RAU QUẢ

Tiêu thụ khó khăn, người dân Long An bỏ hoang nhiều vườn trồng thanh long

Cập nhật ngày: 28 | 10 | 2022

Theo ông Lê Quốc Dũng, Bí thư Huyện ủy Châu Thành (Long An), do hoạt động tiêu thụ gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua, diện tích trồng thanh long trên địa bàn huyện đã giảm mạnh.

Nguồn: Vietnambiz.vn

Trước đây, toàn tỉnh Long An có hơn 11.000 ha trồng thanh Long An; trong đó, tập trung chủ yếu ở huyện Châu Thành với gần 9.200 ha. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, từ năm 2020 đến nay, việc tiêu thụ thanh long của người dân gặp nhiều khó khăn, giá cả liên tục xuống mức thấp làm cho người trồng bị thua lỗ. Từ đó dẫn đến việc người dân bỏ vườn không chăm sóc trong thời gian dài, một số phá bỏ vườn thanh long để chuyển đổi sang cây trồng khác.

Theo Bí thư Huyện ủy Châu Thành – Lê Quốc Dũng, hiện nay, diện tích thanh long (sạch bệnh và bệnh nhẹ) của huyện chỉ còn gần 5.900 ha. Toàn huyện có gần 1.900 ha thanh long hư hại nặng đã phá bỏ; trong đó, người dân đã trồng lại thanh long 241 ha, chuyển sang cây trồng khác 487 ha, còn gần 1.160 ha đất bỏ trống. Bên cạnh đó, Châu Thành còn khoảng 1.320 ha thanh long già cỗi, bệnh nặng cần phải phá bỏ. Như vậy, toàn huyện có 2.480 ha người dân phải trồng mới lại vườn thanh long.

Ông Lê Quốc Dũng cho biết, trước tình hình khó khăn của người trồng thanh long, địa phương đã tham mưu cấp trên và thực hiện nhiều giải pháp như vận động người dân chủ động giữ vườn, chăm sóc, tu bổ cây thanh long; phối hợp với các đơn vị chuyên môn hướng dẫn người dân trồng mới, hướng dẫn quy trình kỹ thuật khử trùng, tiêu hủy mầm bệnh; hướng dẫn quy trình trồng mới theo hướng hữu cơ, đạt các chuẩn GAP. Đồng thời, tổ chức liên kết với doanh nghiệp để tạo chuỗi liên kết bền vững và xây dựng, đăng ký mã vùng trồng để đáp ứng các điều kiện xuất khẩu.

Theo ông Dũng, qua khảo sát sơ bộ tại 12/13 xã của huyện, có 82,6% người dân có vườn thanh long bị hư hại, bỏ hoang thống nhất trồng mới lại thanh long; có 88,1% người dân thống nhất trồng thanh long theo quy trình VietGAP; 87,1% người dân đồng ý tham gia hợp tác xã để liên kết theo chuỗi giá trị... Từ đó, có thể thấy nhu cầu phục hồi sản xuất thanh long tại địa phương rất cao, người dân mong muốn phát triển cây thanh long theo hướng bền vững.

Do đó, địa phương kiến nghị cấp trên xem xét, có chủ trương hỗ trợ người dân vay vốn ưu đãi để trồng mới lại 2.480 ha thanh long đã già cỗi, hư hại. Đồng thời, các sở, ngành chức năng tăng cường hỗ trợ người dân về chất lượng cây giống, quy trình kỹ thuật trồng trọt theo hướng hiện đại, đảm bảo chất lượng để xuất khẩu vào các thị trường trên thế giới.

TIN TỨC KHÁC

XUẤT KHẨU RAU CỦ, SAO VẪN KHÓ?

17-10-2022

Xuất khẩu rau củ của Việt Nam, đặc biệt vùng rau Đà Lạt đang liên tục mở rộng thị trường. Nông sản Đà Lạt vào chuỗi Walmart (Mỹ) đang được xúc tiến. Nhưng xuất khẩu chưa được nhiều, không ít nhà vườn không dám nhận đặt hàng, vì sao?

KHAI MẠC TUẦN HÀNG RAU QUẢ VIỆT NAM XUẤT KHẨU TẠI UAE

3-10-2022

Tiếp nối các hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế, Đại sứ quán Việt Nam tại Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) phối hợp với chuỗi siêu thị Al Maya tổ chức Tuần lễ hàng rau quả Việt Nam xuất khẩu từ ngày 28/9-4/10.

Rau quả nhập từ Trung Quốc tăng 74%

28-9-2022

Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung cấp rau quả lớn nhất của Việt Nam với giá trị gần 473 triệu USD trong 8 tháng đầu năm, tăng 74% so với năm ngoái.

CẬN CẢNH LÔ SẦU RIÊNG ĐẦU TIÊN XUẤT KHẨU CHÍNH NGẠCH VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

21-9-2022

Trái sầu riêng Việt Nam chính thức được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc sau hơn 4 năm đàm phán và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

NHỮNG NHÀ NÔNG SÁNG TẠO: [BÀI 1] 'KIỆN TƯỚNG' SÁNG CHẾ MÁY NÔNG NGHIỆP

19-9-2022

Ngoài 70 tuổi, ông Năm vẫn say mê nghiên cứu, sáng tạo máy móc nông nghiệp hữu ích và làm cầu nối liên kết bà con trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn để xuất khẩu.

DOANH NGHIỆP TỐ TÌNH TRẠNG MẠO DANH MÃ SỐ ĐỂ XUẤT KHẨU SẦU RIÊNG: LÀM RÕ, CHẤN CHỈNH GẤP

12-9-2022

Chuẩn bị cho lô hàng sầu riêng đầu tiên xuất khẩu sang Trung Quốc, doanh nghiệp đề nghị Cục Bảo vệ thực vật và các đơn vị liên quan tăng cường thanh tra, rà soát.

51 MÃ SỐ VÙNG TRỒNG, 25 CƠ SỞ ĐÓNG GÓI SẦU RIÊNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN XUẤT SANG TRUNG QUỐC

8-9-2022

Tối 7/9, Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông báo chi tiết những mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói quả sầu riêng của Việt Nam được phép xuất khẩu sang nước này.

XUẤT KHẨU XOÀI SANG TRUNG QUỐC, DOANH NGHIỆP CẦN 'ĐÁNH ĐÚNG' THỊ TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM

7-9-2022

Trung Quốc có nhu cầu lớn về nhập khẩu xoài nhưng doanh nghiệp Việt cần tìm hiểu đâu là các khu vực đóng vai trò như là đầu mối nhập khẩu chính cho từng vùng để có thể 'đánh' đúng thị trường trọng điểm.

VÙNG TRỒNG SẦU RIÊNG ĐƯỢC HẢI QUAN TRUNG QUỐC ĐÁNH GIÁ CAO

6-9-2022

Các vùng sầu riêng tại Đăk Lăk đã được Hải quan Trung Quốc kiểm tra, đánh giá tốt, doanh nghiệp nóng lòng chờ ngày đưa trái sầu riêng đầu tiên sang đất nước tỷ dân.

KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN THƯƠNG MẠI SINH HỌC VÙNG CHO NGÀNH DỪA VIỆT NAM

30-8-2022

Ngày 29/8, tại Bến Tre, Hiệp hội Dừa Việt Nam phối hợp với Biotrade Việt Nam đã chính thức “bấm nút” khởi động “Dự án thương mại sinh học vùng cho ngành dừa Việt Nam”.

EU CHI GẦN 40 TỶ USD NHẬP RAU QUẢ, HÀNG VIỆT CHỈ CHIẾM 0,1%

26-8-2022

Thị trường EU chi gần 40 tỷ USD để nhập khẩu rau quả trong 4 tháng đầu năm nay. Xếp thứ 43 trong các thị trường cung cấp hàng rau quả cho EU, hàng Việt chỉ chiếm 0,1%.