LÚA GẠO

Xuất khẩu gạo có thể đạt 7 triệu tấn trong năm nay

Cập nhật ngày: 19 | 11 | 2022

Tại diễn đàn kết nối nông sản 970 với chủ đề "Kết nối cung cầu chuỗi lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long" của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 19/11, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, trong bối cảnh lạm phát và bất ổn về kinh tế ở nhiều quốc gia, Việt Nam đang hướng tới mốc 7 triệu tấn gạo được xuất khẩu trong năm nay.

Theo TTXVN

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam - VFA, giá chào bán gạo xuất khẩu 5% tấm đang ở mức 428 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 408 USD/tấn. So với thời điểm trước khi Ấn Độ ban hành chính sách hạn chế xuất khẩu gạo thì giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam tăng trung bình khoảng 30 USD/tấn.

Giới chuyên gia nhận định, trong ngắn hạn, giá gạo Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao khi những bất ổn về kinh tế, chính trị làm nhu cầu lương thực tăng cao. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cần nắm bắt cơ hội trong việc tiếp cận và mở rộng các thị trường mới. 

Nếu duy trì sản lượng xuất khẩu trên 400.000 tấn/tháng trong 2 tháng cuối năm, xuất khẩu mặt hàng gạo năm nay có thể đạt từ 6,8 - 7 triệu tấn.

Về thị trường, ông Lê Thanh Hòa cho rằng, các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm tới Trung Quốc, bởi đây vốn là thị trường lớn và tiềm năng của nông sản Việt. Tuy nhiên, quốc gia đông nhất thế giới đang có nhiều thay đổi lớn về các yêu cầu nhập khẩu từ kiểm dịch thực vật, quy định đóng gói, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng…

Hiện có 22 doanh nghiệp Việt Nam đang được cấp phép xuất gạo vào Trung Quốc. Việt Nam đang kiến nghị với Trung Quốc bổ sung thêm nhà máy được cấp phép xuất khẩu gạo tẻ, gạo thơm, gạo nếp.

Về vấn đề kiểm dịch, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, ông La Vân Phi, Chủ tịch Công ty Đại Dương Seed cho biết, yêu cầu kiểm dịch nông sản nói chung và lúa gạo nói riêng sang Trung Quốc ngày càng khắt khe và liên tục bổ sung.

Doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo Việt Nam cần liên tục cập nhật yêu cầu kiểm dịch, bao bì, nhãn mác,… từ hải quan Trung Quốc và các cơ quan chức năng để tránh tình trạng nông sản lên tới cửa khẩu lại phải quay đầu vì không đáp ứng được yêu cầu của nước nhập khẩu.

Liên quan đến phân khúc sản phẩm xuất khẩu, ông La Vân Phi cho rằng, tuy các sản phẩm cao cấp đang có rất nhiều tiềm năng phát triển, nhưng sản phẩm lúa gạo phổ thông vẫn chiếm nhu cầu chính trong thị phần tại quốc gia đông dân nhất thế giới. 

Do đó, các doanh nghiệp cần nghiên cứu để phát huy thế mạnh từng nhóm sản phẩm theo từng phân khúc khác nhau để chinh phục thị trường Trung Quốc.

Với góc độ địa phương, ông Trương Kiến Thọ, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang cho rằng, câu chuyện liên kết trong chuỗi giá trị lúa gạo là khó nhất trong sản xuất lúa hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tại An Giang, hiện nay đang có các đơn vị thực hiện liên kết chuỗi giá trị lúa gạo tốt như: Tập đoàn Lộc Trời, Tập đoàn Tân Long…

Để chuỗi liên kết đạt kết quả, sau mỗi mùa vụ, ngành nông nghiệp An Giang đều mời các bên liên quan ngồi lại với nhau, cùng kết nối, lắng nghe, chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Ngành yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân tham gia cần thực hiện đúng những gì đã cam kết. 

Ngoài ra, trong sản xuất cũng cần tận dụng tốt các phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp để tăng thêm thu nhập, gia tăng chuỗi giá trị bền vững.

Bên cạnh Trung Quốc, EU và Anh cũng là hai thị trường quan trọng và có tiềm năng lớn. Để tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do và hạn ngạch xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu cần có sự liên kết chặt chẽ với các đơn vị thu mua, chế biến để đáp ứng các chứng nhận, tiêu chuẩn kỹ thuật… của thị trường nhập khẩu, ông Hòa khuyến nghị.

Bên cạnh việc nâng cao năng suất, chất lượng, ngành lúa gạo Việt Nam đang đi theo hướng sạch, bền vững. Doanh nghiệp, nông dân đang có xu hướng tăng sử dụng các chế phẩm sinh học, phế phụ phẩm nông nghiệp như vỏ trấu, cám, phân hữu cơ... Qua đó, góp phần hiện thực hóa cam kết cắt giảm khí thải nhà kính, phấn đấu đến năm 2030 sẽ giảm 50% phát thải khí mê tan.

 

TIN TỨC KHÁC

Thị trường lúa giống vụ đông xuân 2022-2023: Đa dạng giống lúa, nông dân có nhiều lựa chọn

15-11-2022

Ðể sản xuất thắng lợi vụ lúa đông xuân, những năm gần đây nông dân rất quan tâm khâu chọn lựa giống tốt, gạo thơm ngon, chất lượng cao để bán được giá cao. Năm nay, các cơ sở sản xuất, kinh doanh lúa giống trên địa bàn TP Cần Thơ đưa ra thị trường nhiều loại giống lúa thơm, chất lượng cao, nhà nông thêm nhiều lựa chọn.

ST25 - “Gạo ngon thế giới” canh tác cho năng suất cao tại huyện Sóc Sơn

11-11-2022

Sau một mùa vụ thử nghiệm ở quy mô nhỏ cho kết quả tích cực, Hội Nông dân huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã mở rộng canh tác giống lúa ST25 trên địa bàn 16 xã. Đây là giống lúa cho chất lượng gạo ngon, từng giành giải Nhất, Nhì cuộc thi “Gạo ngon thế giới”.

Giá xuất khẩu của gạo Việt sẽ cao đến hết năm 2022

9-11-2022

Kết thúc 10 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo đạt khoảng 6 triệu tấn, cách không còn xa so với mục tiêu năm 2022 và mức giá đang bỏ cách xa Thái Lan 23 USD/tấn.

Nâng tầm vụ lúa thu đông

3-11-2022

Vụ lúa thu đông canh tác trong điều kiện thời tiết thuận lợi hơn, năng suất cao hơn và giá bán tốt hơn vụ hè thu. Với điều kiện canh tác lúa quanh năm như An Giang, hoàn toàn có thể đưa vụ đông xuân và thu đông thành 2 vụ sản xuất chính trong năm và giảm dần diện tích lúa để vụ hè thu chuyển sang canh tác rau màu và cây lương thực ngắn ngày.

Cà Mau: Hơn 600ha mô hình tôm - lúa đạt chứng nhận quốc tế ASC

1-11-2022

Tin vui cho người nuôi tôm là tại tỉnh Cà Mau có hơn 600 héc ta mô hình canh tác tôm - lúa vừa được cấp giấy chứng nhận quốc tế ASC Group. Đây là chứng nhận quốc tế ASC đầu tiên trong cả nước. Qua đó góp phần khẳng định vị trí của con tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Tái sử dụng rơm rạ giúp gia tăng giá trị cây lúa

31-10-2022

Đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm sản xuất khoảng 24 triệu tấn lúa, tương đương khoảng 24 triệu tấn rơm rạ.

XUẤT KHẨU GẠO 9 THÁNG TĂNG CẢ LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ

17-10-2022

Tính chung cả 9 tháng năm 2022 lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt trên 5,37 triệu tấn, tương đương gần 2,61 tỷ USD, tăng 17,7% về khối lượng và tăng gần 8% về kim ngạch so với 9 tháng năm 2021.

Giá lúa gạo trong nước và xuất khẩu đều tăng

3-10-2022

Trong tuần qua, giá gạo trong nước và xuất khẩu điều chỉnh tăng mạnh. Đặc biệt là gạo phẩm cấp thấp đã tăng mạnh sau động thái siết chặt xuất khẩu của Ấn Độ. Thời tiết khắc nghiệt ở nhiều quốc gia Châu Á, nơi chiếm 90% sản lượng gạo toàn cầu, đang đặt nguồn cung gạo vào tình trạng thiếu hụt đáng báo động.

Giá gạo thế giới tiếp tục tăng, xuất khẩu gạo Việt có thể vượt kế hoạch

28-9-2022

Xuất khẩu gạo của Việt Nam năm nay có thể tăng thêm đến 200.000 tấn so với kế hoạch, đạt mức từ 6,3 - 6,5 triệu tấn.

Gạo Việt Nam lên giá nhanh sau khi Ấn Độ cấm xuất gạo

13-9-2022

Các hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ đang đẩy nhiều doanh nghiệp nước ngoài sang Việt Nam, Thái Lan và Myanmar tìm nguồn thay thế. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng đều trong mấy ngày qua, theo Reuters.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo bất ngờ của Ấn Độ tác động ra sao?

12-9-2022

Chính phủ Ấn Độ vừa cấm xuất khẩu gạo, động thái được ban hành sau chưa đầy 4 tháng cấm xuất lúa mì do mùa vụ thất bát và nguồn gạo dự trữ cạn kiệt.

Thái Lan, Việt Nam hợp tác ​​tăng giá gạo

9-9-2022

Thái Lan và Việt Nam đang từng bước hợp tác tiến đến nâng giá gạo trên thị trường toàn cầu do chi phí sản xuất tăng cao.