại bệnh dịch nhất định, nhưng hàm lượng cà phê ít và hương vị không ngon.

Qua nhiều năm, giống cà phê này đã bị quên bẵng đi. Rồi nhà Peterson ở Hacienda La Esmeralda đã tình cờ phát hiện ra giống này trong một lần khảo sát trang trại của mình. Họ nhận ra rằng khi được trồng ở địa hình ở độ cao cao hơn, Geisha cho ra thứ cà phê có hương vị độc đáo, nổi bật.

"Có thể là cả đời bạn chỉ thỉnh thoảng mới bắt gặp được một đến hai vị hương vị [hoa và/hoặc quả] hòa quyện trong cùng một loại cà phê ngon," Reinhard nói. Nhưng với giống cà phê Geisha thì "bạn được hân hạnh thưởng ngoạn cả một bản giao hưởng đầy ắp những hương vị khác nhau."

Nhà Lamastus đã mua và gieo những hạt giống đầu tiên vào năm 2006. Phải mất tám năm - lâu hơn nhiều so với hầu hết các giống cà phê khác - họ mới có thể thu hoạch. Và cây rất khó trồng. Lamastus ước tính rằng 20% đã chết trong quá trình chuyển từ vườn ươm, trong khi những cây khác hư hỏng vì phải chống chọi với các yếu tố khí hậu ở độ cao như vậy.

Nhưng gia đình Lamastus nói họ được ban phước với đất trồng hảo hạng giàu chất nham thạch núi lửa màu mỡ, có loại vi chất độc đáo của khí hậu cao nguyên, và nhờ vào vị trí trung tâm, nằm giữa vùng biển Caribbe với Thái Bình Dương.

Việc hái và chế biến hạt cà phê đòi hỏi sự chú ý kỹ càng đến từng chi tiết để có thể tăng cường tối đa hương vị cà phê. Khoảng 20% trong tổng số 65 hecta của nông trại hiện đang dành riêng cho các giống Geisha khác nhau, và họ đang tìm cách nâng cao diện tích trồng loại cây này.

Năm 2018, giống cà phê Elida Geisha của nhà Lamastus giành chiến thắng trong hạng mục dự thi. Năm nay, họ thắng giải hai lần, cho cả cà phê Elida Geisha thô và Elida Geisha đã sơ chế. Cuộc đấu giá trực tuyến cho cà phê - 100 cân Anh mỗi loại - sẽ diễn ra vào giữa tháng Bảy.

Klatch CoffeeBản quyền hình ảnhKLATCH COFFEE
Image captionCà phê hạt Elida Geisha được bán ra với giá kỷ lục trong một phiên đấu giá hồi năm ngoái: $803 cho 1 cân Anh (454g)

Michael Perry, nghệ nhân rang xay cà phê và là người phụ trách thu mua nguyên liệu của hãng Klatch, là một trong những giám khảo tại cuộc thi Best of Panama năm ngoái. Ban giám khảo quốc tế chuyên nếm thử và chấm điểm cà phê trên thang điểm 100. Perry đã cho cà phê Elida Geisha thô đạt 97 điểm.

"Đây quả là ly cà phê tuyệt hảo nhất mà tôi từng được thưởng thức trong đời", Perry nói, tuy nhiên ông vẫn chừa lại một chút điểm để phòng hờ lỡ có loại cà phê nào đặc sắc hơn xuất hiện trong tương lai.

Sau đó Perry đã hợp tác với một nhóm bên mua như hãng Black Gold of Đài Loan để tham gia đấu giá cà phê. Do lệch múi giờ nên cuộc đấu giá trực tuyến đã kéo dài đến đêm, nhưng ông vẫn yên tâm đi ngủ bởi biết rằng họ đã mua được lô hàng đoạt giải.

Cộng thêm chi phí chuyên chở và chế biến pha cà phê thành từng ly, Perry ước tính rằng chi phí cuối cùng là gần 1.000 đô la một cân Anh, với mỗi cân Anh pha được khoảng 80 ly cà phê.

Klatch biến ly cà phê thành một trải nghiệm: trong các sự kiện dành riêng, khách hàng trả tiền không chỉ để nhâm nhi một ly cà phê hiếm có và độc đáo, mà còn để có thêm hiểu biết về nguồn gốc của ly cà phê ấy.

"Ngay cả những người trả tiền cà phê cũng không biết chính xác lý do tại sao họ lại trả nhiều tiền như vậy cho một ly cà phê," Heather Perry, phó chủ tịch của Klatch và chủ tịch SCAA cho biết. "Cho nên sẽ rất tốt nếu chúng tôi giải thích cho họ hiểu bối cảnh."

Daniel Walsh là một trong những khách hàng của Klatch đã trả tiền để nếm thử ly cà phê được pha từ sản phẩm đoạt giải.

Là một người trong ngành công nghiệp đồ uống và luôn tự coi mình là người sành cà phê, Walsh thường mang theo máy xay, dụng cụ pha kiểu pour-over (pha cà phê bằng bộ phễu và giấy lọc, hơi giống hình thức pha phin của Việt Nam), và cà phê hạt khi đi du lịch, để ông có thể tự pha cho mình ly cà phê vào mỗi buổi sáng.

"Hiển nhiên là bạn không thể ngày nào cũng trả 75 đô la cho một ly cà phê," Walsh nói. "Nhưng bạn vẫn mua những chai rượu vang hoặc whisky hảo hạng và bạn phải trả cả tấn tiền cho đồng hồ hoặc giày mà bạn chỉ dùng có một lần đấy thôi. Tôi yêu cà phê và tôi muốn có thể được tự tin nói rằng 'Tôi đã thưởng thức loại này'."

Walsh đã nếm ly cà phê pha từ những hạt sản phẩm đoạt giải, uống ly cà phê đen tự mình pha, và thưởng thức sự hoà quyện khác thường giữa vị cà phê với hương hoa quả.

Điều đó khiến ông quyết định bỏ tiền uống một ly như thế. "Bạn không thể có được thứ như thế khi uống cà phê mỗi ngày," ông nói.

Theo BBC Capital

TIN TỨC KHÁC

Cà phê Arabica Khe Sanh khát khao vươn ra thế giới

3-8-2019

Cà phê Arabica Khe Sanh, Huyện Hướng Hóa của tỉnh Quảng Trị đang ấp ủ tham vọng đưa sản phẩm cà phê vào thị trường Mỹ. Liệu điều này có trở thành hiện thực !?

Quà tặng thiên nhiên và tấm lòng người bản địa

2-8-2019

Sự mộc mạc và chân chất của người Êđê ở Đắk Lắk đã hòa quyện vào từng những hạt cà phê là sản phẩm họ làm ra. Có ghé thăm, để được xem tận mắt cách chế biến và thưởng thức theo cách rất riêng, độc đáo mà ai từng nếm thử thì hẳn du khách mới có thể cảm nhận đầy đủ sự thú vị của nó

Đắk Nông: Cà phê rụng trái, do phân Đầu Trâu hay bị bệnh?

31-7-2019

Sau khi bón phân NPK nhãn hiệu Đầu Trâu, nhiều diện tích cà phê của người dân xã Quảng Hòa (Đắk Glong) bị vàng lá, rụng trái hàng loạt. Vì vậy, nhiều hộ dân rơi vào cảnh mất trắng mùa cà phê.

Cây cà-phê “đắng” ở Tuần Giáo

30-7-2019

Đã hơn 5 năm kể từ ngày Công ty cổ phần cà-phê Thái Hòa Mường Ảng rời đi, vậy mà hàng trăm gia đình nông dân nghèo ở huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên) vẫn khắc khoải ngóng trông. Tiền công chưa nhận đủ, lợi nhuận chưa được chia, nông dân Tuần Giáo lại phải bước vào hành trình mới: Kiện đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) của mình nhưng chưa một lần nhìn thấy…

Cây cà phê chè Việt Nam và ba vùng canh tác trọng điểm

14-8-2019

Cây cà phê chè (Arabcia) vốn không có vị thế tương xứng trong ngành cà phê Việt Nam trong hơn 30 năm này. Từ những năm 1980 ngành cà phê vì chưa có biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cà phê chè nên đã có chủ trương mở rộng diện tích cà phê vối (Robusta) trên vùng đất đỏ bazan ở các tỉnh Tây Nguyên. Đến nay hàng năm Việt Nam đã sản xuất ra khoảng 1 triệu tấn cà phê các loại, trong đó chủ yếu là cà phê vối và là nước đứng đầu thế giới về sản lượng cà phê này, ngược lại cà phê chè chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp trong ngành cà phê Việt Nam

Brazil và Việt Nam đang thắt chặt sợi dây kiểm soát ngành cà phê thế giới ra sao

7-9-2019

Một máy dạng tháp chạy ầm ầm khắp cánh đồng của vườn cà phê nhà ông Julio Rinco tại bang Sao Paulo, Brazil, kéo toàn bộ cây cà phê xuống và rụng quả xuống băng tải. Máy thu hoạch tự động này là một trong những sáng tạo giúp giảm chi phí sản xuất của ông Rinco xuống mức mà ít ai sử dụng các phương pháp truyền thống, thâm dụng lao động có thể bì được.

Giá cà phê lao dốc không phanh

5-9-2019

Giá cà phê trong nước giảm theo đà lao dốc của thị trường cà phê thế giới. Giá cà phê trên thị trường thế giới sáng nay (6.9) giảm sốc gần 3%.

Chuyện lạ Lâm Đồng: Trồng "lung tung" ở vườn cà phê đâu ai chê

3-9-2019

Trước thực tế giá cả các loại nông sản chủ lực như cà phê, hồ tiêu bấp bênh, nhiều nông dân ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng đã tích cực tìm hiểu và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xen canh nhiều loại cây nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tăng thu nhập.

Đắk Lắk: Trồng xen mắc ca trong vườn cà phê, lãi cao

2-9-2019

Ông Ngô Quang Phương, xã Cư Bao, thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk), cho biết, gia đình ông có 1 ha trồng cà phê và tiêu từ năm 1994 đến nay. Năm 2013, khi cây già cỗi, thu hoạch kém, ông thường vào mạng, tìm xem có cây gì thu nhập cao, thích hợp vùng đất đỏ Tây Nguyên thì thay thế.

Tái canh giúp 'ghi điểm' về tiêu chuẩn cà phê đặc sản

13-9-2019

Tái canh cà phê ở Tây Nguyên là cơ hội để thay đổi giống cũ bằng giống mới với nhiều điểm ưu việt như năng suất cao, chất lượng tốt...

Cuối niên vụ cà phê 2018 - 2020, doanh nghiệp 'vật lộn' vì nông dân găm hàng không muốn bán

12-9-2019

Một số doanh nghiệp gặp khó khăn thu mua cà phê để xuất khẩu do người dân không muốn bán trong bối cảnh giá vẫn ở thấp.

Việt Nam và Brazil vẫn củng cố vị thế hàng đầu trên thị trường thế giới

9-10-2019

Tại bang Sao Paulo (Brazil), một cỗ máy thu hoạch khổng lồ đang băng qua vườn cà phê ông Julio Rinco, che lấp toàn bộ thân cây và lắc mạnh để hạt cà phê rơi xuống băng tải của cỗ máy. Máy thu hoạch cà phê tự động này là một trong những sáng kiến giúp giảm chi phí sản xuất của ông Rinco xuống mức mà ít người chủ đồn điền nào đang sử dụng các phương pháp thu hoạch thâm dụng lao động truyền thống có thể sánh được.