TIN TỨC

Liệu thị trường đậu tương tương lai có tiếp tục tăng giá trong năm 2017?

Cập nhật ngày: 04 | 01 | 2017

Thị trường đậu tương tương lai năm 2016 tăng giá lần đầu tiên sau 4 năm, với mức tăng 14,4%, so với mức giảm 1,9% đối với mặt hàng ngô và giảm 13,2% đối với lúa mỳ trên thị trường Chicago.

Mặc dù Mỹ có sản lượng thu hoạch đậu tương cao kỷ lục nhưng nhu cầu thế giới cũng rất lớn – chủ yếu nhờ Trung Quốc tăng nhập khẩu lên mức cao kỷ lục, do sự phục hồi sản xuất của những người chăn nuôi lợn tại nước này.

Trong khi đó, giá dầu đậu tương được hỗ trợ bởi hoạt động sản xuất gây thất vọng của dầu cọ, do El Nino làm sản xuất dầu cọ của hàng loạt nước Đông Nam Á suy giảm.

Nhưng liệu các yếu tố này có tiếp tục hỗ trợ thị trường đậu tương tương lai trong năm 2017? Hay một năm sản xuất bội thu nữa tại Mỹ sẽ phủ bóng đen lên triển vọng giá đậu tương? Dưới dây là các nhận định chuyên gia về triển vọng thị trường đậu tương năm 2017.

Commerzbank

Trong niên vụ 2016-17, sản xuất đậu tương toàn cầu sẽ đạt kỷ lục mới ở mức hơn 330 triệu tấn.

Về phía cầu, thị trường sẽ dồn sự chú ý vào nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc. USDA và IGC dự báo nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng từ 83,5 triệu tấn trong niên vụ 2015/16 lên 86 – 87 triệu tấn trong niên vụ 2016/17. Mỹ sẽ hưởng lợi từ nhu cầu này, mặc dù cạnh tranh từ các nhà cung cấp Nam Mỹ sẽ khiến thị trường đậu tương toàn cầu gặp sức ép vào đầu năm 2017.

Hiện tại, diện tích trồng đậu tương tại Mỹ được dự đoán tiếp tục mở rộng trong niên vụ 2017/18 – mặc dù sản lượng niên vụ hiện tại đã đạt mức cao kỷ lục. Nếu điều này diễn ra, khả năng tăng sản lượng vẫn có thể diễn ra, giả định rằng các điều kiện thời tiết thuận lợi.

Cộng với mức sản lượng cao kỷ lục tại Nam Mỹ, nguồn cung đậu tương dồi dào trên thị trường quốc tế có thể đảm bảo rằng năm 2017, thế giới sẽ không thiếu đậu tương. Commerzbank dự báo giá đậu tương trong quý 4/2017 sẽ ở mức 9 USD/giạ.

Goldman Sachs

Bất chấp những lo ngại về khả năng phát triển của La Nina sẽ tác động tiêu cực tới sản xuất đậu tương, vụ thu hoạch đậu tương và ngô của Mỹ niên vụ 2016/17 đã đạt mức cao kỷ lục.

Hơn nữa, với La Nina diễn ra yếu như hiện nay là thời điểm bắt đầu hoạt động sản xuất đậu tương tại Nam Mỹ, lại là điều kiện thuận lợi cho cây đậu tương.

Kết quả là Goldman Sachs dự báo với điều kiện thời tiết bình thường, giá đậu tương và ngô sẽ giảm trở lại mức mang lại lợi nhuận biên nhỏ cho người sản xuất trong năm 2017 để hạn chế người sản xuất tăng đầu cơ tích trữ.

Tuy nhiên, nhu cầu đậu tương của Trung Quốc được dự báo duy trì ở mức cao, khiến Goldman Sachs dự báo giá đậut ương sẽ tiếp tục được giao dịch ở mức giá cao hơn ngô với mức chênh lệch ngày càng tăng, dẫn tới thúc đẩy tái phân bổ diện tích sản xuất.

MetLife

MetLife dự báo giá hàng hóa năm 2017 phục hồi do tiêu dùng toàn cầu tăng và nguồn cung ngô lẫn đậu tương bắt đầu giảm.

Với giá hàng hóa tiếp tục duy trì ở mức thấp trong, Mỹ sẽ giảm diện tích canh tác trong năm 2017, dẫn tới giảm nguồn cung các loại ngũ cốc chính. MetLife cho ràng nông dân Mỹ sẽ giảm 3,7% diện tích canh tác ngô trong năm 2017, trong khi diện tích trồng đậu tương sẽ duy trì ổn định.

Xu hướng giảm diện tích canh tác không chỉ diễn ra tại Mỹ mà còn được dự đoán diễn ra tại các nước sản xuất ngũ cốc lớn khác, chủ yếu là tại EU và Brazil. Sau 4 năm tăng liên tiếp nguồn cung, năm 2017 có thể sẽ là thời điểm nguồn cung toàn cầu suy giảm, đảo chiều đẩy giá tăng.

Rabobank

Giá đậu tương được dự báo tăng trong năm 2017 do nhu cầu thế giới được dự đoán tăng 2% và tiếp tục chi phối khuynh hướng giá thị trường.

Cán cân cung cầu tương đối cân bằng được dự báo sẽ làm tăng tính bất ổn của giá đậu tương trong năm 2017 so với diễn biến năm 2016, với khả năng rủi ro giá tăng khi có bất cứ suy giảm sản xuất và thời tiết bất lợi nào diễn ra tại các nước xuất khẩu chính.

Giá lúa mỳ và ngô toàn cầu được dự báo sẽ duy trì ở mức gần như thấp kỷ lục do dự trữ toàn cầu thừa mứa. Một mặt, điều này sẽ gây áp lực giảm giá đậu tương nhưng cũng đặt ra mức giá sàn, chỉ có thể hạn chế động lực tăng của giá đậu tương.

Nhu cầu nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc trong niên vụ 2017/18 sẽ tiếp tục là yếu tố chi phối giá đậu tương toàn cầu. Quy mô đàn lợn tiếp tục tăng trong năm 2017-18 tại Trung Quốc, dẫn tới nhu cầu TACN tăng, sẽ là đối trọng với dự báo diện tích trồng đậu tương tăng 5 – 10%, dẫn tới giảm diện tích trồng ngô do Trung Quốc giảm trợ cấp sản xuất mặt hàng này.

Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc được dự báo tăng 5,2% trong năm 2016/17 lên 87 triệu tấn, và sẽ đạt 89 – 91 triệu tấn trong năm 2017-18.

Societe Generale

Xuất khẩu đậu tương của Mỹ năm 2016-17 tích lũy động lực từ năm 2014-15, chỉ chậm lại sau khi xuất hiện sự cạnh tranh tăng từ Mỹ Latin. Dựa trên phân tích của Societe Generale, nông dân Mỹ Latin đã giảm doanh số đậu tương từ tháng 8/2014 đến nay do đồng Real được dự báo tiếp tục yếu đi.

Mỹ đã xuất khẩu 1,84 tỷ giạ đậu tương, bất chấp có khởi đầu không mấy tích cực trong năm 2014-15. Tuy nhiên, Societe Generale dự báo xuất khẩu đậu tương của Mỹ năm 2016-17 sẽ đạt 2,05 tỷ giạ, tương đương với mức dự báo của USDA do nhập khẩu của Trung Quốc tăng cao kỷ lục.

Nếu thời tiết diễn biến bất lợi tại Mỹ Latin, khả năng Mỹ sẽ tăng xuất khẩu trong năm nay. Tuy nhiên, Societe Generale dự báo thời tiết thuận lợi cho sản xuất đậu tương tại Mỹ Latin trong năm 2017.

Do đồng Real Brazil giảm giá trong thời gian gần đây, nông dân tại đây tăng giao dịch trên thị trường và Societe Generale dự báo lượng bán ra từ khu vực này sẽ tăng.

Sucden Financial

Nhu cầu nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc được cho là sẽ tiếp tục hỗ trợ thị trường đậu tương tiếp tục tăng giá trong năm 2017.

USDA dự báo tiêu dùng đậu tương của Trung Quốc sẽ khoảng 100 triệu tấn do nhập khẩu tăng lên 86 triệu tấn cũng như sản xuất đậu tương nội địa tăng lên 14,1 triệu tấn, từ mức ước tính 12,5 triệu tấn.

Mặc dù tăng trưởng chậm lại nhưng GDP đầu người của Trung Quốc vẫn đang tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng dân số. Sự bất ổn trong hoạt động nhập khẩu của nước này liên quan chặt chẽ với hoạt độn sản xuất nội địa và giá cũng như thời điểm chính phủ Trung Quốc tổ chức đấu giá các kho dự trữ công.

Các động lực sản xuất tại Trung Quốc đang tiếp tục tăng, có thể chịu tác động bởi quyết định dự trữ của chính phủ. Theo USDA, dự trữ đậu tương cuối kỳ của Trung Quốc ở mức 14,46 triệu tấn, cao hơn nhiều so với mức dự trữ trung bình 10 năm ở mức 10,73 triệu tấn.

Bất chấp khẳng định rằng nhu cầu đậu tương của Trung Quốc sẽ duy trì ở mức cao, các yếu tố khác vẫn sẽ tác động lên giá. Đồng USD mạnh lên có thể gia tăng áp lực giảm giá, cùng với sự mở rộng sản xuất đậu tương tại Mỹ.

Theo Agrimoney

Gappingworld

TIN TỨC KHÁC

Sản xuất nông nghiệp của Philippines giảm 2% trong quý 4/2016

4-1-2017

Sản xuất nông nghiệp của Philippines được ước tính giảm 2% trong quý 4/2016 so với cùng kỳ năm 2015 sau khi bão mạnh gây thiệt hại cho mùa màng và cuốn theo vật nuôi tại các tỉnh miền trung nước này hồi tháng trước, theo Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines cho biết.

Thái Lan: Phục hồi kinh tế toàn cầu thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

3-1-2017

Năm 2017, theo trung tâm R&D thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác nông nghiệp Thía Lan (BAAC), tăng trưởng GDP nông nghiệp Thái Lan dự đoán đạt 3%.