CÀ PHÊ

Doanh nghiệp cà phê Tây Nguyên khát vốn

Cập nhật ngày: 28 | 11 | 2022

Mặc dù đã vào nửa cuối của mùa cà phê 2022, nhưng đến nay nhiều doanh nghiệp, hơp tác xã,... vẫn khát vốn trong việc thu mua cà phê, ảnh hưởng không nhỏ đến nông dân để tái sản xuất.

Nguồn: diendandoanhnghiep.vn

Cà phê đang bước vào vụ thu hoạch, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp đang tăng cao nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh trong những tháng cuối năm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp hiện rất khó tiếp cận được nguồn vốn do ngân hàng hết hạn mức tín dụng.

Một số doanh nghiệp lớn còn lượng tiền gửi ngân hàng thì sẵn sàng rút ra mua. Còn lại nhiều đơn vị phụ thuộc vào ngân sách, vốn vay ngân hàng.

Công ty TNHH MTV Cà phê Ia Châm là một ví dụ. Ngoài việc nộp sản lượng theo hợp đồng của công nhân thì đơn vị còn tiến hành thu mua cho người nông dân xung quanh và chính người công nhân.

Đứng đầu đơn vị, ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH MTV Cà phê Ia Châm (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) chia sẻ mấy ngày nay như ngồi trên đống lửa khi khách hàng liên tục gọi điện yêu cầu thanh toán các khoản kinh phí trong mua bán cà phê. Lý giải về việc này ông Tuấn nói do chưa có tiền thanh toán, mặt khác tìm cách xoay vòng vốn. Nếu như mọi năm, thời điểm thu hoạch cà phê, các ngân hàng thoải mái cho các doanh nghiệp vay vốn để thu mua cà phê cho người dân để chế biến phục vụ cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Tuy nhiên, trước vụ thu hoạch cà phê năm nay, ngân hàng đã thắt tín dụng khiến các doanh nghiệp không thể giải ngân nguồn vốn theo kế hoạch. Điều này khiến cho hầu hết các doanh nghiệp gặp khó khăn, chưa tìm ra lối thoát.

Ông Tuấn cho biết, mọi năm, công ty vẫn thường xuyên giao dịch với ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Ia Grai. Tuy nhiên, năm nay công ty được ngân hàng thông báo vốn vay sử dụng trong thu mua cà phê là không còn, trong khi hạn mức công ty được vay gần 10 tỷ đồng.

Cũng theo ông Tuấn, hiện tại kinh phí trả cho các hộ dân nhận khoán trồng cà phê gặp rất nhiều khó khăn, còn khách hàng giao dịch mua bán cà phê với công ty cũng đang phải khất nợ. Nếu trong thời gian tới ngân hàng không giải ngân, công ty đành phải tạm ngưng giao dịch mua bán, thu mua cà phê.

“Hơn 3 tuần nay phía ngân hàng xem như chịu thua rồi, giờ công ty chỉ biết lấy tiền bán hàng để xoay sở. Tuy nhiên, việc bán hàng hiện cũng không thu được tiền do khách hàng cũng khất nợ”, ông Tuấn chia sẻ.

Thời điểm phóng viên làm việc với Công ty TNHH MTV cà phê Ia Châm thì năm 2022 công ty dự kiến giao dịch khoảng 6.000 tấn tươi. Giá thu mua tại thời điểm đó rơi vào khoảng 8.600 đồng/kg. Như vậy, công ty cần có khoản kinh phí ít nhất 20 tỷ đồng để luân chuyển nguồn vốn phục vụ cho mùa vụ thu hoạch cà phê năm nay.

“Cả năm doanh nghiệp và người dân chỉ trông chờ vào vụ thu hoạch cà phê dịp cuối năm. Rất mong các ngân hàng xem xét, tạo điều kiện giải quyết vốn vay để giải quyết vấn đề luôn chuyển nguồn hàng, nếu không doanh nghiệp sẽ đóng băng”, ông Tuấn thở dài.

Tương tự, ông Nguyễn Minh Đường – Giám đốc Công ty TNHH Xuất khẩu nông sản Tây Nguyên cho biết, thời điểm này mọi năm công ty thu mua vào ít nhất 4.000-5.000 tấn cà phê, cả niên vụ khoảng 20.000 tấn. Tuy nhiên, hiện tại các kho chứa hàng của công ty mới đưa vào khoảng 2.000 tấn, nhiều kho hàng để trống.

Năm nay, Công ty cần vốn vay ngân hàng để thu mua, trả tiền cà phê của 3.000 nông hộ và 11 doanh nghiệp sản xuất cà phê đóng chân trên địa bàn huyện Ia Grai. Một số Ngân hàng thương mại cho hay hiện nay đã hết room và doanh nghiệp phải chờ qua năm 2023 mới có nguồn vốn vay tiếp.

Điều này, khiến ông Nguyễn Minh Đường – Giám đốc Công ty TNHH Xuất khẩu nông sản Tây Nguyên lo lắng về các hợp đồng đã ký với đối tác “Không có vốn để thu mua cà phê cho bà con nông dân, tiền kho bãi, phơi sấy cà phê. Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, trong khi các hợp đồng thương mại xuất khẩu cà phê chủ yếu qua thị trường Châu Âu đã ký kết. Nếu cung cấp không đủ nguồn hàng hoặc cung cấp thiếu, doanh nghiệp sẽ bị phạt hợp đồng từ 5 -10% giá trị đơn hàng. Nguy hại hơn là mất uy tín với đối tác nước ngoài và những năm sau rất khó để ký lại hợp đồng cung cấp cà phê cho họ. Cùng với người nông dân, doanh nghiệp cũng phải gồng mình chịu thiệt hại do siết room tín dụng”

Nhiều doanh nghiệp tại tỉnh Kon Tum cũng chẳng khá hơn khi vốn thu mua phụ thuộc vào Ngân hàng.  Chị Phạm Thị Tuyết, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cà phê Nguyên Huy Hùng (huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) cho biết, vào thời điểm này hàng năm, công ty đều thu mua khoảng 5.000 tấn cà phê nhân phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, nên cần nguồn vốn rất lớn. Năm nay thì khác, công ty thu mua cà phê sẽ phải cầm chừng hơn. Đồng thời, rút ngắn quá trình sấy cà phê để giao cho khách hàng thu về dòng tiền cho công ty.

Theo ghi nhận từ các doanh nghiệp từ đầu tháng 10 đến nay, doanh nghiệp muốn vay phải đăng ký nguồn vốn từ các gói vay, gây ra ít hoặc nhiều khó khăn trong lĩnh vực thu mua hàng nông sản so với các năm trước.

 

TIN TỨC KHÁC

Cà phê - Cây xóa đói giảm nghèo ở miền núi Sơn La

21-11-2022

Cây cà phê được trồng tại tỉnh miền núi Sơn La từ những năm 1990. Trải qua trên 30 năm phát triển, cà phê Sơn La đã khẳng định được vị thế là cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao, mang lại thu nhập ổn định cho người dân và từng bước hình thành chuỗi giá trị sản xuất cà phê bền vững.

Sau niên vụ xuất khẩu kỷ lục, cà phê bước vào giai đoạn khó khăn

14-11-2022

Việt Nam kết thúc niên vụ cà phê 2021-2022 với khối lượng xuất khẩu đạt mức cao nhất trong 4 năm vừa qua và giá trị kim ngạch cao nhất từ trước tới nay. Vụ thu hoạch cà phê mới đã bắt đầu nhưng trong bối cảnh thị trường tiêu thụ đã trở nên khó khăn do áp lực từ lạm phát ở nhiều nước trên thế giới…

Xuất khẩu tăng mạnh, cà phê Việt Nam nhiều cơ hội tại Pháp, Canada

10-11-2022

Hiện nay, thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Pháp và Canada vẫn ở mức thấp. Cà phê Việt còn nhiều dư địa để đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường tiêu thụ cà phê hàng đầu thế giới này trong thời gian tới.

Kim ngạch xuất khẩu cà phê của tỉnh Gia Lai tăng gần 30%

2-11-2022

Tính đến cuối tháng 10 này, mặt hàng càphê đã xuất khẩu được gần 220.000 tấn/435 triệu USD tăng gần 3% về lượng, tăng gần 30% về giá trị.

Xuất khẩu cà phê sang Tây Ban Nha đạt gần 72 nghìn tấn trong 9 tháng năm 2022

24-10-2022

Trong 9 tháng năm 2022, xuất khẩu cà phê sang Tây Ban Nha đạt 71,7 nghìn tấn, trị giá 160,81 triệu USD, tăng 40,4% về lượng và tăng 63,4% về trị giá so với cùng kỳ.

KỶ LỤC KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ NIÊN VỤ 2021-2022

17-10-2022

Việt Nam vừa kết thúc niên vụ cà phê 2021-2022 với tổng khối lượng xuất khẩu hơn 1,68 triệu tấn các loại, đạt kim ngạch trên 3,9 tỷ USD. Đây là niên vụ có giá trị kim ngạch cao nhất từ trước đến nay.

BƯỚC VÀO NIÊN VỤ MỚI, THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ CÓ GÌ LẠ?

3-10-2022

Niên vụ cà phê 2022-2023 bước vào năm kinh doanh mới tính từ 1-10-2022 giữa những biến động phức tạp. Dịch Covid-19 có phần lắng dịu dù chưa được giải quyết dứt điểm, Trung Quốc vẫn áp dụng chính sách “zero Covid” nên khó khăn vẫn còn lơ lửng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thị phần cà phê Việt tại Anh tăng mạnh lên gần 30%

28-9-2022

Theo Tổng cục Hải quan, 8 tháng năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh đạt 34,68 nghìn tấn, trị giá 70,68 triệu USD, tăng 57,9% về lượng và tăng 84,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

VIỆT NAM TIẾP TỤC LÀ NƯỚC XUẤT KHẨU CÀ PHÊ LỚN THỨ HAI TRÊN THẾ GIỚI

21-9-2022

Mới đây, tờ The Star (Malaysia) đưa tin cà phê của Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, trở thành quốc gia xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới, với thị phần 14,2%.

Xuất khẩu cà phê vào thị trường Mexico tăng gần 60 lần

16-9-2022

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê 8 tháng đầu năm đạt 2,8 tỷ USD. Xuất sang các thị trường đều tăng trưởng tốt, trong đó cà phê Việt vào Mexico tăng tới 5.814%, tương ứng gấp gần 60 lần so với cùng kỳ năm 2021.

THẾ GIỚI ĐANG CÓ CÁI NHÌN KHÁC TRƯỚC VỚI CÀ PHÊ VIỆT

9-9-2022

Gắn với vị thế sản lượng và ảnh hưởng lớn trên thị trường thế giới, cà phê Việt Nam tăng trưởng nội địa tốt lên, mở rộng chế biến sâu thay vì xuất thô, và qua đó định hình triển vọng mới...

Cà phê Việt Nam được giá xuất khẩu, 8 tháng thu về hơn 2,8 tỷ USD

5-9-2022

8 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 2.268 USD/tấn, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2021.