LÚA GẠO

Ý kiến trái chiều về quản lý gạo nhập khẩu

Cập nhật ngày: 22 | 11 | 2022

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo bổ sung quy định về quản lý nhập khẩu gạo song đề xuất này gây nhiều tranh luận.

Theo Đại biểu Nhân dân

 

Lo ngại gạo nhập khẩu tăng

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2021 tổng lượng gạo nhập khẩu của Việt Nam xấp xỉ 1 triệu tấn, chủ yếu là gạo tấm, gạo trắng khác. Trong đó, nhập khẩu từ Ấn Độ hơn 719 nghìn tấn để làm bún, bánh, thức ăn chăn nuôi, sản xuất bia, rượu…

Các chuyên gia nông nghiệp cho rằng, gạo nhập tăng nhanh là do 3 - 4 năm vừa qua, cơ cấu gạo của Việt Nam theo hướng tăng gạo thơm, gạo đặc sản, gạo dinh dưỡng, gạo trắng chất lượng thấp, số lượng ít trong khi Ấn Độ có loại gạo này. Với chênh lệch về giá cả, doanh nghiệp nhập gạo từ Ấn Độ có lãi nên tăng nhập khẩu.

Ngoài ra, lượng gạo nhập từ Campuchia cũng tăng do nước này ít sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, giống tốt, đất đai màu mỡ, nhờ đó chất lượng gạo tốt và được người tiêu dùng ưa chuộng dù giá cao. Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp Việt cũng chuyển hướng sang đầu tư, trồng lúa ở nước này do để tận dụng chi phí lao động thấp và quỹ đất nông nghiệp dồi dào. 

Bộ Công thương nhận định, nhập khẩu gạo tăng mạnh cùng với việc chưa được quản lý, thống kê đầy đủ, kịp thời có khả năng ảnh hưởng hoạt động sản xuất, kinh doanh lúa gạo. Từ đó dẫn đến sự cạnh tranh với sản phẩm trong nước, tác động đến đời sống của người sản xuất trong nước; có thể gián tiếp ảnh hưởng an ninh lương thực.

Bên cạnh đó, sau hơn 4 năm triển khai Nghị định 107 đã bộc lộ một số bất cập trong quản lý, nhất là quản lý nhập khẩu gạo. Vì vậy, Bộ đề xuất bổ sung quy định về quản lý nhập khẩu gạo tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 107. Dự thảo đề xuất, khi lượng gạo nhập khẩu tăng có nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, Bộ Công thương sẽ chủ trì, phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng áp dụng biện pháp quản lý nhập khẩu. Tổng cục Hải quan có trách nhiệm thống kê, cập nhật gửi Bộ Công thương theo định kỳ tháng, quý, năm hoặc đột xuất theo yêu cầu.

Đề xuất sửa Nghị định 107 nhận lại nhiều tranh luận

Đề xuất sửa Nghị định 107 nhận lại nhiều tranh luận

Sẽ làm mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp?

Đề xuất của Bộ Công thương đang nhận được các ý kiến trái chiều. Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy cho rằng nhập khẩu gạo tăng không ảnh hưởng nhiều đến người sản xuất, doanh nghiệp và cũng không làm cho giá lúa gạo trong nước giảm. Với đề xuất sửa đổi Nghị định 107, ông Thủy nêu quan điểm: hiện nay chưa có số liệu cụ thể, chưa đánh giá mức độ ảnh hưởng của gạo nhập khẩu nên rất khó thay đổi về mặt chính sách. "Quản lý ở đây không phải ngăn chặn hàng vào mà phải quản lý chất lượng của gạo, mục tiêu, mục đích sử dụng...".

Theo Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang) Nguyễn Văn Đôn, giờ là thời kỳ của thương mại tự do, vì gạo Việt Nam có chất lượng cao hơn gạo Ấn Độ nên các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu gạo cấp thấp để phục vụ nhu cầu tạo ra các sản phẩm bún, bánh, nấu bia... là chuyện hết sức bình thường, nếu cản trở sẽ làm mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.  

Giám đốc Marketing Công ty TNHH Vrice Phan Văn Có lại có quan điểm khác. Ông cho rằng, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo, dòng hàng chính là gạo cao cấp và đã đi rất nhiều nước trên thế giới, hạt gạo đã có thương hiệu và dần xây dựng được uy tín cao. Tuy nhiên, thời gian qua, việc nhập gạo lớn từ Ấn Độ, Campuchia đã ảnh hưởng ít nhiều đến Việt Nam, đặc biệt là dòng gạo trắng 100%. Nhiều doanh nghiệp nói rằng, nhập khẩu gạo về để làm thức ăn, chế biến công nghiệp nhưng thật ra khi đã đưa vào thị trường thì có hiện tượng xuất khẩu đi thị trường khác, chất lượng lại chênh lệch dẫn đến ảnh hưởng đến uy tín của gạo Việt Nam. “Sửa đổi Nghị định 107 là hết sức cần thiết, việc nhập khẩu gạo cần được kiểm soát chặt chẽ, nắm được lượng cần tiêu thụ và tiêu thụ ở đâu phải rõ ràng”, Giám đốc Phan Văn Có nhấn mạnh.

Dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tế, ông Vũ Vinh Phú cho biết, chúng ta nhập khẩu gạo để bù đắp những loại gạo thông thường phục vụ cho chăn nuôi và dành gạo chất lượng để xuất khẩu, việc sửa Nghị định 107 rất thỏa đáng. Tuy nhiên, trong quá trình đó cần chú ý điều hòa, nhập gì, xuất gì phải tính toán, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của các Bộ: Công thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và 63 tỉnh, thành phố có sản xuất nông nghiệp. Quan trọng là thủ tục không phiền hà, nhanh chóng và hiệu quả thiết thực.

TIN TỨC KHÁC

Xuất khẩu gạo có thể đạt 7 triệu tấn trong năm nay

19-11-2022

Tại diễn đàn kết nối nông sản 970 với chủ đề "Kết nối cung cầu chuỗi lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long" của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 19/11, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, trong bối cảnh lạm phát và bất ổn về kinh tế ở nhiều quốc gia, Việt Nam đang hướng tới mốc 7 triệu tấn gạo được xuất khẩu trong năm nay.

Thị trường lúa giống vụ đông xuân 2022-2023: Đa dạng giống lúa, nông dân có nhiều lựa chọn

15-11-2022

Ðể sản xuất thắng lợi vụ lúa đông xuân, những năm gần đây nông dân rất quan tâm khâu chọn lựa giống tốt, gạo thơm ngon, chất lượng cao để bán được giá cao. Năm nay, các cơ sở sản xuất, kinh doanh lúa giống trên địa bàn TP Cần Thơ đưa ra thị trường nhiều loại giống lúa thơm, chất lượng cao, nhà nông thêm nhiều lựa chọn.

ST25 - “Gạo ngon thế giới” canh tác cho năng suất cao tại huyện Sóc Sơn

11-11-2022

Sau một mùa vụ thử nghiệm ở quy mô nhỏ cho kết quả tích cực, Hội Nông dân huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã mở rộng canh tác giống lúa ST25 trên địa bàn 16 xã. Đây là giống lúa cho chất lượng gạo ngon, từng giành giải Nhất, Nhì cuộc thi “Gạo ngon thế giới”.

Giá xuất khẩu của gạo Việt sẽ cao đến hết năm 2022

9-11-2022

Kết thúc 10 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo đạt khoảng 6 triệu tấn, cách không còn xa so với mục tiêu năm 2022 và mức giá đang bỏ cách xa Thái Lan 23 USD/tấn.

Nâng tầm vụ lúa thu đông

3-11-2022

Vụ lúa thu đông canh tác trong điều kiện thời tiết thuận lợi hơn, năng suất cao hơn và giá bán tốt hơn vụ hè thu. Với điều kiện canh tác lúa quanh năm như An Giang, hoàn toàn có thể đưa vụ đông xuân và thu đông thành 2 vụ sản xuất chính trong năm và giảm dần diện tích lúa để vụ hè thu chuyển sang canh tác rau màu và cây lương thực ngắn ngày.

Cà Mau: Hơn 600ha mô hình tôm - lúa đạt chứng nhận quốc tế ASC

1-11-2022

Tin vui cho người nuôi tôm là tại tỉnh Cà Mau có hơn 600 héc ta mô hình canh tác tôm - lúa vừa được cấp giấy chứng nhận quốc tế ASC Group. Đây là chứng nhận quốc tế ASC đầu tiên trong cả nước. Qua đó góp phần khẳng định vị trí của con tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Tái sử dụng rơm rạ giúp gia tăng giá trị cây lúa

31-10-2022

Đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm sản xuất khoảng 24 triệu tấn lúa, tương đương khoảng 24 triệu tấn rơm rạ.

XUẤT KHẨU GẠO 9 THÁNG TĂNG CẢ LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ

17-10-2022

Tính chung cả 9 tháng năm 2022 lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt trên 5,37 triệu tấn, tương đương gần 2,61 tỷ USD, tăng 17,7% về khối lượng và tăng gần 8% về kim ngạch so với 9 tháng năm 2021.

Giá lúa gạo trong nước và xuất khẩu đều tăng

3-10-2022

Trong tuần qua, giá gạo trong nước và xuất khẩu điều chỉnh tăng mạnh. Đặc biệt là gạo phẩm cấp thấp đã tăng mạnh sau động thái siết chặt xuất khẩu của Ấn Độ. Thời tiết khắc nghiệt ở nhiều quốc gia Châu Á, nơi chiếm 90% sản lượng gạo toàn cầu, đang đặt nguồn cung gạo vào tình trạng thiếu hụt đáng báo động.

Giá gạo thế giới tiếp tục tăng, xuất khẩu gạo Việt có thể vượt kế hoạch

28-9-2022

Xuất khẩu gạo của Việt Nam năm nay có thể tăng thêm đến 200.000 tấn so với kế hoạch, đạt mức từ 6,3 - 6,5 triệu tấn.

Gạo Việt Nam lên giá nhanh sau khi Ấn Độ cấm xuất gạo

13-9-2022

Các hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ đang đẩy nhiều doanh nghiệp nước ngoài sang Việt Nam, Thái Lan và Myanmar tìm nguồn thay thế. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng đều trong mấy ngày qua, theo Reuters.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo bất ngờ của Ấn Độ tác động ra sao?

12-9-2022

Chính phủ Ấn Độ vừa cấm xuất khẩu gạo, động thái được ban hành sau chưa đầy 4 tháng cấm xuất lúa mì do mùa vụ thất bát và nguồn gạo dự trữ cạn kiệt.