CÀ PHÊ

Đắk Lắk xuất khẩu được số lượng cà phê "khủng", vui nhiều nhưng lo không ít

Cập nhật ngày: 09 | 01 | 2023

Đắk Lắk - Năm 2023, được dự báo sẽ là năm khó khăn đối với ngành cà phê ở Đắk Lắk khi người nông dân, doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều thách thức, dẫn đến sản lượng thu hoạch và xuất khẩu khó đạt được như hồi năm 2022.

 

Nguồn: laodong.vn

Ông N.S.T (người trồng cà phê, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) tâm sự: "Vụ mùa năm 2022, tôi thu hoạch được khoảng 7 tấn cà phê và lãi được một khoản đáng kể. Qua đó, tôi để dành một khoản đáng kể nhằm đầu tư cho vụ mùa năm nay nhưng giờ giá phân bón, chi phí kèm theo khác tăng phi mã nên buộc phải giảm diện tích trồng, dẫn đến năng suất, sản lượng cũng xuống theo.

Giá cà phê trong nước hiện đang có chiều hướng giảm chứ không ở mức ổn định như hồi đầu năm 2022. Nhiều nông dân khác cũng giống như tôi giảm sản lượng trồng để tiết kiệm chi phí phân bón, tưới tiêu, nhân công".

Giá cà phê trong nước đang có chiều hướng giảm so với cùng kỳ 2022. Ảnh: Bảo Trung
Giá cà phê trong nước đang có chiều hướng giảm so với cùng kỳ 2022. Ảnh: Bảo Trung

Cùng chung tâm trạng, một chủ vườn cà phê khác ở huyện Krông Năng cho rằng: "Tôi đang chuẩn bị thu hoạch khoảng 5ha cà phê nhưng đang tính toán tiết kiệm hết mức có thể vì giá phân bón tăng cao chóng mặt và tiền thuê nhân công cũng vậy. Nếu không cân đo đong đếm cẩn thận từng khoản thì có khi chẳng còn lãi mấy, bỏ công vô ích".

Ông Lê Đức Huy - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (Thuộc Tỉnh ủy Đắk Lắk) - cho biết: "Trong năm 2022, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản, đặc biệt là cà phê của đơn vị đạt 243 triệu USD, đạt 189,5% kế hoạch, cao nhất tỉnh. Sản lượng cà phê xuất khẩu tăng cao trong năm 2022 vô hình chung gây áp lực khá lớn cho công ty bởi thị trường trong và ngoài nước đang có nhiều biến động khó lường. Giá cà phê trước đây ở mức 48.000 đồng/kg thì nay chỉ còn 41.000 đồng/kg, giảm khoảng 15%.

Hiện, đơn vị nói riêng và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cà phê khác trên địa bàn nói chung vẫn đang thiếu vốn để mua hàng của nông dân. Lãi suất ngân hàng cao gấp 3 lần nhưng vẫn khó giải ngân cho doanh nghiệp. Hoặc nếu có tiền mua thì lãi suất cao như hiện nay thì việc thu mua hàng cho người dân cũng chỉ ở mức thấp chứ không thể cao như mọi khi được. Ngoài ra, giá phân bón tăng cao đến 2 tới 3 lần khiến năng suất trồng cà phê của người dân trên địa bàn tỉnh cũng sẽ giảm khoảng 10% so với vụ mùa năm 2022".


TIN TỨC KHÁC

Intimex Group xuất khẩu cà phê nhiều nhất cả nước niên vụ 2021/2022

3-1-2023

Trong niên vụ 2021/2022, tổng lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu tăng 13% so với niên vụ trước, trong đó Intimex Group là doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn nhất cả nước, tiếp đến là Vĩnh Hiệp và Công ty 2/9.

Năm 2023, cà phê xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn, tiềm năng

26-12-2022

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang nhiều thị trường chủ lực tăng, gồm: Italy, Bỉ, Nga, Tây Ban Nha, Anh, Philippines, Ấn Độ… 11 tháng năm 2022, xuất khẩu cà phê Arabica và cà phê chế biến tăng so với cùng kỳ năm 2021.

ICO: Giá cà phê thế giới giảm xuống mức thấp nhất 4 tháng dù nguồn cung chưa có nhiều cải thiện

19-12-2022

Báo cáo mới đây của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho biết xuất khẩu cà phê toàn cầu đã giảm 1,9% trong tháng đầu tiên của niên vụ 2022-2023. Tuy nhiên, giá cà phê vẫn chưa cho thấy sự khởi sắc trở lại khi tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8 năm ngoái.

Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam lập kỷ lục, thách thức còn phía trước

12-12-2022

Các doanh nghiệp Việt Nam đang từng bước tăng cường xuất khẩu cà phê chế biến, giảm phụ thuộc vào xuất khẩu cà phê thô, mở ra triển vọng tính cực cho ngành cà phê.

Tăng trưởng giá trị xuất khẩu cà phê sang Hàn Quốc

6-12-2022

Tuy trong tháng 10 xuất khẩu cà phê từ Việt Nam sang Hàn Quốc tăng gần 24% về giá trị so với cùng kỳ 2021, nhưng cà phê Việt Nam đang chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ các nước sản xuất khác như Brasil, Colombia, Ethyopia, Quatemala.

Doanh nghiệp cà phê Tây Nguyên khát vốn

28-11-2022

Mặc dù đã vào nửa cuối của mùa cà phê 2022, nhưng đến nay nhiều doanh nghiệp, hơp tác xã,... vẫn khát vốn trong việc thu mua cà phê, ảnh hưởng không nhỏ đến nông dân để tái sản xuất.

Cà phê - Cây xóa đói giảm nghèo ở miền núi Sơn La

21-11-2022

Cây cà phê được trồng tại tỉnh miền núi Sơn La từ những năm 1990. Trải qua trên 30 năm phát triển, cà phê Sơn La đã khẳng định được vị thế là cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao, mang lại thu nhập ổn định cho người dân và từng bước hình thành chuỗi giá trị sản xuất cà phê bền vững.

Sau niên vụ xuất khẩu kỷ lục, cà phê bước vào giai đoạn khó khăn

14-11-2022

Việt Nam kết thúc niên vụ cà phê 2021-2022 với khối lượng xuất khẩu đạt mức cao nhất trong 4 năm vừa qua và giá trị kim ngạch cao nhất từ trước tới nay. Vụ thu hoạch cà phê mới đã bắt đầu nhưng trong bối cảnh thị trường tiêu thụ đã trở nên khó khăn do áp lực từ lạm phát ở nhiều nước trên thế giới…

Xuất khẩu tăng mạnh, cà phê Việt Nam nhiều cơ hội tại Pháp, Canada

10-11-2022

Hiện nay, thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Pháp và Canada vẫn ở mức thấp. Cà phê Việt còn nhiều dư địa để đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường tiêu thụ cà phê hàng đầu thế giới này trong thời gian tới.

Kim ngạch xuất khẩu cà phê của tỉnh Gia Lai tăng gần 30%

2-11-2022

Tính đến cuối tháng 10 này, mặt hàng càphê đã xuất khẩu được gần 220.000 tấn/435 triệu USD tăng gần 3% về lượng, tăng gần 30% về giá trị.

Xuất khẩu cà phê sang Tây Ban Nha đạt gần 72 nghìn tấn trong 9 tháng năm 2022

24-10-2022

Trong 9 tháng năm 2022, xuất khẩu cà phê sang Tây Ban Nha đạt 71,7 nghìn tấn, trị giá 160,81 triệu USD, tăng 40,4% về lượng và tăng 63,4% về trị giá so với cùng kỳ.

KỶ LỤC KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ NIÊN VỤ 2021-2022

17-10-2022

Việt Nam vừa kết thúc niên vụ cà phê 2021-2022 với tổng khối lượng xuất khẩu hơn 1,68 triệu tấn các loại, đạt kim ngạch trên 3,9 tỷ USD. Đây là niên vụ có giá trị kim ngạch cao nhất từ trước đến nay.