LÚA GẠO

Người trồng lúa thêm tin vui

Cập nhật ngày: 12 | 12 | 2022

Các dự báo và diễn biến thực tế cho thấy gạo Việt Nam tiếp tục mở rộng đường xuất khẩu tại cả thị trường truyền thống và thị trường mới. Đây là tin vui cho người trồng lúa vùng ĐBSCL dịp cuối năm.

Theo Báo Cần Thơ

Mở rộng thị trường truyền thống

Người trồng lúa ĐBSCL đang phấn khởi vì giá thu mua lúa đang tăng theo đà mở rộng thị trường xuất khẩu.

 

Người trồng lúa ĐBSCL đang phấn khởi vì giá thu mua lúa đang tăng theo đà mở rộng thị trường xuất khẩu.

“Bức tranh tổng thể xuất khẩu gạo Việt Nam đang rất tươi sáng”- ThS Nguyễn Phước Tuyên, nguyên Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp, chia sẻ. Theo đó, sau thời gian khởi sắc cả về lượng lẫn giá trị, các dự báo quốc tế cho thấy, cơ hội để xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục mở rộng thêm đầu ra ngay tại thị trường truyền thống là rất khả quan. Nếu như trong 10 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu hơn 6 triệu tấn gạo, đạt giá trị 2,945 tỉ USD, tăng 17,4% về lượng và 7,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021, thì chỉ trong tháng 10, con số này đã nhảy vọt khi đạt mức tăng 22,3% về lượng và 23,9% về giá trị so với tháng 9-2022. Trong khi đó, theo các dự báo quốc tế cho thấy khả năng Việt Nam đạt cột mốc xuất khẩu 7 triệu tấn vào dịp cuối năm là rất cao. Thực tế cho thấy, trong số hơn 6 triệu tấn gạo xuất khẩu vừa qua, gạo Việt Nam chủ yếu bán vào thị trường Philippines, chiếm 2,74 triệu tấn, Trung Quốc 757.575 tấn, Bờ biển Ngà 588.621 tấn. Tuy nhiên, nhiều khả năng cho thấy, các thị trường này đang có nhiều dấu hiệu tiếp tục tăng nhu cầu nhập khẩu. Cụ thể, dù đến đầu tháng 11-2022 Philippines đã nhập khẩu đến 3,243 triệu tấn gạo, nhưng sắp tới, quốc gia này sẽ tiếp tục nhập khẩu thêm do các siêu bão liên tục tàn phá, làm ảnh hưởng đến năng suất lúa quốc nội. Tương tự, Trung Quốc cũng sẽ nâng nhập khẩu lên 5 triệu tấn do tác động của hạn hán và lũ lụt ảnh hưởng đến năng suất lúa gạo trong nước…

Tín hiệu vui từ thị trường mới

Các phân tích cho thấy, bên cạnh việc mở rộng cơ hội tại thị trường truyền thống, gạo Việt còn có thêm nhiều lợi thế tại thị trường mới. Điển hình là thị trường Indonesia. Lần đầu tiên sau 3 năm không phải nhập gạo dự trữ quốc gia, mới đây giới chức ngành lương thực nước này dự kiến sẽ phải nhập khẩu 500.000 tấn gạo. Các nguồn thông tin thu thập được cho thấy, trong số các quốc gia mà nước này dự kiến nhập khẩu, như Thái Lan, Pakistan… thì Việt Nam có nhiều lợi thế. “Dù là nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ tư sau Việt Nam, nhưng năm 2022, Pakistan giảm 27% sản lượng (chỉ đạt 6,69 triệu tấn gạo so với 9,1 triệu tấn niên vụ trước), do ảnh hưởng lũ lụt” - ThS Tuyên cho biết thêm. Do hạn chế nguồn cung nên xuất khẩu của Pakistan sẽ giảm còn 4 triệu tấn so với 4,8 triệu tấn năm 2021. Riêng Thái Lan, dù 10 tháng năm 2022 đã xuất khẩu 6,17 triệu tấn gạo, giá trị 3,229 tỉ USD, tăng 30,83% về khối lượng và 31,15% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022 và trở thành quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan thì lợi thế này sẽ không còn vào dịp cuối năm. Trước hết gạo 5% của Thái đang mất dần thế mạnh cạnh tranh so với Việt Nam. Hiện dù gạo Việt Nam bán giá 430 USD/tấn, đắt hơn gạo Thái nhưng được người tiêu dùng lựa chọn. Bên cạnh yếu tố dẻo và ngon hơn do là gạo lúa mới so với phần lớn gạo Thái là gạo cũ, còn có thêm yếu tố thời gian gần đây gạo Việt liên tục tạo dấu ấn mạnh tại các cuộc thi gạo ngon tại đấu trường quốc tế và khu vực. “Tại Mỹ và Canada, hai thị trường lớn trong phân khúc gạo thơm của thế giới mà trước đây Thái Lan có thế mạnh, cho thấy gạo Việt đang được người tiêu dùng đón nhận hơn khi có 6-7 thương hiệu trong số 10 thương hiệu gạo thơm chào bán trên 2 thị trường này”- Ths Tuyên cho biết thêm.

Đây được xem là tín hiệu vui cho người trồng lúa dịp cuối năm. Thực tế cho thấy trước diễn biến tích cực trên thi trường xuất khẩu gạo, giá thu mua lúa tại các địa phương vùng ĐBSCL đang chuyển động theo hướng có lợi cho người trồng thu ngắn những biến động về giá vật tư đầu vào. Hiện giá thu mua lúa thu đông đang tăng 100-400 đồng/kg. Cụ thể, lúa OM 5451 giá 6.600-6.800 đồng/kg. Tương tự, Nàng hoa 9 giá 6.900-7.200 đồng/kg... Theo dự báo, khả năng giá lúa sẽ khởi sắc hơn là rất lớn. Tuy nhiên, theo ThS Tuyên, điều đáng mừng hơn là từ sự kiện này cho thấy gạo Việt Nam đã đạt được bước trưởng thành lớn trong hành trình 33 năm “vươn ra biển lớn”. Hy vọng, đây sẽ là bước ngoặt để gạo Việt tạo thế đứng mới trên trường quốc tế.

TIN TỨC KHÁC

Việt Nam nhập gần 1 triệu tấn gạo: Cần kiểm soát chặt

7-12-2022

Các doanh nghiệp cho rằng cơ quan chức năng cần kiểm soát chặt gạo cấp thấp nhập khẩu vào Việt Nam để tránh nguy cơ gian lận.

Ấn Độ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu đối với gạo Việt Nam

2-12-2022

Cục Ngoại thương (DGFT) thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ đã đưa ra thông báo chính thức về việc dỡ bỏ lệnh cấm áp đặt với việc xuất khẩu gạo hữu cơ không phải gạo basmati, gồm cả gạo tấm.

Xuất khẩu gạo rộng cửa

30-11-2022

Xuất khẩu gạo Việt Nam đang tạo ra những bất ngờ lớn nhờ xu hướng giá tăng và nhu cầu tiêu thụ cao.

Ngành Dự trữ khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ kế hoạch năm 2022

28-11-2022

Tổng cục Dự trữ Nhà nước điều hành quyết liệt, chỉ đạo toàn hệ thống ngành Dự trữ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ năm 2022, đặc biệt là xuất cấp kịp thời gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại sau thiên tai, hỗ trợ giáp hạt, mất mùa, trồng rừng, hỗ trợ cho học sinh vùng khó khăn, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Ý kiến trái chiều về quản lý gạo nhập khẩu

22-11-2022

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo bổ sung quy định về quản lý nhập khẩu gạo song đề xuất này gây nhiều tranh luận.

Xuất khẩu gạo có thể đạt 7 triệu tấn trong năm nay

19-11-2022

Tại diễn đàn kết nối nông sản 970 với chủ đề "Kết nối cung cầu chuỗi lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long" của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 19/11, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, trong bối cảnh lạm phát và bất ổn về kinh tế ở nhiều quốc gia, Việt Nam đang hướng tới mốc 7 triệu tấn gạo được xuất khẩu trong năm nay.

Thị trường lúa giống vụ đông xuân 2022-2023: Đa dạng giống lúa, nông dân có nhiều lựa chọn

15-11-2022

Ðể sản xuất thắng lợi vụ lúa đông xuân, những năm gần đây nông dân rất quan tâm khâu chọn lựa giống tốt, gạo thơm ngon, chất lượng cao để bán được giá cao. Năm nay, các cơ sở sản xuất, kinh doanh lúa giống trên địa bàn TP Cần Thơ đưa ra thị trường nhiều loại giống lúa thơm, chất lượng cao, nhà nông thêm nhiều lựa chọn.

ST25 - “Gạo ngon thế giới” canh tác cho năng suất cao tại huyện Sóc Sơn

11-11-2022

Sau một mùa vụ thử nghiệm ở quy mô nhỏ cho kết quả tích cực, Hội Nông dân huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã mở rộng canh tác giống lúa ST25 trên địa bàn 16 xã. Đây là giống lúa cho chất lượng gạo ngon, từng giành giải Nhất, Nhì cuộc thi “Gạo ngon thế giới”.

Giá xuất khẩu của gạo Việt sẽ cao đến hết năm 2022

9-11-2022

Kết thúc 10 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo đạt khoảng 6 triệu tấn, cách không còn xa so với mục tiêu năm 2022 và mức giá đang bỏ cách xa Thái Lan 23 USD/tấn.

Nâng tầm vụ lúa thu đông

3-11-2022

Vụ lúa thu đông canh tác trong điều kiện thời tiết thuận lợi hơn, năng suất cao hơn và giá bán tốt hơn vụ hè thu. Với điều kiện canh tác lúa quanh năm như An Giang, hoàn toàn có thể đưa vụ đông xuân và thu đông thành 2 vụ sản xuất chính trong năm và giảm dần diện tích lúa để vụ hè thu chuyển sang canh tác rau màu và cây lương thực ngắn ngày.

Cà Mau: Hơn 600ha mô hình tôm - lúa đạt chứng nhận quốc tế ASC

1-11-2022

Tin vui cho người nuôi tôm là tại tỉnh Cà Mau có hơn 600 héc ta mô hình canh tác tôm - lúa vừa được cấp giấy chứng nhận quốc tế ASC Group. Đây là chứng nhận quốc tế ASC đầu tiên trong cả nước. Qua đó góp phần khẳng định vị trí của con tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Tái sử dụng rơm rạ giúp gia tăng giá trị cây lúa

31-10-2022

Đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm sản xuất khoảng 24 triệu tấn lúa, tương đương khoảng 24 triệu tấn rơm rạ.