RAU QUẢ

Xuất khẩu rau quả vẫn có thể đạt 8 tỷ USD trong năm nay

Cập nhật ngày: 09 | 06 | 2025

Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) Nguyễn Thanh Bình cho biết, 5 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt hơn 2,1 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái; tuy nhiên, ngành vẫn còn nhiều tín hiệu tích cực và nếu kịp thời tháo gỡ những vướng mắc tồn đọng, đặc biệt là liên quan đến sầu riêng thì mục tiêu xuất khẩu cả năm hoàn toàn có thể đạt được.

Nguồn: Daibieunhandan.vn

Xuất khẩu rau quả giảm 17%

Tình hình xuất khẩu rau quả 5 tháng đầu năm nay như thế nào, thưa ông?

- Theo số liệu mới nhất, 5 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 2,1 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, 4 tháng đầu năm, kim ngạch sầu riêng giảm 53,4%; thanh long giảm 7,3%; mít tươi giảm 25%, mít chế biến giảm 20,8%.

Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) Nguyễn Thanh Bình

Xử lý dứt điểm tình trạng sầu riêng nhiễm Cadimi và vàng O

Ngược lại, một số mặt hàng ghi nhận tăng trưởng khả quan như: xoài tăng hơn 13%; chuối tăng 2,2%; dừa tăng 19,9%; dừa chế biến tăng mạnh tới 71,3%.

Về thị trường, Trung Quốc là nơi sụt giảm mạnh nhất với mức giảm 32,8%, tiếp đến là Thái Lan và Hà Lan; trong khi đó, các thị trường giữ được đà tăng trưởng mạnh gồm: Mỹ tăng 66%; Nhật Bản tăng 22,5%; Đài Loan (Trung Quốc) tăng 36,9%; Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) tăng hơn 42%.

- Như vậy, xuất khẩu rau quả sụt giảm chủ yếu do thị trường Trung Quốc và ở mặt hàng sầu riêng, thưa ông?

- Từ cuối năm 2024 và đầu năm 2025, Trung Quốc ban hành quy định mới cấm nhập khẩu trái cây nhiễm kim loại nặng Cadimi và chất vàng O (Auramine O). Trong khi đó, một lượng không nhỏ sầu riêng Việt Nam bị phát hiện chứa các chất này trong quá trình sản xuất, sơ chế, khiến lượng sầu riêng xuất khẩu giảm mạnh, kéo theo kim ngạch rau quả giảm theo. Hiện tại Việt Nam cũng chưa có nhiều cơ sở phân tích, kiểm nghiệm Cadimi và vàng O, dẫn đến ách tắc trong khâu thông quan.

Dù các cơ quan chức năng đã vào cuộc, nhưng việc xử lý còn chậm, chưa triệt để khiến người sản xuất và doanh nghiệp lo lắng. Nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng xuất khẩu để chờ hướng dẫn cụ thể, góp phần làm xuất khẩu rau quả sụt giảm thêm.

Ở chiều ngược lại, thị trường Mỹ lại tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm; nguyên nhân nào dẫn đến sự khởi sắc này, thưa ông?

- Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của rau quả Việt Nam. Cộng đồng người Việt và người gốc Á tại Mỹ khá đông đảo, nhu cầu tiêu dùng trái cây nhiệt đới cao. Đây là yếu tố thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này tăng mạnh.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam đang tranh thủ thời gian hoãn áp dụng mức thuế đối ứng của Mỹ để đẩy nhanh hoàn thành các hợp đồng đã ký.

Ngoài ra, doanh nghiệp Việt cũng chủ động phối hợp với đối tác Mỹ để xây dựng kế hoạch liên kết, duy trì quan hệ thương mại. Việc này vừa giúp xử lý vấn đề thuế, vừa bảo đảm chuỗi cung ứng không bị gián đoạn.

- Ông dự báo như thế nào về tình hình xuất khẩu rau quả trong những tháng cuối năm?

Dù còn nhiều khó khăn, song có tín hiệu tích cực khi cuối tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã cấp thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng; điều này giúp nâng cao năng lực xuất khẩu của Việt Nam trong những tháng tới.

Kim ngạch xuất khẩu quý II/2025 cũng cho thấy sự phục hồi tốt hơn so với quý I, là dấu hiệu tích cực cho toàn thị trường.

Về mặt hàng, dù sầu riêng, thanh long và mít vẫn giảm, nhưng nhiều loại khác như dừa, chuối, bưởi giữ được tốc độ tăng trưởng cao. Trong nhóm 10 thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, trừ Trung Quốc, Thái Lan và Hà Lan, các thị trường còn lại đều ghi nhận tăng trưởng hai con số.

Mùa sầu riêng chính vụ kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11; do đó, 4 tháng đầu năm mới chỉ là giai đoạn đầu vụ. Nếu những tồn tại được xử lý kịp thời, hiệu quả, mục tiêu xuất khẩu rau quả đạt 8 tỷ USD trong năm nay vẫn có thể đạt được, không cần điều chỉnh.

Kim ngạch xuất khẩu rau quả vẫn có thể đạt kế hoạch 8 tỷ USD. Ảnh: Nhung Bùi

- Theo ông, ngành rau quả cần định hướng thế nào để chặn đà sụt giảm xuất khẩu?

- Một trong những nhiệm vụ cấp bách là tháo gỡ các vướng mắc đang cản trở xuất khẩu rau quả. Trong đó, đặc biệt cần xử lý dứt điểm tình trạng sầu riêng nhiễm Cadimi và vàng O, nguyên nhân chính khiến hàng loạt lô hàng bị phía Trung Quốc cảnh báo, trả về. Việc đầu tư thêm các cơ sở kiểm nghiệm, phân tích chất cấm là yêu cầu cấp thiết, giúp doanh nghiệp sớm sàng lọc rủi ro và đáp ứng đúng yêu cầu kiểm dịch của thị trường nhập khẩu.

Song song đó, cần giữ vững thị trường Trung Quốc, thị trường truyền thống và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Các cơ quan chức năng, hiệp hội ngành hàng cần đẩy mạnh kết nối, xúc tiến đưa hàng vào các trung tâm tiêu thụ lớn như Quảng Châu, Thượng Hải, Bắc Kinh... nhằm nâng cao hiện diện và xây dựng uy tín thương hiệu trái cây Việt tại thị trường này.

Về dài hạn, việc hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ xuất khẩu rau quả là rất cần thiết. Trong đó, cần ưu tiên các giải pháp như tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, thúc đẩy đàm phán mở cửa và giảm thuế quan, nhất là với các thị trường lớn như Mỹ. Đồng thời, có thể xem xét áp dụng các ưu đãi thuế như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tái đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, hiệu quả quản lý nhà nước cần được tăng cường. Dù hiện đã có nhiều quy định và chính sách được ban hành, nhưng khâu giám sát, xử lý vi phạm vẫn chưa thực sự quyết liệt. Do vậy, cần sớm thành lập các cơ quan chuyên trách kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về chất lượng, an toàn sản phẩm ngay từ vùng trồng. Cùng với đó là chế tài đủ mạnh đối với các hành vi vi phạm như đánh cắp mã số vùng trồng, cạnh tranh không lành mạnh, thổi giá... nhằm thiết lập lại kỷ cương, bảo vệ uy tín nông sản Việt trên thị trường quốc tế.

- Xin cảm ơn ông!

TIN TỨC KHÁC

Lô sầu riêng đông lạnh đầu tiên được xuất khẩu

3-6-2025

Lô sầu riêng đông lạnh đầu tiên của Việt Nam vừa chính thức được xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu cầu Bắc Luân II, mở ra hướng đi mới cho nông sản Việt.

Xuất khẩu nông sản không còn là "cuộc chơi" giá rẻ

2-6-2025

Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhận định, xuất khẩu nông sản giờ đây không còn là "cuộc chơi" của giá rẻ hay thị trường dễ tính.

Thủ tướng chỉ đạo 'nóng' về xuất khẩu sầu riêng, giao công an điều tra việc gian lận

26-5-2025

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 71 ngày 23/5 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu sầu riêng bền vững.

Tổng cục Hải quan Trung Quốc: Tạo thuận lợi tối đa cho nông sản Việt

28-5-2025

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc, bà Tôn Mai Quân, cam kết áp dụng các biện pháp để tạo thuận lợi tối đa cho nhập khẩu nông sản Việt Nam.

Thêm 829 mã vùng trồng, 131 mã đóng gói sầu riêng được Trung Quốc chấp thuận

22-5-2025

Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.

Xuất khẩu rau quả suy giảm, sầu riêng gặp thách thức lớn

19-5-2025

Tính đến cuối tháng 4/2025, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 1,62 tỷ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng lưu ý, giá trị xuất khẩu sầu riêng chỉ đạt 130 triệu USD, thấp hơn rất nhiều so với mức 500 triệu USD của cùng kỳ năm trước…

Australia chính thức "bật đèn xanh" cho bưởi Việt Nam

12-5-2025

Sau quá trình đánh giá rủi ro nghiêm ngặt, Australia đã chính thức công nhận an toàn sinh học cho quả bưởi Việt Nam. Đây là cánh cửa mới giúp nông sản Việt tiến sâu vào thị trường quốc tế đầy tiềm năng này.

Bắc Giang đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều và các nông sản chủ lực

5-5-2025

Tỉnh Bắc Giang đang đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2025 ở thị trường trong và ngoài nước gắn với quảng bá, giới thiệu các sản phẩm chủ lực, đặc trưng và tiềm năng của tỉnh.

Ngành hàng sầu riêng Thái Lan lao đao

24-4-2025

Xuất khẩu sang Trung Quốc gặp rào cản kỹ thuật, chi phí kiểm định tăng cao khiến sầu riêng Thái Lan khó tiêu thụ, nhiều nhà vườn gồng mình gánh lỗ.

Giá sầu riêng lao dốc

21-4-2025

Sầu riêng Ri6 tại vườn xuống 35.000-40.000 đồng một kg, bằng một phần ba so với cùng kỳ 2024, nhiều nơi ngừng thu mua giống Monthong do giá giảm sâu.

Ớt, chanh leo, tổ yến Việt Nam xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc

16-4-2025

Việt Nam - Trung Quốc ký Nghị định thư, mở đường cho các sản phẩm như ớt, chanh leo, tổ yến thô, tổ yến sạch, cám gạo xuất sang thị trường tỷ dân.

Bưởi Việt Nam chính thức có mặt trên kệ hàng Lotte Mart Hàn Quốc

11-4-2025

Ngày 10/4 đánh dấu mốc quan trọng đối với ngành xuất khẩu nông sản Việt Nam khi trái bưởi Việt Nam chính thức được bày bán tại hệ thống siêu thị Lotte Mart.