RAU QUẢ

XUẤT KHẨU XOÀI SANG TRUNG QUỐC, DOANH NGHIỆP CẦN 'ĐÁNH ĐÚNG' THỊ TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM

Cập nhật ngày: 07 | 09 | 2022

Trung Quốc có nhu cầu lớn về nhập khẩu xoài nhưng doanh nghiệp Việt cần tìm hiểu đâu là các khu vực đóng vai trò như là đầu mối nhập khẩu chính cho từng vùng để có thể 'đánh' đúng thị trường trọng điểm.

Nguồn mekongasean.vn

Ngày 31/8, tại tỉnh Tiền Giang, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức “Phiên tư vấn xoài sang thị trường Trung Quốc”.

Ông Đặng Phúc Nguyên – Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam cho biết, sản lượng xoài của Việt Nam hiện đang đứng thứ 13 trên thế giới, chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, EU, Mỹ, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc…

Tại thị trường Trung Quốc với dân số hơn 1,4 tỷ người, đây là thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn về mặt hàng rau quả (bao gồm xoài) để phục vụ nhu cầu nội địa cũng như sản xuất chế biến để xuất khẩu. Hiện mỗi năm quốc gia này tiêu thụ khoảng 270 triệu tấn trái cây (bao gồm mặt hàng xoài) - bình quân đầu người đạt 56,3 kg/năm.

Xoài từ Việt Nam hiện là một trong 11 mặt hàng trái cây được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc với mức giá cạnh tranh.

Trung Quốc hiện chủ yếu nhập khẩu xoài tươi và xoài sấy từ Việt Nam. Theo ông Nguyên, 2/3 sản phẩm xoài tươi trên thị trường Trung Quốc là đến từ Việt Nam.

Ngoài nhu cầu tiêu thụ lớn, xoài Việt Nam còn có lợi thế là thời vụ thu hoạch không trùng với thời vụ xoài của Trung Quốc. Hiện hai loại xoài nổi tiếng của Trung Quốc là xoài Hải Nam và xoài Quảng Tây đều thu hoạch vào tháng 4 - 8 hoặc tháng 6 đến giữa tháng 9. Trong khi đó, xoài của Việt Nam chủ yếu lại thu hoạch vào cuối năm.

Nhưng cần "đánh đúng" thị trường nhập khẩu trọng điểm

Tuy nhiên, khi xuất khẩu sang thị trường này, doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý là mặc dù có nhu cầu nhập khẩu xoài lớn nhưng Trung Quốc lại chỉ tập trung vào một số khu vực nhập khẩu chính.

Ông Vũ Tiến Hùng - Trưởng văn phòng đại diện Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Hàng Châu (Trung Quốc) cho biết, thị trường Trung Quốc rộng lớn nhưng khu vực nhập khẩu thực tế chỉ có một vài tỉnh đầu mối. Sau khi nhập khẩu, các khu vực đầu mối này sẽ phân phối trực tiếp hoặc chế biến rồi mới lưu chuyển đến các khu vực tiêu thụ khác.

“Khu vực Quảng Châu sẽ nhập khẩu và phân phối hàng nông sản cho các khu vực phía Nam của Trung Quốc. Trong khi đó, Thượng Hải, Chiết Giang và Giang Tô lại tập trung cho phía Đông. Do vậy, ví dụ nếu DN muốn 'đánh' vào thị trường phía Nam, chỉ cần tập trung vào Quảng Châu”

Ông Vũ Tiến Hùng, Trưởng văn phòng đại diện Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Hàng Châu (Trung Quốc)

Nâng cao năng lực của doanh nghiệp chế biến

Để có thể xúc tiến tốt hơn, doanh nghiệp cần có thương hiệu trái cây nói chung và xoài nói riêng của mình. Nhưng thực tế, doanh nghiệp Việt nhìn chung đều chưa đáp ứng điều này. Theo ông Vũ Tiến Hùng, nếu sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong vấn đề tiếp cận, tìm kiếm đối tác và xúc tiến hàng hóa.

Ngoài ra, vấn đề truyền thông chậm chạp, thông tin thiếu nhanh nhạy cũng đang là rào cản của nhiều doanh nghiệp Việt Nam.

“Nhiều doanh nghiệp khi được phái đối tác hỏi về giá thành, hình ảnh sản phẩm thì phản hồi rất chậm, thậm chí mất một tuần để trả lời. Điều này đã khiến cơ hội hợp tác xuất khẩu của doanh nghiệp không còn cao như trước”, ông Hùng nhận định.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương), phía nhà nhập khẩu Trung Quốc đang đòi hỏi các cơ sở xuất khẩu của Việt Nam phát triển theo chuỗi, từ sản xuất, thu mua, sơ chế, đóng gói và bảo quản.

Để góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, cũng cần có sự trao đổi thường xuyên giữa nhà sản xuất, hợp tác xã với doanh nghiệp tham gia phát triển chuỗi, với các cơ quan thương mại, doanh nghiệp tham gia giao dịch quốc tế. Từ đó, có thêm nguồn để tìm hiểu về thị trường, nhận được hướng dẫn về quy định thị trường; các vấn đề về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc...

Ngoài ra, ông Vũ Tiến Hùng cũng khuyến nghị khi xúc tiến sản phẩm có nguồn gốc thực vật, doanh nghiệp cần tham vấn với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các địa phương để nắm rõ tình hình thị trường xuất khẩu sớm nhất, từ đó có thể thay đổi phù hợp với yêu cầu của đối tác.

Doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc hiện cần đáp ứng các tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP…), hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc hữu cơ. Từ năm 2018, phía Trung Quốc đã yêu cầu tất cả vùng trồng của doanh nghiệp xuất khẩu vào quốc gia này phải đóng gói, đăng ký mã số với cơ quan có thẩm quyền (hiện là Tổng cục Hải quan Trung Quốc).

 

TIN TỨC KHÁC

VÙNG TRỒNG SẦU RIÊNG ĐƯỢC HẢI QUAN TRUNG QUỐC ĐÁNH GIÁ CAO

6-9-2022

Các vùng sầu riêng tại Đăk Lăk đã được Hải quan Trung Quốc kiểm tra, đánh giá tốt, doanh nghiệp nóng lòng chờ ngày đưa trái sầu riêng đầu tiên sang đất nước tỷ dân.

KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN THƯƠNG MẠI SINH HỌC VÙNG CHO NGÀNH DỪA VIỆT NAM

30-8-2022

Ngày 29/8, tại Bến Tre, Hiệp hội Dừa Việt Nam phối hợp với Biotrade Việt Nam đã chính thức “bấm nút” khởi động “Dự án thương mại sinh học vùng cho ngành dừa Việt Nam”.

EU CHI GẦN 40 TỶ USD NHẬP RAU QUẢ, HÀNG VIỆT CHỈ CHIẾM 0,1%

26-8-2022

Thị trường EU chi gần 40 tỷ USD để nhập khẩu rau quả trong 4 tháng đầu năm nay. Xếp thứ 43 trong các thị trường cung cấp hàng rau quả cho EU, hàng Việt chỉ chiếm 0,1%.

XUẤT KHẨU NÔNG SẢN GẶP KHÓ

22-8-2022

Chi phí sản xuất và logistics tăng cao do ảnh hưởng của giá xăng, dầu đang là trở ngại lớn cho hoạt động xuất, nhập khẩu nông sản của nhiều doanh nghiệp trong tỉnh. Để thích ứng, nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản đã quay trở lại tập trung hơn cho thị trường nội địa.

Nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành chế biến rau quả

18-8-2022

TMO - Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Long đang đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh theo hướng hiệu quả, an toàn và bền vững; đáp ứng được yêu cầu sản xuất và nhu cầu thị trường tiêu thụ.

Xuất khẩu rau quả chưa thể bứt phá nếu Trung Quốc chưa gỡ bỏ “Zero Covid"

8-8-2022

Đà tăng trưởng của ngành hàng rau quả được nhận định vẫn chưa thể bứt phá trong năm 2022, nếu Trung Quốc chưa gỡ bỏ chính sách “Zero Covid”.

Dự báo xuất khẩu rau quả sẽ khả quan hơn trong những tháng cuối năm 2022

5-8-2022

Tháng 7/2022 xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng tháng thứ 2 liên tiếp, ước đạt 260 triệu USD. Dự báo, xuất khẩu rau quả sẽ khả quan hơn trong nửa cuối năm 2022.

Trồng thanh long hữu cơ ở đất đồi Uông Bí

3-8-2022

Theo anh Quyền, việc trồng thanh long theo hướng hữu cơ mang lại lợi nhuận gấp đôi, thậm chí gấp ba so với cách trồng truyền thống.

Tất bật cho xuất khẩu chanh leo sang Trung Quốc

1-8-2022

Sau khi có Nghị định thư cho thí điểm xuất khẩu quả chanh leo tươi sang Trung Quốc thì cơ quan chức năng, doanh nghiệp, người dân đang tất bật hoàn thiện các thủ tục.

Khẩn trương xây dựng Nghị định thư xuất khẩu 8 loại trái cây sang Trung Quốc

28-7-2022

Hiện nay, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đang khẩn trương phối hợp với Tổng cục Hải quan Trung Quốc đàm phán trao đổi kỹ thuật, tiến hành xây dựng các Nghị định thư đối với 8 loại trái cây truyền thống xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Hiệu quả từ mô hình 'Kết nối giá trị Bio Pro và Rijk Zwaan'

27-7-2022

Mô hình 'Kết nối giá trị Bio Pro và Rijk Zwaan - Canh tác nhà màng - An toàn, năng suất' mang lại giá trị cao cho nông dân trồng ớt chuông.

Sầu riêng được Trung Quốc cấp phép, xuất khẩu chính ngạch vẫn không dễ

25-7-2022

Vẫn còn nhiều việc phải làm để sầu riêng có thể thu về "tỉ đô" từ xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, cũng là bài học cho nhiều mặt hàng khác.