CÀ PHÊ

USDA dự báo sản lượng và tiêu thụ cà phê toàn cầu dự báo tăng trong niên vụ 2023-2024

Cập nhật ngày: 12 | 07 | 2023

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng cà phê toàn cầu tăng 4,3 triệu bao trong niên vụ 2023-2024 lên 174,3 triệu bao. Bên cạnh đó, tiêu thụ và thương mại cà phê toàn cầu dự báo thiết lập kỷ lục mới trong niên vụ 2023-2024.

Sản lượng tăng tại các nước sản xuất chính

Theo báo cáo mới đây của USDA, sản lượng cà phê thế giới trong niên vụ 2023-2024 được dự báo tăng 4,3 triệu bao (60 kg/bao), tương ứng 2,5% so với niên vụ trước lên  174,3 triệu bao.

Trong đó, sản lượng cao hơn ở Brazil và Việt Nam dự kiến ​​sẽ bù đắp cho sự sụt giảm tại Indonesia. 

Nguồn: Hoàng Hiệp tổng hợp từ USDA

Với nguồn cung bổ sung, xuất khẩu cà phê toàn cầu dự báo tăng 5,8 triệu bao lên mức kỷ lục 122,2 triệu bao, chủ yếu do các lô hàng xuất khẩu tăng mạnh từ Brazil. 

Tiêu thụ cà phê toàn cầu cũng dự báo ở mức kỷ lục 170,2 triệu bao trong niên vụ 2023-2024, tăng gần 2 triệu bao so với niên vụ trước; do đó tồn kho cuối kỳ dự kiến ​​sẽ vẫn ở mức thấp với 31,8 triệu bao.

 Nguồn: Hoàng Hiệp tổng hợp từ USDA

Brazil: Vụ thu hoạch 2023-2024 của Brazil được dự báo tăng 3,8 triệu bao lên 66,4 triệu bao. Trong đó, sản lượng cà phê arabica tăng 4,9 triệu bao lên 44,7 triệu bao. 

Vào tháng 1 năm nay, khu vực sản xuất cà phê hàng đầu của Brazil là bang Minas Gerais đã trải qua lượng mưa cao hơn mức trung bình trong giai đoạn phát triển trái cà phê khiến cho người nông dân gặp khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh và sâu hại.

Tuy nhiên, lượng mưa tăng dẫn đến kích thước hạt cà phê lớn hơn so với vụ trước, góp phần làm tăng sản lượng. Mặc dù sản lượng dự báo ​​tăng trở lại, nhưng con số này vẫn thấp hơn so với mức đỉnh gần 50 triệu bao của các niên vụ được mùa trước đó. 

 Nguồn: Hoàng Hiệp tổng hợp từ USDA

Cây cà phê arabica tại nhiều vùng sản xuất của Brazil tiếp tục phục hồi sau đợt sương giá nghiêm trọng, nhiệt độ cao và lượng mưa dưới mức trung bình xảy ra vào năm 2021 khiến sản lượng cà phê giảm trong niên vụ 2021-2022 và 2022-2023 .

Trong khi đó, sản lượng cà phê robusta của Brazil được dự báo sẽ giảm lần đầu tiên sau 6 năm tăng trưởng liên tiếp với mức giảm 1,1 triệu bao xuống còn 21,7 triệu bao. Mưa giảm và nhiệt độ thấp trong giai đoạn ra hoa làm giảm sản lượng tại bang Espirito Santo, khu vực sản xuất cà phê robusta chính của Brazil. 

Xuất khẩu cà phê của Brazil được dự báo sẽ phục hồi và tăng 8 triệu bao so với niên vụ trước lên 41 triệu bao, do được thúc đẩy bởi nguồn cung cao hơn và dự trữ toàn cầu giảm.

 Nguồn: Hoàng Hiệp tổng hợp từ USDA

Việt Nam: Sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2023-2024 được dự báo tăng 1,6 triệu bao (5%) lên 31,3 triệu bao do thời tiết thuận lợi. Diện tích sản xuất dự kiến không thay đổi với gần 95% tổng sản lượng vẫn là cà phê robusta. 

Lượng mưa dự báo cao hơn 10-20% so với mức trung bình, hỗ trợ tưới tiêu cũng như sự phát triển của cây cà phê. Người dân cũng từng bước trồng lại cây cà phê để nâng cao sản lượng. 

Một số nguồn tin của USDA trong ngành cà phê Việt Nam thậm chí còn lạc quan hơn khi dự đoán khả năng tổng sản lượng cà phê cao hơn 5-10% so với năm trước. Nông dân đang dần tái canh cây cà phê bằng các giống mới có năng suất và khả năng kháng bệnh tốt hơn. Điều này đã giúp nâng cao năng suất của vụ cà phê.  

Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam dự kiến giảm 1,5 triệu bao xuống 24,5 triệu bao dựa trên lượng tồn kho đầu vụ ở mức thấp và các quy định nhập khẩu chặt chẽ hơn của Liên minh Châu Âu.

USDA dự báo tồn kho cuối vụ 2023-2024 của Việt Nam sẽ tăng 1 triệu bao so với vụ trước lên mức 2,7 triệu bao.

 Nguồn: Hoàng Hiệp tổng hợp từ USDA

Trung Mỹ và Mexico: Dự báo sản lượng cà phê của khu vực Trung Mỹ và Mexico gần như không thay đổi so với niên vụ trước ở mức 17,9 triệu bao, trong đó cà phê arabica chiếm 95% tổng sản lượng. Mức tăng trưởng khiêm tốn ở Honduras, El Salvador và Costa Rica dự kiến ​​sẽ bù đắp cho sự sụt giảm nhẹ ở Guatemala. 

Xuất khẩu cà phê nhân của khu vực được dự báo tương đương vụ trước ở mức 14,7 triệu bao nhờ các chuyến hàng ổn định đến các thị trường hàng đầu.

Colombia: Sản lượng cà phê arabica của Colombia được dự báo tăng 300.000 bao lên 11,6 triệu bao trong niên vụ 2023-2024 nhờ năng suất cao hơn. Mặc dù vậy, sản lượng của Colombia vẫn thấp hơn gần 15% so với mức trung bình hàng năm khi người trồng cà phê hạn chế sử dụng phân bón do giá tăng cao. 

Xuất khẩu cà phê nhân của Colombia chủ yếu đến Mỹ và Liên minh châu Âu, được dự báo chỉ tăng nhẹ 100.000 bao lên 10,9 triệu bao do nguồn cung vẫn eo hẹp.

Indonesia: Sản lượng cà phê của Indonesia trong vụ thu hoạch 2023 – 2024 dự báo giảm 2,2 triệu bao xuống còn 9,7 triệu bao. 

Trong đó, sản lượng cà phê robusta dự báo ​​giảm 2,1 triệu bao xuống còn 8,4 triệu bao. Mưa nhiều trong quá trình phát triển của trái cà phê đã làm giảm sản lượng ở các vùng đất thấp của Nam Sumatra và Java, nơi chiếm khoảng 75% diện tích robusta của Indonesai. Sản lượng cà phê arabica cũng được dự báo giảm nhẹ xuống 1,3 triệu bao.

Với dự báo này, xuất khẩu cà phê nhân của Indonesia dự kiến giảm mạnh 2,5 triệu bao xuống còn 5,2 triệu bao trong vụ 2023-2024.

Ethiopia: Sản lượng cà phê arabica của Ethiopia được dự báo gần như không đổi ở mức 8,4 triệu bao và vẫn là nhà sản xuất cà phê arabica lớn thứ ba thế giới sau Brazil và Colombia. Năng suất vẫn ổn định ở mức khoảng 14 bao/ha, trong khi các nhà sản xuất cà phê arabica hàng đầu khác cho năng suất trung bình cao hơn 40-60%. 

Các biện pháp quản lý cây trồng cải tiến đã không được áp dụng rộng rãi bởi 95% diện tích canh tác diễn ra trên các mảnh đất phi thương mại thường có diện tích từ nửa ha trở xuống.

Năng suất thấp còn do việc hạn chế sử dụng thuốc trừ bệnh mặc dù đã xuất hiện các bệnh hại quả cà phê, bệnh héo rũ cà phê và bệnh thối rễ. Xuất khẩu cà phê nhân của Ethiopia, được dự báo không thay đổi do nguồn cung ổn định.

Ấn Độ: Vụ thu hoạch 2023-2024 của Ấn Độ được dự báo giảm 400.000 bao xuống còn 5,8 triệu bao. Chủ yếu do sản lượng cà phê robusta giảm 300.000 bao xuống 4,6 triệu bao trước tác động của đợt khô hạn kéo dài từ tháng 12/2022 đến tháng 3/2023 và sau đó là hoạt động yếu của những cơn mưa gió mùa.

Sản lượng cà phê arabica của Ấn Độ được dự báo giảm 100.000 bao xuống còn 1,2 triệu bao. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê nhân của Ấn Độ vẫn được dự báo tăng 100.000 bao lên 4,3 triệu bao và hàng tồn kho dự kiến giảm nhẹ.

Nhập khẩu tăng tại hầu hết thị trường lớn

Nhập khẩu cà phê của Liên minh châu Âu (EU) dự báo tăng 3 triệu bao lên 47,5 triệu bao và chiếm 40% lượng cà phê nhân nhập khẩu của thế giới. Các nhà cung cấp hàng đầu cho EU trong năm 2022 bao gồm Brazil (35%), Việt Nam (22%), Uganda (7%) và Honduras (6%). Tồn kho cuối vụ dự kiến ​​tăng 500.000 bao lên 13,1 triệu bao.

Mỹ tiếp tục đứng thứ hai thế giới về nhập khẩu cà phê nhân với 26,5 triệu bao trong niên vụ 2023-2024, tăng 2,5 triệu bao so với niên vụ trước. Các nhà cung cấp hàng đầu cho thị trường này gồm Brazil (31%), Colombia (19%), Việt Nam (10%) và Guatemala (6%). Tồn kho cà phê tại Mỹ trong niên vụ 2023-2024 cũng được dự báo tăng 1,1 triệu bao lên 6,8 triệu bao.

 Nguồn: Hoàng Hiệp tổng hợp từ USDA

Điều chỉnh sản lượng niên vụ 2022-2023

Bên cạnh các dự báo cho niên vụ 2023-2024, USDA cũng điều chỉnh các số liệu về sản xuất và thương mại cà phê toàn cầu trong niên vụ 2022-2023.

Theo đó, sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2022-2023 được điều chỉnh giảm 2,7 triệu bao so với ước tính được đưa ra vào tháng 12/2022 xuống còn 170 triệu bao .

USDA điều chỉnh sản lượng của Colombia giảm hơn 1,3 triệu bao xuống còn 11,3 triệu bao do mưa nhiều và mây che phủ làm giảm sản lượng.

Tương tự, sản lượng của Honduras giảm 600.000 bao xuống còn 5,4 triệu bao do bệnh gỉ sắt trên lá cà phê làm giảm sản lượng hơn dự kiến. Ngoài ra, sản lượng của Peru giảm 600.000 bao xuống còn 3,6 triệu bao do thiếu lao động trong vụ thu hoạch. Trong khi đó, sản lượng của Indonesia tăng 500.000 bao lên 11,9 triệu bao nhờ sản lượng cao hơn.

Xuất khẩu cà phê nhân của thế giới ước tính tăng 400.000 bao lên 116,4 triệu bao trong niên vụ 2022-2023. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam tăng 1,5 triệu bao lên 26 triệu bao do dự trữ cao hơn dự đoán. Xuất khẩu của Indonesia cũng được điều chỉnh tăng 1,1 triệu bao lên 7,7 triệu bao do nguồn cung có thể xuất khẩu cao hơn và dự trữ giảm mạnh.

Ngược lại, xuất khẩu của Colombia giảm 700.000 bao xuống 10,8 triệu bao do nguồn cung có thể xuất khẩu thấp hơn. Bên cạnh đó, xuất khẩu của Peru giảm 600.000 bao xuống còn 3,5 triệu bao do nguồn cung có thể xuất khẩu giảm.

Dự trữ cuối vụ được điều chỉnh giảm 2,5 triệu bao xuống còn 31,6 triệu bao. Riêng Việt Nam giảm 1,3 triệu bao xuống 1,7 triệu bao do xuất khẩu mạnh hơn dự đoán. Trong khi Nhật Bản cũng giảm 700.000 bao xuống còn 2,3 triệu bao do nhập khẩu thấp hơn.

Theo Hoàng Hiệp

TIN TỨC KHÁC

GIẢM PHÁT THẢI BẰNG CÂY XANH VÀ NÔNG NGHIỆP TÁI SINH

5-7-2023

Để giảm phát thải khí nhà kính, Nestlé Việt Nam đã hỗ trợ nông dân làm nông nghiệp tái sinh và khởi động chương trình trồng hàng triệu cây xanh trong vườn cà phê.

KHÔNG TĂNG DIỆN TÍCH CÀ PHÊ, TẬP TRUNG TÁI CANH

27-6-2023

Hiện nay, diện tích cà phê của cả nước đã vượt quy hoạch, do đó 10 năm tới sẽ không mở rộng mà tập trung tái canh, nâng cao năng suất, giá trị gia tăng.

NESTLÉ VIỆT NAM CAM KẾT ĐỒNG HÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

26-6-2023

Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Đỗ Anh Tuấn coi cam kết của doanh nghiệp Nestlé Việt Nam là dấu hiệu tích cực cho hợp tác công tư trong tương lai.

Giá cà phê nội có tuần tăng, sản xuất Robusta vẫn bị "đe dọa

19-6-2023

Giá cà phê thế giới phiên cuối tuần đều điều chỉnh giảm, sau những biến động mạnh trong tuần. Giá cà phê hôm nay (18/6) dao động trong khoảng 66.000 - 66.700 đồng/kg. Trong 6 ngày qua, thị trường cà phê trong nước có xu hướng tăng, mức cao nhất 1.600 đồng/kg...

GIÁ CÀ PHÊ XUẤT KHẨU ĐẠT ĐỈNH 7 THÁNG

15-6-2023

Trong tháng 5, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã tăng tháng thứ hai liên tiếp so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 149.667 tấn, trị giá lên tới 384,7 triệu USD. Các hoạt động bán ra được thúc đẩy sau khi giá xuất khẩu mặt hàng này tăng lên mức cao nhất 7 tháng trở lại đây.

GIÁ CÀ PHÊ LIÊN TỤC LẬP KỶ LỤC, VIỆT NAM CÓ THỂ ĐÁNH MẤT LỢI THẾ VÀO TAY BRAZIL?

13-6-2023

Đà tăng giá cà phê robusta vẫn chưa dừng lại do nguồn cung của Việt Nam cạn kiệt. Trong khi đó, Brazil đang bước vào vụ thu hoạch robusta. Điều này dấy lên lo ngại Brazil hưởng lợi còn Việt Nam thì không do đã bán hết hàng trước đó.

QUY ĐỊNH CHỐNG PHÁ RỪNG CỦA EU CÓ TẠO THÊM RÀO CẢN CHO NGÀNH CÀ PHÊ?

5-6-2023

Tổ chức IDH cho biết diện tích trồng cà phê ở Việt Nam thực tế là hợp pháp, không phải trồng trên đất do phá rừng, suy thoái rừng nhưng thực tế việc chứng minh nguồn gốc theo quy định không phải dễ.

Xuất khẩu cà phê 4 tháng tăng cả về khối lượng và giá trị

24-5-2023

Bộ NN&PTNT cho biết, 4 tháng năm 2023, khối lượng xuất khẩu cà phê đạt 753 nghìn tấn, giá trị xuất khẩu đạt 1.702 triệu USD. So với 4 tháng năm 2022, khối lượng xuất khẩu tăng 1,8%, giá trị xuất khẩu tăng 2,5%.

Quý I/2023: Thị phần cà phê Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Thụy Sĩ tăng

22-5-2023

Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Thụy Sĩ tăng từ 8,56% trong quý I/2022 lên 9,17% trong quý I/2023.

ICO: Giá cà phê tăng lên mức cao nhất 7 tháng do lo ngại nguồn cung thâm hụt

17-5-2023

Báo cáo của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho biết, giá cà phê thế giới đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2022 trong bối cảnh thị trường dự kiến sẽ thâm hụt 7,3 triệu bao cà phê trong niên vụ 2022-2023. Trong khi đó, xuất khẩu cà phê toàn cầu trong 6 tháng đầu niên vụ hiện tại đã giảm 6,1% so với vụ trước.

Xuất khẩu cà phê tháng 4 được thúc đẩy bởi giá tăng mạnh

15-5-2023

Trong tháng 4, xuất khẩu cà phê của nước ta đã tăng 4,1% về lượng và 10% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Chủ yếu là do được thúc đẩy bởi giá cà phê xuất khẩu tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2022, trong khi tại thị trường nội địa giá mặt hàng này cũng tiến gần đến mốc 60.000 đồng/kg.

Giá cà phê biến động trái chiều, Arabica phục hồi, cà phê nội quay đầu giảm nhẹ

10-5-2023

Theo ghi nhận, giá cà phê trên thị trường thế giới biến động trái chiều, Arabica phục hồi. Giá cà phê hôm nay (10/5) tại thị trường trong nước giảm nhẹ 100 đồng/kg ở một vài địa phương.