LÚA GẠO

Phát triển thương hiệu gạo An Giang nhờ đảm bảo hệ thống tiêu chuẩn chất lượng

Cập nhật ngày: 25 | 07 | 2022

Nhằm khẳng định thương hiệu gạo An Giang ở thị trường trong nước, UBND tỉnh An Giang đề ra mục tiêu sản lượng xuất khẩu đạt từ 45.000 50.000 tấn nhờ đảm bảo hệ thống tiêu chuẩn trong và ngoài nước.

Theo VietQ

Trong bối cảnh chung, xuất khẩu gạo chịu sự chi phối bởi động thái của nhiều quốc gia, nhiều chính sách kiểm soát nhập khẩu, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trước viễn cảnh trên, ngành hàng xuất khẩu gạo An Giang muốn duy trì, phát triển thì phải canh tác, sản xuất, chế biến và cung ứng ra thị trường những sản phẩm gạo an toàn, chất lượng, có thương hiệu.

Được biết, An Giang là một trong 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lúa lớn đứng thứ hai của cả nước (chỉ sau tỉnh Kiên Giang) hằng năm đạt gần 4 triệu tấn, xuất khẩu hằng năm đạt từ 500.000 – 550.000 tấn gạo, mang về nguồn ngoại tệ đạt trên 250 triệu USD, góp phần phát triển kinh tế – xã hội và trở thành một trong bốn ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh.

Khẳng định thương hiệu gạo An Giang nhờ đảm bảo hệ thống các tiêu chuẩn

Tỉnh hiện có 23 doanh nghiệp được Bộ Công Thương cấp giấy đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Các công ty cũng từng bước hiện đại hóa các dây chuyền sản xuất và kỹ thuật công nghệ để đáp ứng theo yêu cầu tiêu chuẩn hóa về hội nhập kinh tế quốc tế.

Tổng năng lực của 23 doanh nghiệp trong tỉnh có sức chứa đạt 522.800 tấn lúa và 551.594 tấn gạo. Công suất xay xát đạt 628 tấn thóc/giờ và công suất xát trắng đạt 776 tấn gạo/giờ và có tổng cộng 42 nhà máy, kho chứa trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, An Giang còn có 16 doanh nghiệp ngoài tỉnh với tổng năng lực của sức chứa đạt 138.125 tấn lúa và 198.024 tấn gạo. Về công suất xay xát đạt 261 tấn lúa/giờ và công suất xát trắng đạt 342 tấn gạo/giờ và có tổng cộng 20 nhà máy, kho chứa trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên đối với thương hiệu gạo An Giang, việc hệ thống hóa cũng như tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm gạo chế biến là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Nhằm khắc phục khó khăn đó, tỉnh An Giang đề ra mục tiêu xây dựng một quy trình chế biến gạo đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng trong nước lẫn quốc tế (từ nhà xưởng, kỹ thuật công nghệ, hệ thống máy móc, trang thiết bị, hệ thống quản lý chất lượng đến tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì đóng gói.

Hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn An Giang đều đáp ứng tốt theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về máy móc thiết bị, dây chuyền chế biến của các doanh nghiệp đều được đầu tư khá đồng bộ, bao gồm thiết bị của các công đoạn chế biến như: thiết bị sấy, máy bóc vỏ, máy lau bóng, máy tách màu, sàn tách đá, máy dò kim loại, cân điện tử, hệ thống kho bảo quản… Hệ thống quản lý chất lượng áp dụng như: HACCP, ISO 9001:2015, ISO 22000:2005, BRC, GMP.

Tiêu chuẩn HACCP là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất chế biến thực phẩm của doanh nghiệp. Nó dựa trên việc kiểm soát giới hạn các mối nguy tại các điểm trọng yếu. HACCP là viết tắt của “Hazard Analysis and Critical Control Points” tiếng Việt nghĩa là “Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn”

Tiêu chuẩn HACCP là một hệ thống giúp xác định mối nguy, đánh giá v các mối nguy đó , từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa, các điểm kiểm soát quan trọng và xây dựng một hệ thống giám sát an toàn thực phẩm.

Tiêu chuẩn HACCP là một trong những công cụ cơ bản trong việc áp dụng chứng nhận ISO 22000 tại các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, giúp hoạch định tạo thực phẩm an toàn cho người sử dụng.

HACCP được áp dụng trong suốt cả chuỗi thực phẩm, do đó HACCP có thể áp dụng với tất cả từ các ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống, hay trong phân phối và bán sản phẩm cho đến các sản phẩm đang tiêu thụ trên thị trường cũng như các sản phẩm mới.

TIN TỨC KHÁC

Các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực gấp rút nhập gạo dự trữ quốc gia năm 2022

18-7-2022

Gạo là một trong những mặt hàng lương thực dự trữ quốc gia quan trọng. Để hoàn thành kế hoạch nhập gạo dự trữ quốc gia năm 2022 theo Quyết định số 30/QĐ-TCDT ngày 26/01/2022 của Tổng cục Dự trữ Nhà nước (DTNN), hiện nay, các Cục DTNN khu vực đang gấp rút triển khai mua nhập gạo dự trữ quốc gia đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng, góp phần đáp ứng kịp thời những yêu cầu cấp bách, đột xuất của Chính phủ, đảm bảo an sinh xã hội.

ĐBSCL: Hàng ngàn hécta lúa bị thiệt hại nặng do mưa dông

15-7-2022

Trong những ngày qua, ở ĐBSCL, có hàng ngàn hécta lúa hè thu đang chín và lúa hè thu mới xuống giống bị thiệt hại nặng do mưa dông. Nhiều diện tích lúa đổ ngã bị ngập nước, lúa lên mộng; nông dân phải dùng dây buộc, dựng bông lúa lên khỏi mặt nước để hạn chế lên mộng.

Đề án 1 triệu héc ta lúa chất lượng chưa triển khai, ĐBSCL đã vượt chỉ tiêu đề ra!

13-7-2022

Đề án sản xuất 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được Chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì vẫn chưa được triển khai. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, theo các báo cáo của ngành nông nghiệp, vùng ĐBSCL đã có trên 1 triệu héc ta diện tích sản xuất các giống lúa chất lượng cao.

Sản xuất lúa gạo ở châu Á gặp khó do giá phân bón tăng

11-7-2022

Sản xuất lúa gạo đang bị đe dọa ở nhiều khu vực châu Á do chi phí phân bón tăng, gây ra nguy cơ tiềm ẩn đối với an ninh lương thực và nỗ lực nhằm kiềm chế lạm phát.

Xuất khẩu gạo sang Mỹ tăng vọt

6-7-2022

5 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo sang Mỹ tăng trưởng 71,3%, mức tăng mạnh nhất trong các quốc gia nhập gạo Việt.

Giá lúa thế giới tăng, nông dân ĐBSCL vẫn chưa vui

4-7-2022

Thời gian gần đây, giá gạo thế giới có xu hướng tăng cao. Điều này ít nhiều tác động đến thị trường lúa gạo trong khu vực ĐBSCL. Thế nhưng thu nhập của nông dân thực chất không tăng.

Nguyên nhân dẫn đến gần 1.800 ha vụ Đông Xuân bị nhiễm lúa cỏ

30-6-2022

Theo ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lúa cỏ xuất hiện tại các tỉnh phía Bắc từ nhiều năm nay nhưng với mật độ và diện tích nhiễm thấp.

Cách nào để phát triển thành công một triệu héc ta lúa chất lượng cao?

27-6-2022

Một triệu héc ta lúa chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu là điều cần thiết. Song, một số ý kiến từ doanh nghiệp cũng như chuyên gia nông nghiệp cho rằng để thực hiện mục tiêu này cần rút ra bài học từ thất bại của một mô hình tương tự, đó là cánh đồng lớn, để từ đó có điều chỉnh phù hợp về chính sách.

Tập đoàn Lộc Trời muốn làm dự án 1 triệu hecta trồng lúa chất lượng cao tại ĐBSCL

23-6-2022

Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời đã đề xuất tham gia thực hiện dự án 1 triệu hecta trồng lúa chất lượng cao tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Ngành gạo bị áp lực chi phí

22-6-2022

Trong khi giá lúa mì, bắp... lên cơn sốt thì giá gạo vẫn đứng yên dù chi phí sản xuất, vận chuyển tăng vọt

Chủ động thu hoạch lúa hè thu

20-6-2022

Thời điểm này, các trà lúa hè thu 2022 trên địa bàn Cần Thơ bước vào thu hoạch rộ. Thời tiết diễn biến phức tạp và trời thường xuyên có mưa đã ít nhiều gây khó khăn cho việc thu hoạch lúa của nông dân. Tuy nhiên, với sự quan tâm hỗ trợ tích cực của ngành chức năng và chủ động của nông dân, nhìn chung các diện tích lúa hè thu trên địa bàn thành phố đã và đang được thu hoạch và tiêu thụ kịp thời.

Đồng Tháp: Trồng lúa cho năng suất cao nhưng lợi nhuận giảm

17-6-2022

Vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu năm 2022 ở tỉnh Đồng Tháp cho năng suất bình quân ước đạt 73,33 tạ/ha, tăng 0,14 tạ/ha so với cùng kỳ, cao hơn vụ Đông Xuân 2018 - 2019 hơn 2 tạ/ha; lợi nhuận vụ lúa Đông Xuân từ 20-22 triệu đồng/ha, giảm hơn 10 triệu đồng/ha so với năm 2021.