RAU QUẢ

10KG BÒN BON, NỖI ĐAU CẢNH BÁO

Cập nhật ngày: 27 | 09 | 2023

Liên quan đến thông tin quả bòn bon bị cảnh báo tại Iceland, ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam nói, đây là nỗi đau!

Nguồn: Nongnghiep.vn

Chỉ 10kg, trị giá 32 USD

Iceland đã gửi một cảnh báo trên Hệ thống thông báo của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật xuất khẩu của Việt Nam vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

Cụ thể, thông tin này như sau, đây là thông báo số tham chiếu 2023.6133 ngày 8/9/2023. Quốc gia thông báo là Iceland. Sản phẩm là quả bòn bon. Biện pháp thực hiện là tiêu hủy sản phẩm. Nhà sản xuất là một doanh nghiệp ở quận Tân Bình, TP.HCM. Mối nguy phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật carbaryl 15,4±50% mg/kg, mức dư lượng tối đa pho phép 0,01 mg/kg.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho hay: 'Tuy chỉ có 10kg bòn bon bị cảnh báo bởi một bộ phận nhận thức chưa đầy đủ, nhưng đã làm ảnh hưởng đến uy tín của nông sản Việt Nam'. Ảnh: Hồng Thắm.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho hay: "Tuy chỉ có 10kg bòn bon bị cảnh báo bởi một bộ phận nhận thức chưa đầy đủ, nhưng đã làm ảnh hưởng đến uy tín của nông sản Việt Nam". Ảnh: Hồng Thắm.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho hay, ngay sau khi nhận được thông báo của phía EU, Văn phòng SPS Việt Nam đã nghiên cứu hồ sơ và kết quả cho thấy, đây là lô hàng của một doanh nghiệp ở TP.HCM xuất sang EU, tổng trọng lượng là 386 kg, trị giá 1.015 USD với 46 sản phẩm nông sản, bao gồm các loại rau, củ, quả như rau muống, rau răm, tía tô, rau nhút, rau cải, rau kinh giới, quả đu đủ, quả bầu… Trong đó quả bòn bon chỉ 10kg, trị giá 32 USD, theo hóa đơn của đơn vị xuất khẩu sang Iceland. Như vậy trong toàn bộ lô hàng 46 sản phẩm này, chỉ có 10kg là trái bòn bon bị vi phạm vượt ngưỡng giới hạn mức tối đa cho phép của chất carbaryl theo quy định của EU.

Đừng để "con sâu làm rầu nồi canh"

Ông Nam cho hay, Việt Nam đã xuất khẩu nông sản đến gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong thời gian qua, nông sản Việt Nam đã được nhiều nước đánh giá cao về chất lượng, an toàn thực phẩm cũng như an toàn dịch bệnh.

“Tuy chỉ có 10kg bòn bon bị cảnh báo bởi một bộ phận nhận thức chưa đầy đủ, nhưng đã làm ảnh hưởng đến uy tín của nông sản Việt Nam. Khi mang sản phẩm nông sản ra nước ngoài, thậm chí là sử dụng ngay cả ở trong nước, chúng ta cũng nên biết rõ nguồn gốc. Có hiểu rõ nguồn gốc mới hiểu được chất lượng”, ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam.

 

Ông Nam cho rằng, các nhà xuất khẩu nông sản chuyên nghiệp của Việt Nam về cơ bản đã hiểu rõ các quy định của thị trường. Ví dụ xuất khẩu nông sản sang thị trường EU đã nắm bắt được các quy định về mức dư lượng các chỉ tiêu, theo đó việc tổ chức sản xuất từ vùng nguyên liệu đến quá trình sơ chế, chế biến đã đáp ứng được đúng những quy định đó. Hay xuất sang Trung Quốc cũng đã tuân thủ theo các quy định của Nghị định thư về vấn đề an toàn thực phẩm cũng như về kiểm định hoặc đáp ứng các quy định 248, 249 về biện pháp quản lý an toàn thực phẩm của thị trường này…

Tuy nhiên, còn một nhóm nữa là nhóm người đi thăm thân, họ gửi hàng sang hoặc là học sinh, sinh viên đi học mang theo các sản phẩm nông sản của Việt Nam. Hoặc là những doanh nghiệp nhỏ lẻ, tức là đưa sang một số lượng hàng rất ít, điển hình như trường hợp lô hàng có 10kg bòn bon bị cảnh báo. Lô hàng này chỉ có hơn 300kg mà có tới 46 loại hàng hóa khác nhau. Điều này cho thấy, những trường hợp như thế này phải có hiểu biết và nhận thức đúng về việc mang hàng nông sản Việt Nam đi ra nước ngoài, ông Nam nói.

Ông Nam thông tin, có nhiều hình thức cảnh báo và biện pháp xử lý khác nhau, tùy theo mức độ vi phạm. Ví dụ, một trái cây trong quá trình vận chuyển không may bị dập hay một chai nước mắm trong quá trình vận chuyển bị vỡ cũng đều có thể bị cảnh báo. Ở mức độ nhẹ là thông báo cho nhà sản xuất, cao hơn là bị tiêu hủy tại nước nhập khẩu hoặc bị trả lại hàng.

 

Khi người dân, doanh nghiệp hay bất kỳ đối tượng nào mang sản phẩm nông sản Việt Nam ra nước ngoài, phải tìm hiểu rõ quy định của nước đó. Ảnh: TL.

Khi người dân, doanh nghiệp hay bất kỳ đối tượng nào mang sản phẩm nông sản Việt Nam ra nước ngoài, phải tìm hiểu rõ quy định của nước đó. Ảnh: TL.

Theo đó ông Nam đưa ra khuyến cáo: “Khi người dân, doanh nghiệp hay bất kỳ đối tượng nào mang sản phẩm nông sản Việt Nam đi ra nước ngoài, phải tìm hiểu rõ quy định của nước đó về kiểm soát an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh bởi vì mỗi thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đều có những quy định khác nhau về đối tượng kiểm dịch, mức dư lượng, trình tự thủ tục… nhằm tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, gây ảnh hưởng đến uy tín, cũng như vị thế của nông sản của Việt Nam trên trường quốc tế”.

Ông Nam nhấn mạnh: “Chúng ta cần phải hiểu rằng khi đã tham gia vào WTO thì phải cam kết tuân thủ Hiệp định về các biện pháp an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động thực vật (Hiệp định SPS) trong thương mại nông sản”.

Lưu ý thêm, hiện nay, Việt Nam đang tham gia 17 hiệp định thương mại tự do, trong đó có các cam kết về SPS. SPS là biện pháp bắt buộc áp dụng, không phân biệt đối xử, không phân biệt thành phần, cá nhân hay tổ chức, trong nước hay ngoài nước… khi đã bị vi phạm thì đều bị xử lý theo cam kết mà Việt Nam đã tham gia.

“Việt Nam hiện đang thực hiện rất nghiêm túc các cam kết khi tham gia Hiệp định SPS. Tôi lấy ví dụ giống như chúng ta đi vào đường ngược chiều, dù bất cứ lý do gì thì cũng vẫn là sai và sẽ bị phạt. Trong câu chuyện kiểm soát an toàn thực phẩm không có câu chuyện "xin cho", bởi vì vấn đề này ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Bản chất của Hiệp định SPS là bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ sức khỏe động thực vật của từng thành viên WTO. Vì thế khi đã tham gia vào Hiệp định này, chúng ta phải tôn trọng các cam kết, bắt buộc phải thực hiện, điều này tốt cho cả chúng ta và cho cả đối tác”, ông Nam khẳng định.

TIN TỨC KHÁC

TRUNG QUỐC ĐỨNG ĐẦU THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU RAU QUẢ VIỆT NAM

25-9-2023

Trung Quốc hiện là quốc gia đứng đầu nhập khẩu rau quả Việt Nam, với giá trị qua 8 tháng của năm nay đạt 3,45 tỷ USD, tăng 57,5% so với cùng kỳ.

439 MÃ SỐ VÙNG TRỒNG NÔNG SẢN BỊ TRUNG QUỐC CẢNH BÁO VI PHẠM QUY ĐỊNH

21-9-2023

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Trung cho biết 8 tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã 6 lần gửi thông báo vi phạm về mã số vùng trồng, với tổng số 439 trường hợp làm trái quy định.

8 THÁNG NĂM 2023: XUẤT KHẨU RAU QUẢ SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TĂNG TRƯỞNG 3 CON SỐ

18-9-2023

Theo số liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 8/2023, xuất khẩu rau quả đạt 3,55 tỷ USD, tăng 61,8% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt qua con số 3,36 tỷ USD của cả năm 2022.

LƯU Ý KỸ THUẬT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, GIỮ VỮNG UY TÍN SẦU RIÊNG VIỆT NAM

13-9-2023

Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng trong 8 tháng năm 2023 đạt trên 1,2 tỷ USD, gấp gần 3 lần so với kim ngạch cả năm 2022, đòi hỏi những thay đổi về chất lượng.

Chuyên gia SPS đưa ra '3 bước lưu ý' khi xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc

11-9-2023

Hiện tượng tranh mua, tranh bán, loạn giá, bẻ cọc, bỏ hợp đồng, phá vỡ chuỗi liên kết… đang diễn ra tại các vùng trồng sầu riêng, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên.

TRUNG QUỐC ĐẨY MẠNH NHẬP TRÁI CÂY TỪ ASEAN QUA TỈNH QUẢNG TÂY

30-8-2023

Trung Quốc xây dựng trung tâm thương mại trái cây từ ASEAN ở 3 thành phố lớn của tỉnh Quảng Tây, gồm Sùng Tả, Nam Ninh và Khâm Châu.

Xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc tăng kỷ lục

28-8-2023

Sầu riêng là mặt hàng có đóng góp mạnh nhất trong kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam 8 tháng qua.

Giá thanh long chính vụ cao gần gấp đôi năm ngoái

22-8-2023

Giá thanh long ruột đỏ được thương lái mua tại vựa với giá từ 6.000-11.000 đồng/kg, thanh long ruột trắng có giá từ 10.000-12.000 đồng/kg.

Lần đầu tiên Việt Nam có hệ thống truy xuất “dấu chân” trái thanh long

18-8-2023

Từ nay trở đi, người dân ở châu Âu ăn một quả thanh long hay con tôm từ Việt Nam xuất khẩu đến, sẽ biết quá trình sản xuất và vận chuyển sản phẩm đó đã thải ra môi trường lượng khí carbon bao nhiêu và ở những công đoạn nào…

‘MỎ VÀNG’ MỚI NỔI TẠI ĐÔNG NAM Á: LÀ MẶT HÀNG VIỆT NAM XUẤT KHẨU TĂNG 18 LẦN, TRUNG QUỐC CỰC 'NGHIỆN' KHIẾN NHIỀU QUỐC GIA MỜI GỌI ĐẦU TƯ

14-8-2023

Trung Quốc cũng đang ôm mộng nội địa hóa mặt hàng trên nhưng với kết quả ban đầu đầy thất vọng, Malaysia, Thái Lan hay Việt Nam có lẽ không cần quá lo lắng trước đối thủ này.

Doanh nghiệp Việt Nam có thể bắt đầu xuất khẩu dừa sang Mỹ 'ngay lập tức'

10-8-2023

Cục Kiểm dịch động thực vật (APHIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ thông tin tới Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) về việc cho phép Việt Nam xuất khẩu dừa sang thị trường này.

Giá sầu riêng đầu vụ tăng cao, nhộn nhịp "cọc, chốt"

7-8-2023

Nông dân tỉnh Đắk Lắk đang vào vụ thu hoạch sầu riêng năm 2023, kéo dài từ cuối tháng 7 đến tháng 10. Năm nay, giá sầu riêng đầu vụ tăng cao, năng suất dự đoán tăng, nông dân Đắk Lắk phấn khởi.