CÀ PHÊ

KHÔNG TĂNG DIỆN TÍCH CÀ PHÊ, TẬP TRUNG TÁI CANH

Cập nhật ngày: 27 | 06 | 2023

Hiện nay, diện tích cà phê của cả nước đã vượt quy hoạch, do đó 10 năm tới sẽ không mở rộng mà tập trung tái canh, nâng cao năng suất, giá trị gia tăng.

Theo nongnghiep.vn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp và Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cùng phối hợp với các tỉnh Tây Nguyên vừa tổ chức hội thảo về xây dựng đề án “Phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030”.

Hội thảo nhằm lấy ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, nhà khoa học, các chuyên gia, doanh nghiệp trong sản xuất chế biến, xuất khẩu nông sản để hoàn thiện báo cáo “Hiện trạng và định hướng phát triển cây cao su, cà phê, hồ tiêu và cây điều đến năm 2030”.

Năng suất cao nhưng vẫn còn kiểu "ăn xổi"

Diện tích cà phê Việt Nam năm 2022 đạt 709 nghìn ha, tăng 1,21 lần so với năm 2012. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2022 đạt trên 2%/năm. Năng suất bình quân cả nước năm 2022 đạt 29 tạ/ha, tăng 1,24 lần so với năm 2011. Sản lượng tăng từ 1,277 triệu tấn năm 2011 lên 1,886 triệu tấn năm 2022.

Theo ông Lê Bá Hoài, chuyên viên Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, diện tích cà phê trên 15 năm tuổi tại Tây Nguyên hiện nay khoảng hơn 132 nghìn ha, chiếm trên 50% diện tích của vùng. Trong đó, Đắk Lắk có tỷ lệ vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp lớn nhất cả nước. Đối với cà phê chè, diện tích già cỗi chiếm trên 27%.

 

Tình trạng lạm dụng phân bón hóa học trong sản xuất cà phê ở Tây Nguyên đang khiến sản xuất ngành hàng này rất thiếu bền vững. Ảnh: MQ.

Tình trạng lạm dụng phân bón hóa học trong sản xuất cà phê ở Tây Nguyên đang khiến sản xuất ngành hàng này rất thiếu bền vững. Ảnh: MQ

Hiện nay, cà phê là một trong những cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, đóng góp quan trọng về thu nhập của người dân cũng như kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, sản phẩm cà phê tại Việt Nam còn nhiều tồn tại như: Chủ yếu chế biến thô, sản phẩm chế biến sâu và chế biến tinh chiếm tỷ lệ nhỏ; việc liên kết, hợp tác phát triển theo chuỗi giá trị còn yếu; chỉ dẫn địa lý, phát triển thương hiệu, bảo hộ thương hiệu, sỡ hữu trí tuệ quốc tế cho các sản phẩm cà phê vẫn chưa được chú trọng; ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất còn nhiều khó khăn và ngành hàng cà phê đang bị cạnh trang từ nhiều quốc gia như Brazil, Lào và các nước Tây Phi, Đông Phi…

Tại Việt Nam, giống cà phê được trồng chủ yếu là cà phê vối, cà phê chè và cà phê mít. Đến nay, các cơ quan chức năng đã cấp 4 chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê. Trong đó, tại Lâm Đồng đang được triển khai thí điểm 11 nghìn ha để phục vụ cho phát triển bền vững theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, an toàn thực phẩm nhằm cấp mã số vùng trồng.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ 4.0 vào sản xuất cà phê mới chỉ dừng lại ở mô hình thí điểm tại huyện Di Linh (Lâm Đồng). Việc xây dựng hệ thống giám sát thời tiết tự động qua internet, ứng dụng khoa học kỹ thuật còn khó khăn...

Hiện nay, cà phê Việt Nam mới chỉ tập trung chế biến thô, chưa có sản phẩm chuyên sâu. Ảnh: Minh Quý.
Hiện nay, cà phê Việt Nam mới chỉ tập trung chế biến thô, chưa có sản phẩm chuyên sâu. Ảnh: Minh Quý.
Hiện nay, tình trạng phát triển cà phê manh mún, tự phát, không theo quy hoạch, đầu tư thấp, chất lượng và độ sạch không cao vẫn phổ biến. Bên cạnh đó, quy mô vườn cây nhỏ nên rất khó khăn trong việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, bảo vệ thực vật và thu gom sản phẩm theo công nghệ hiện đại.

Khuynh hướng khai thác bóc lột vườn cây bằng cách lạm dụng phân bón hóa học, chất kích thích sinh trưởng, thuốc trừ sâu quá liều để có năng suất, sản lượng trước mắt nhưng sau đó vườn cây lại chóng tàn lụi, làm cho hiệu quả kinh tế thấp, kém bền vững.

Tình hình mua, bán, cầm cố, sang nhượng đất vườn cây một cách tự phát, đốt phá rừng trồng cà phê, cao su trở nên phổ biến đã và đang đe dọa sự phát triển bền vững của nhiều vườn cây công nghiệp lâu năm, ảnh hưởng lớn đến môi trường, nguồn nước tưới, sinh thái. Sản xuất chưa gắn với chế biến và tiêu thụ. Hầu hết sản phẩm cây công nghiệp lâu năm ở nước ta chưa có các nhà máy chế biến trình độ cao, máy móc hiện đại nên sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô hoặc sơ chế, chất lượng và giá cả kém sức cạnh tranh.

 

Tập trung tái canh cà phê già cỗi

Hiện nay, nhờ ưu đãi thuế quan xuất khẩu đối với cà phê chế biến nên nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm và chú trọng đầu tư vào lĩnh vực này. Từ đó, các doanh nghiệp góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm và kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Mặt hàng cà phê là một trong số 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được EU cam kết bảo hộ. Đây là lợi thế cạnh tranh của cà phê Việt Nam với các đối thủ tại thị trường EU.

Theo bà Cao Phương Nhung (Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp), diện tích cà phê nước ta đến thời điểm hiện tại (năm 2022) đã đạt 709 nghìn ha, tăng gấp 1,42 lần so với quy hoạch được duyệt năm 2012. Điều này đã phá vỡ quy hoạch và ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng cũng như giá trị của cà phê Việt Nam.

Do vậy, Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2030 sẽ không mở rộng diện tích trồng mới, chỉ phát triển dựa trên các vùng điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đặc biệt phù hợp, trên cơ sở cải tạo các vườn cà phê hiện có và trồng tái canh cà phê đối với diện tích già cỗi, kém năng suất.

Việt Nam cần tập trung tái canh các vườn cà phê già cỗi thay vì mở rộng diện tích thời gian tới. Ảnh: Minh Quý.

Việt Nam cần tập trung tái canh các vườn cà phê già cỗi thay vì mở rộng diện tích thời gian tới. Ảnh: Minh Quý

Để giúp ngành cà phê Việt Nam phát triển, các cấp, ngành đã và đang có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, đặc biệt là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030.

Cụ thể: Hỗ trợ ưu đã về thuế, cho thuê đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng; hỗ trợ giống, tái canh, phân bón, sản xuất theo tiêu chuẩn, khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cà phê; chuyển đổi số trong nông nghiệp; hỗ trợ lồng ghép giữa phát triển cà phê với các loại hình du lịch; hỗ trợ xác lập, bảo hộ sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp tại thị trường xuất khẩu…

Ngoài ra, Việt Nam đặc mục ra 6 mục tiêu phát triển cà phê trong thời gian tới gồm: Gắn kinh tế - xã hội và tái cơ cấu ngành nông nghiệp địa phương; gắn liền với thị trường tiêu thụ, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao lợi nhuận, giá trị gia tăng, tính cạnh tranh và phân chia lợi nhuận hợp lý của các khâu trong chuỗi giá trị; phát triển trên vùng sản xuất cà phê và hiện có và những vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tối ưu để đem lại chất lượng cà phê tốt nhất; gắn liền với phát triển cà phê chất lượng cao, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển du lịch dịch vụ; quản lý chặt chẽ chất lượng đầu vào và đầu ra sản phẩm; huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, các nhà quản lý, khoa học, tổ chức quốc tế và hiệp hội.

Theo Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, mục tiêu chung của ngành hàng cà phê Việt Nam là rà soát, điều chỉnh diện tích trồng cà phê hợp lý, định hình quy mô đến 2025 từ 660 - 690 nghìn ha, đến năm 2030 khoảng 610 - 640 nghìn ha.

Việt Nam đã và đang có nhiều chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào chế biến cà phê. Ảnh: Minh Quý.

Việt Nam đã và đang có nhiều chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào chế biến cà phê. Ảnh: Minh Quý

Cơ quan chức năng, doanh nghiệp sẽ tăng cường đầu tư, xây dựng, nâng cấp các nhà máy chế biến, đổi mới dây chuyền công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường xuất khẩu. Nâng cao chất lượng, đa dạng các sản phẩm, thực hiện hiệu quả chuỗi giá trị cà phê để duy trì, mở rộng và tăng giá trị xuất khẩu đạt trên 6 tỷ USD/năm.

Trong đó, ngành nông nghiệp định hướng phát triển cà phê đến năm 2030 là định hướng về quy mô, diện tích, sản lượng, giá trị gia tăng theo không gian lãnh thổ nhằm phát huy thủy lợi từng vùng; định hướng về phát triển sản xuất gắn với công nghệ 4.0, chuyển đổi số, kinh tế số; phát triển ngành công nghiệp chế biến cà phê và bảo quản, phát triển logistic; phát triển các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu; phát triển cà phê gắn với du lịch; sử dụng chế phụ phẩm làm gia tăng giá trị cho cây công nghiệp.

Ông Bạch Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (VICOFA) cho rằng, đề án phát triển cà phê nên xem xét lại bối cảnh và định hướng đến năm 2030 và cần bổ sung các quy định quốc tế yêu cầu đối với ngành hàng này.

Cụ thể hiện nay, EU đang quy định các sản phẩm cà phê từ rừng và xâm hại rừng sẽ không được nhập khẩu. Đặc biệt, Chính phủ cam kết giảm thiểu phát thải nhà kính thì đề án cần đưa quy định về vấn đề này vào. Có như vậy, ngành hàng này mới góp phần trong việc thực hiện các cam kết của Việt Nam với thế giới.

 

Theo Minh Quý

TIN TỨC KHÁC

NESTLÉ VIỆT NAM CAM KẾT ĐỒNG HÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

26-6-2023

Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Đỗ Anh Tuấn coi cam kết của doanh nghiệp Nestlé Việt Nam là dấu hiệu tích cực cho hợp tác công tư trong tương lai.

Giá cà phê nội có tuần tăng, sản xuất Robusta vẫn bị "đe dọa

19-6-2023

Giá cà phê thế giới phiên cuối tuần đều điều chỉnh giảm, sau những biến động mạnh trong tuần. Giá cà phê hôm nay (18/6) dao động trong khoảng 66.000 - 66.700 đồng/kg. Trong 6 ngày qua, thị trường cà phê trong nước có xu hướng tăng, mức cao nhất 1.600 đồng/kg...

GIÁ CÀ PHÊ XUẤT KHẨU ĐẠT ĐỈNH 7 THÁNG

15-6-2023

Trong tháng 5, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã tăng tháng thứ hai liên tiếp so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 149.667 tấn, trị giá lên tới 384,7 triệu USD. Các hoạt động bán ra được thúc đẩy sau khi giá xuất khẩu mặt hàng này tăng lên mức cao nhất 7 tháng trở lại đây.

GIÁ CÀ PHÊ LIÊN TỤC LẬP KỶ LỤC, VIỆT NAM CÓ THỂ ĐÁNH MẤT LỢI THẾ VÀO TAY BRAZIL?

13-6-2023

Đà tăng giá cà phê robusta vẫn chưa dừng lại do nguồn cung của Việt Nam cạn kiệt. Trong khi đó, Brazil đang bước vào vụ thu hoạch robusta. Điều này dấy lên lo ngại Brazil hưởng lợi còn Việt Nam thì không do đã bán hết hàng trước đó.

QUY ĐỊNH CHỐNG PHÁ RỪNG CỦA EU CÓ TẠO THÊM RÀO CẢN CHO NGÀNH CÀ PHÊ?

5-6-2023

Tổ chức IDH cho biết diện tích trồng cà phê ở Việt Nam thực tế là hợp pháp, không phải trồng trên đất do phá rừng, suy thoái rừng nhưng thực tế việc chứng minh nguồn gốc theo quy định không phải dễ.

Xuất khẩu cà phê 4 tháng tăng cả về khối lượng và giá trị

24-5-2023

Bộ NN&PTNT cho biết, 4 tháng năm 2023, khối lượng xuất khẩu cà phê đạt 753 nghìn tấn, giá trị xuất khẩu đạt 1.702 triệu USD. So với 4 tháng năm 2022, khối lượng xuất khẩu tăng 1,8%, giá trị xuất khẩu tăng 2,5%.

Quý I/2023: Thị phần cà phê Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Thụy Sĩ tăng

22-5-2023

Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Thụy Sĩ tăng từ 8,56% trong quý I/2022 lên 9,17% trong quý I/2023.

ICO: Giá cà phê tăng lên mức cao nhất 7 tháng do lo ngại nguồn cung thâm hụt

17-5-2023

Báo cáo của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho biết, giá cà phê thế giới đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2022 trong bối cảnh thị trường dự kiến sẽ thâm hụt 7,3 triệu bao cà phê trong niên vụ 2022-2023. Trong khi đó, xuất khẩu cà phê toàn cầu trong 6 tháng đầu niên vụ hiện tại đã giảm 6,1% so với vụ trước.

Xuất khẩu cà phê tháng 4 được thúc đẩy bởi giá tăng mạnh

15-5-2023

Trong tháng 4, xuất khẩu cà phê của nước ta đã tăng 4,1% về lượng và 10% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Chủ yếu là do được thúc đẩy bởi giá cà phê xuất khẩu tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2022, trong khi tại thị trường nội địa giá mặt hàng này cũng tiến gần đến mốc 60.000 đồng/kg.

Giá cà phê biến động trái chiều, Arabica phục hồi, cà phê nội quay đầu giảm nhẹ

10-5-2023

Theo ghi nhận, giá cà phê trên thị trường thế giới biến động trái chiều, Arabica phục hồi. Giá cà phê hôm nay (10/5) tại thị trường trong nước giảm nhẹ 100 đồng/kg ở một vài địa phương.

Giá cà phê thế giới đồng loạt tăng vọt, điều gì đang xảy ra?

7-5-2023

Giá cà phê thế giới hôm nay bất ngờ đồng loạt tăng ở cả hai sàn giao dịch. Giá cà phê hôm nay tại thị trường trong nước cũng tăng vọt 1.500 - 1.600 đồng/kg.

Sản xuất xanh, giảm phát thải là xu hướng tất yếu

28-4-2023

Việc áp dụng cân bằng sản xuất cà phê trên nguyên tắc nông nghiệp chính xác và bảo tồn có thể đáp ứng yêu cầu sản xuất bền vững trong điều kiện của Việt Nam.