LÚA GẠO

Gạo Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại Anh

Cập nhật ngày: 08 | 02 | 2023

Các công ty Anh đang quan tâm nhiều hơn đến gạo Việt Nam do nhu cầu ngày một tăng và các ưu đãi từ Hiệp định thương mại tự do Anh - Việt Nam (UKVFTA).

Nguồn: tuoitre.vn

"Gạo Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng gốc Việt tại Anh ưa chuộng, nhất là từ khi gạo ST25 của ông Hồ Quang Cua được giải thưởng Gạo ngon nhất thế giới năm 2019" - ông Nguyễn Cảnh Cường, tham tán công sứ Thương vụ Việt Nam tại Anh, cho biết trong cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ.

Ông Cường giải thích tiềm năng xuất khẩu gia tăng do thuế nhập khẩu gạo thơm theo hạn ngạch giảm từ 17,4% xuống 0% nhờ UKVFTA. Tận dụng ưu đãi đó, các công ty Anh đang điều chỉnh cơ cấu mua hàng theo hướng tăng dần tỉ lệ mua gạo từ Việt Nam.

Giá trị gạo Việt Nam ngày một tăng

Số liệu của Thương vụ Việt Nam tại Anh cho thấy tổng giá trị nhập khẩu gạo từ Việt Nam đã tăng trong các năm 2020 và 2021.

Năm 2020, trước khi UKVFTA có hiệu lực, gạo Việt Nam xuất sang Anh tăng gấp đôi, từ 1.296 tấn năm liền kề trước đó lên 3.396 tấn (trị giá 2.670.000 USD). Trong năm 2021, khối lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam giảm 20% trong bối cảnh chung nhiều nước cũng vậy.

Tuy nhiên, giá trị năm 2021 lại tăng 4% so với năm 2020 nhờ đơn giá gạo Việt Nam tăng, đạt 2.764.000 USD.

Theo ông Cường, Việt Nam đứng thứ 15 trong các nước xuất khẩu gạo sang Anh với thị phần còn khiêm tốn, chỉ 0,42%.

  • Gạo Việt Nam tự tin xuất hiện trên kệ hàng thế giới
     

"Tuy nhiên dư địa cho gạo Việt Nam tại Anh còn có thể mở rộng nhờ cộng đồng gốc Việt 100.000 người và nhờ Quy chế hạn ngạch thuế quan trong UKVFTA", đại diện Thương vụ Việt Nam tại Anh khẳng định.

Trong thời gian qua, Thương vụ Việt Nam tại Anh đã phối hợp tổ chức nhiều phiên tư vấn trực tuyến về xuất khẩu nông sản cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các sự kiện có sự tham gia của nhiều chuyên gia thị trường sở tại và chuyên gia Global G.A.P..

Thương vụ cũng phối hợp với các hội doanh nghiệp và cộng đồng người Việt tại Anh, các siêu thị có chủ là người Việt Nam để quảng bá nông sản, hàng hóa Việt Nam và vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Không chỉ gạo Việt Nam

 
Gạo Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại Anh - Ảnh 3.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến - Ảnh: CHÍ TUỆ

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh nhờ UKVFTA, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Anh đã có những tăng trưởng rất tốt.

Số liệu của Hải quan Việt Nam cho thấy tổng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Anh đạt hơn 8 tỉ USD trong năm 2022. Hiện Việt Nam đang đạt thặng dư thương mại trên 5 tỉ USD.

Theo ông Tiến, nông lâm thủy sản Việt Nam đang có lợi thế khi xuất khẩu sang Anh, bởi việc thực thi UKVFTA giúp 94% trong tổng số 547 dòng thuế các sản phẩm nông nghiệp được hưởng ưu đãi thuế suất 0%.

Nhờ vậy, xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Anh năm 2022 đạt gần 1 tỉ USD, tăng trưởng 25%. Hiện Anh nằm trong tốp những thị trường xuất khẩu thủy hải sản và xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Cùng với đó là hạt điều, cà phê và gạo, những mặt hàng truyền thống có thế mạnh của Việt Nam.

Theo Thứ trưởng Tiến, để tăng cường thương mại sản phẩm chăn nuôi, phía Anh sẽ xem xét mở cửa đối với sản phẩm thịt heo, thịt gia cầm chế biến và trứng gia cầm các loại (tươi sống, chế biến), sữa và sản phẩm sữa của Việt Nam vào thị trường Anh.

Ở chiều ngược lại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng sẽ xem xét cho một số sản phẩm thịt heo và thịt gà… vào được thị trường Việt Nam. Như vậy, dư địa để hai nước khai thác tiềm năng của UKVFTA còn rất lớn.

Gạo Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại Anh - Ảnh 4.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh và Quốc vụ khanh Anh phụ trách thương mại Greg Hands trong cuộc gặp tại Hà Nội ngày 1-2 - Ảnh: ĐẠI SỨ QUÁN ANH TẠI VIỆT NAM

Theo ông Tiến, Chính phủ Anh đã chủ động thực hiện chiến lược thương mại "Global Britain" nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Anh cũng sẵn sàng mở cửa thị trường nội địa theo phương thức "có đi có lại" với đối tác nước ngoài thông qua các FTA.

Ngoài ra, Anh cũng đang quyết tâm gia nhập CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương).

Điều đó đồng nghĩa Anh sẵn sàng mở cửa thị trường cho nhiều sản phẩm của 11 nước thành viên CPTPP để đổi lấy quyền tiếp cận thị trường ưu đãi cho các sản phẩm xuất khẩu của Anh. Khi đó, nhiều sản phẩm Việt Nam tại thị trường Anh sẽ phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh đến từ các nước CPTPP.

"Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng tận dụng cơ hội từ UKVFTA mang lại. Trong đó, doanh nghiệp phải tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn Anh, châu Âu. Đặc biệt, phải chủ động được công nghệ bảo quản và vận chuyển nông sản bằng đường biển", ông Tiến lưu ý.

 

TIN TỨC KHÁC

Xuất khẩu gạo khởi sắc ngay từ đầu năm

31-1-2023

Thông thường vào thời điểm đầu năm xuất khẩu gạo chờ đợi đơn hàng mới nên tốc độ xuất khẩu chậm lại. Tuy nhiên, ngay từ đầu năm 2023, nhiều tín hiệu cho thấy thị trường xuất khẩu gạo có nhiều khởi sắc, doanh nghiệp xuất khẩu đã ký kết được nhiều đơn hàng mới.

Ấn Độ: Cân nhắc lại lệnh cấm xuất khẩu gạo

17-1-2023

Hoạt động thu mua lúa gạo đang có tiến độ ổn định với giá gạo nội địa bắt đầu quay trở lại bình thường, chính phủ Ấn Độ có thể cân nhắc lại lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm, mặc dù lệnh cấm hiện vẫn đang được thực thi. Xuất khẩu gạo hoàn toàn như hiện nay nhưng các vấn đề vẫn đang trong giai đoạn thảo luận.

Gạo Việt Nam trên cánh đồng Thái Lan

2-1-2023

Nông dân Thái Lan đang âm thầm chuyển sang canh tác các giống lúa Việt Nam do rẻ hơn, dễ canh tác hơn và ăn dẻo tương tự, được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, nhà chức trách Thái Lan đang lo ngại giống ngoại giúp nông dân đáp ứng nhu cầu giá rẻ nhưng làm mất thương hiệu quốc gia.

Gạo Việt tự tin chinh phục thế giới

30-12-2022

Dự tính, trong tháng 12, Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng hơn 600.000 tấn gạo. Với đà này, năm 2022, xuất khẩu gạo nhiều khả năng đạt hơn 7 triệu tấn, trị giá gần 4 tỷ USD. Đây là con số ấn tượng trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm, lạm phát kéo dài, cũng là minh chứng cho những nỗ lực, bứt phá của ngành nông sản Việt Nam nói chung, lúa gạo nói riêng.

USDA dự kiến Việt Nam sẽ tăng xuất khẩu gạo kỷ lục trong năm 2023

28-12-2022

USDA dự kiến Australia, Myanmar, Guyana, Paraguay, Thái Lan và Việt Nam sẽ tăng xuất khẩu gạo trong năm 2023. Xuất khẩu của Thái Lan dự kiến sẽ tăng 0,6 triệu tấn lên 8,2 triệu tấn, Việt Nam lên kỷ lục hơn 7 triệu tấn, chủ yếu do sự cạnh tranh từ các đối thủ là Ấn Độ và Pakistan giảm bớt.

Giá gạo Việt tăng mạnh, dự báo lập kỷ lục xuất khẩu 4 tỷ USD

25-12-2022

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng mạnh trong những ngày gần đây. Đặc biệt, trước nhu cầu lớn từ các thị trường vào dịp cuối năm, các doanh nghiệp Việt đang đầy ắp đơn hàng, dự báo xuất khẩu gạo cả năm có thể đạt hơn 7 triệu tấn với trị giá kỷ lục gần 4 tỷ USD.

Philippines quyết định không tăng thuế nhập khẩu gạo, cơ hội tốt cho gạo Việt Nam

20-12-2022

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr đã chấp thuận khuyến nghị của Bộ Kinh tế về việc kéo dài thời gian giảm thuế nhập khẩu gạo đến hết năm 2023. Đây là tín hiệu vui cho gạo Việt Nam vốn đang được ưa chuộng tại Philippines.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang cao nhất thế giới

19-12-2022

Năm 2022, Việt Nam dự kiến xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo, trị giá 3,5 tỉ USD. Đáng chú ý là giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang cao nhất thế giới.

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Bắc Âu tăng trưởng đến 73% nhờ Hiệp định EVFTA

16-12-2022

Xuất khẩu gạo sang Bắc Âu đã đạt tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng, trung bình 73%/năm trong giai đoạn 2017-2021.

Người trồng lúa thêm tin vui

12-12-2022

Các dự báo và diễn biến thực tế cho thấy gạo Việt Nam tiếp tục mở rộng đường xuất khẩu tại cả thị trường truyền thống và thị trường mới. Đây là tin vui cho người trồng lúa vùng ĐBSCL dịp cuối năm.

Việt Nam nhập gần 1 triệu tấn gạo: Cần kiểm soát chặt

7-12-2022

Các doanh nghiệp cho rằng cơ quan chức năng cần kiểm soát chặt gạo cấp thấp nhập khẩu vào Việt Nam để tránh nguy cơ gian lận.

Ấn Độ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu đối với gạo Việt Nam

2-12-2022

Cục Ngoại thương (DGFT) thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ đã đưa ra thông báo chính thức về việc dỡ bỏ lệnh cấm áp đặt với việc xuất khẩu gạo hữu cơ không phải gạo basmati, gồm cả gạo tấm.