RAU QUẢ

Thêm 829 mã vùng trồng, 131 mã đóng gói sầu riêng được Trung Quốc chấp thuận

Cập nhật ngày: 22 | 05 | 2025

Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.

Nguồn: Nongnghiepmoitruong.vn

Xuất khẩu bền vững

Theo Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Môi trường, việc mở rộng danh sách này tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Các địa phương và doanh nghiệp cần chủ động tận dụng cơ hội này, đồng thời bảo đảm nghiêm túc tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm nhằm xuất khẩu sầu riêng một cách bền vững.

Ngày 11/7/2022, Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật (KDTV) đối với quả sầu riêng tươi của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã ký kết. 

Ngay sau đó, Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã làm việc với các địa phương trồng sầu riêng trong cả nước, phổ biến quy định, hướng dẫn xây dựng vùng trồng, cơ sở đóng gói đạt chuẩn. Cục đã gửi hồ sơ 1.604 vùng trồng và 314 CSĐG sầu riêng cho Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC); trong đó có 708 vùng trồng, 168 CSĐG đã được phê duyệt. Do có vi phạm trong quá trình xuất khẩu, thời gian qua GACC đã tạm dừng hoạt động đối với một số vùng trồng và CSĐG. 

Từ cảnh báo và yêu cầu thị trường, hoạt động sản xuất và xuất khẩu sầu riêng đã có sự thay đổi. Thông tin từ Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, ngày 21/5/2025, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã tiếp tục phê duyệt thêm 829 vùng trồng, 131 cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam được phép xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.

Một điểm khác biệt so với các mặt hàng truyền thống khác của Việt Nam (xoài, thanh long, nhãn, vải, dưa hấu...) xuất khẩu sang Trung Quốc, là phía GACC thực hiện kiểm tra thực tế (trực tiếp hoặc trực tuyến) với tất cả các vùng trồng, cơ sở đóng gói của Việt Nam trước khi phê duyệt mã số và cấp phép xuất khẩu.

Theo ông Tô Vạn Quang, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc tại Quảng Tây, sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc trong vài năm qua có thể nói là một sự tăng trưởng bùng nổ, trở thành điểm sáng trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc đã tăng từ 188 triệu USD năm 2022 lên khoảng 2,2 tỷ USD, chiếm khoảng 31,8% thị phần sầu riêng Trung Quốc.

“Có lúc sầu riêng Việt Nam chiếm 57% lượng nhập khẩu của Trung Quốc”, ông Tô nói.

Sở dĩ có con số này, bởi Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, do đó khoảng cách vận chuyển ngắn, chi phí logicstic thấp.

Thế mạnh nữa là Việt Nam có địa lý trải dài, sản phẩm thu hoạch quanh năm.

Doanh nhân có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam, khẳng định muốn xuất khẩu bền vững, phải nghiêm túc tuân thủ toàn bộ quy trình kỹ thuật đã được hai nước ký kết trong Nghị định thư.

Trung Quốc ngày càng nâng cao hàng rào kỹ thuật

Theo Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, sầu riêng tươi và sầu riêng đông lạnh có thể xuất khẩu sang hơn 20 quốc gia, tuy nhiên từ sau khi ký Nghị định thư sầu riêng với Trung Quốc thì có hơn 90% sản lượng sầu riêng Việt Nam được tiêu thụ tại thị trường của quốc gia này.

Đặc thù lớn nhất của thị trường Trung Quốc là khó đoán, quy định thường thay đổi nhanh và ngay nên rất khó khăn trong ứng phó; thương nhân nước này tham gia rất sâu vào chuỗi thu mua và phân phối sầu riêng, ngay cả ở Việt Nam.

Yêu cầu kỹ thuật của Trung Quốc rất cao, ngày càng nâng hàng rào kỹ thuật, đặc biệt là yêu cầu về an toàn thực phẩm.

Nhiều doanh nghiệp, vùng trồng, cơ sở đóng gói chỉ quan tâm và coi trọng việc đăng ký cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng mà không quan tâm đến duy trì các vùng trồng, cơ sở đóng gói đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật được quy định tại Nghị định thư.

Tình trạng giả mạo, mua bán mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói vẫn diễn ra dẫn đến việc không thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi cần. Đặc biệt, không kiểm soát được chất lượng sầu riêng.

Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cũng cảnh báo việc thu hoạch khi trái chưa đạt độ chín sinh lý, trái non, già và chạy theo lợi nhuận dẫn đến nhiều lô hàng sau khi xuất sang Trung Quốc được phản ảnh sầu riêng bị sượng. Điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng, hình ảnh và thương hiệu của sầu riêng Việt Nam.

Một trong các giải pháp lâu dài là xây dựng khung pháp lý: Sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 64 - Luật Trồng trọt để làm cơ sở xây các quy định, chế tài liên quan đến việc cấp, quản lý và sử dụng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói. Sau khi Luật sửa đổi được ban hành, lập tức xây dựng Nghị định để cụ thể hóa các nội dung quản lý nhà nước đối với mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói.

Đàm phán mở cửa thị trường: Tiếp tục đàm phán mở rộng thị trường xuất khẩu và mở rộng thị trường tiềm năng; tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối giao thương giới thiệu sản phẩm sầu riêng tại các thị trường đang có nhu cầu tốt như Hoa Kỳ, Canada, Anh, Australia, Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan; một số thị trường mới mở đang có xu hướng tăng trưởng nhập khẩu như UAE, Hà Lan, Pháp, Nga.

TIN TỨC KHÁC

Xuất khẩu rau quả suy giảm, sầu riêng gặp thách thức lớn

19-5-2025

Tính đến cuối tháng 4/2025, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 1,62 tỷ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng lưu ý, giá trị xuất khẩu sầu riêng chỉ đạt 130 triệu USD, thấp hơn rất nhiều so với mức 500 triệu USD của cùng kỳ năm trước…

Australia chính thức "bật đèn xanh" cho bưởi Việt Nam

12-5-2025

Sau quá trình đánh giá rủi ro nghiêm ngặt, Australia đã chính thức công nhận an toàn sinh học cho quả bưởi Việt Nam. Đây là cánh cửa mới giúp nông sản Việt tiến sâu vào thị trường quốc tế đầy tiềm năng này.

Bắc Giang đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều và các nông sản chủ lực

5-5-2025

Tỉnh Bắc Giang đang đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2025 ở thị trường trong và ngoài nước gắn với quảng bá, giới thiệu các sản phẩm chủ lực, đặc trưng và tiềm năng của tỉnh.

Ngành hàng sầu riêng Thái Lan lao đao

24-4-2025

Xuất khẩu sang Trung Quốc gặp rào cản kỹ thuật, chi phí kiểm định tăng cao khiến sầu riêng Thái Lan khó tiêu thụ, nhiều nhà vườn gồng mình gánh lỗ.

Giá sầu riêng lao dốc

21-4-2025

Sầu riêng Ri6 tại vườn xuống 35.000-40.000 đồng một kg, bằng một phần ba so với cùng kỳ 2024, nhiều nơi ngừng thu mua giống Monthong do giá giảm sâu.

Ớt, chanh leo, tổ yến Việt Nam xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc

16-4-2025

Việt Nam - Trung Quốc ký Nghị định thư, mở đường cho các sản phẩm như ớt, chanh leo, tổ yến thô, tổ yến sạch, cám gạo xuất sang thị trường tỷ dân.

Bưởi Việt Nam chính thức có mặt trên kệ hàng Lotte Mart Hàn Quốc

11-4-2025

Ngày 10/4 đánh dấu mốc quan trọng đối với ngành xuất khẩu nông sản Việt Nam khi trái bưởi Việt Nam chính thức được bày bán tại hệ thống siêu thị Lotte Mart.

Mỹ áp thuế mới, điều gì khiến ngành rau quả Việt Nam ít bị ảnh hưởng?

9-4-2025

Xuất khẩu rau quả sang Mỹ năm 2024 của Việt Nam đạt 360 triệu USD trong tổng kim ngạch 7,4 tỷ USD. Nhờ sự đa dạng về thị trường xuất khẩu, chúng ta đã giảm thiểu được thiệt hại khi gặp bất lợi ở một thị trường.

24 tấn sầu riêng đông lạnh đầu tiên được xuất khẩu sang Trung Quốc

25-3-2025

Sau hơn nửa năm Việt Nam và Trung Quốc ký nghị định thư, 24 tấn sầu riêng đông lạnh của Công ty Cổ phần nông sản Nam Đô được xuất khẩu sang Trung Quốc.

Xuất khẩu rau quả cả nước giảm 3 tháng liên tiếp

24-3-2025

Xu hướng này trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, khi ngành rau quả Việt Nam duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ suốt cả năm.

Công nghệ Hàn Quốc ‘bén rễ’ trên đồng ruộng Việt Nam

24-3-2025

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và PTNT thăm Trang trại thông minh Việt - Hàn, khảo sát tiềm năng hợp tác phát triển nông trại thông minh giữa hai quốc gia.

Khai mở những thị trường giàu tiềm năng với rau quả Việt Nam

20-3-2025

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc 2 tháng đầu năm đạt 306 triệu USD, giảm 39% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước những khó khăn của ngành rau quả, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã giao Bộ trưởng Bộ Công Thương nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu nhằm tạo đột phá cho ngành rau quả Việt Nam thời gian tới.