LÚA GẠO

Giá lúa thế giới tăng, nông dân ĐBSCL vẫn chưa vui

Cập nhật ngày: 04 | 07 | 2022

Thời gian gần đây, giá gạo thế giới có xu hướng tăng cao. Điều này ít nhiều tác động đến thị trường lúa gạo trong khu vực ĐBSCL. Thế nhưng thu nhập của nông dân thực chất không tăng.

Theo VOV

Vụ lúa hè thu năm nay nông dân tỉnh Vĩnh Long xuống giống hơn 41.000 ha. Những trà lúa xuống giống sớm đang được thu hoạch với năng suất đạt gần 6 tấn/ha.

Theo phản ánh của bà con nông dân, năm nay do vật tư nông nghiệp như phân bón và giá thuê máy thu hoạch tăng cao đã đẩy chi phí sản xuất lúa của bà con cũng tăng lên từ 15 đến 20% nên lợi nhuận không nhiều. Bà con nông dân tỉnh Vĩnh Long mong muốn giá lúa tăng tương ứng để giảm bớt khó khăn như hiện nay.

ĐBSCL là khu vực sản xuất lúa lớn nhất cả nước

Anh Lê Phước Anh, một nông dân ở xã Tích Thiện, huyện Trà Ông cho biết: "Nói chung nông dân làm ruộng trông cậy vào giá cả, nếu giá lúa tăng cao chút ít thì nông dân đỡ".

Tại Cần Thơ, vụ lúa Hè Thu năm nay, nông dân xuống giống hơn 73.000 ha, đạt 102% kế hoạch, trong đó tỷ lệ sử dụng cơ giới hóa trong khâu gieo sạ chiếm trên 90% diện tích. Do gieo sạ tập trung đồng loạt trên từng cánh đồng nên các trà lúa cũng được thu hoạch tập trung và đồng loạt tại nhiều nơi. Năng suất đạt gần 5,7 tấn/ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước.

Anh Nguyễn Thanh Điền nông dân ở ấp Thới Hòa A, thị trấn Thới Lai, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ cho biết, việc tiêu thụ lúa thuận lợi, mỗi công lúa sau khi trừ chi phí lời từ 1 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng/công. Anh Điền mong muốn tới đây giá lúa có sự khởi sắc hơn và giá phân bón cùng các loại vật tư đầu vào được kéo giảm để đảm bảo cho nông dân sản xuất lúa có lời.

Nông dân huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long thu hoạch lúa

"Tôi làm 10 công đất, vụ này giá lúa ở đây bán được 5.700 đồng/kg, giá phân, giá thuốc cao, giá xăng tăng khiến máy gặt đập liên hợp cũng lên giá theo, thành ra nông dân làm không có lãi. Mong vụ thu đông sắp tới nhà nước ổn định, cân bằng giá phân, xăng dầu cho bà con bớt khổ" - anh Nguyễn Thanh Điền chia sẻ.

Còn nông dân Nguyễn Thành Tâm ở ấp Đông Giang A, xã Đông Bình, huyện Thới Lai chia sẻ, nông dân đều bán lúa tươi ngay tại ruộng cho thương lái và các doanh nghiệp ngay sau thu hoạch; lúa thu hoạch tới đâu được tiêu thụ ngay tới đó, giá bán được thỏa thuận với thương lái và các đơn vị, doanh nghiệp trước khi hoạch lúa từ 2 đến 3 tuần. Tuy nhiên, với giá bán lúa tươi tại ruộng từ 5.700 - 6.300 đồng/kg, một số giống lúa thơm, chất lượng cao được thu mua với giá 6.500 đồng/kg nhưng lời không nhiều so với những năm trước đây.

Cũng theo anh Tân: "Vụ hè thu tôi làm OM 5451 được hơn 7 tần/công, lợi nhuận không được như ý muốn, đất nhà thì hòa vốn, còn những người đất mướn thì lỗ. Tôi mua phân cao hơn vụ hè thu các năm trước, quá cao so với các năm vừa qua nên người dân chúng tôi không có thu nhập cao".

Giá lúa hiện vẫn chưa hấp dẫn

Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất thương mại Phước Thành 4, tỉnh Vĩnh Long cho biết, giá gạo xuất khẩu ổn định, không có biến động gì nhiều so với trước đây. Hiện nay, giá xuất khẩu đối với gạo 5% tấm từ 430 – 440 USD/tấn, đối với Đài Thơm, OM18 được xuất khẩu với giá từ 470 – 480 USD.

Trong những năm gần đây, xuất khẩu gạo ổn định là do chất lượng gạo của Việt Nam tăng cao; người dân tập trung sản xuất theo quy trình bền vững, canh tác giống lúa chất lượng cao để đáp ứng các tiêu của các đối tác.

Vấn đề lớn nhất của người dân hiện nay là giá vật tư tăng cao, khiến thu nhập giảm. Ông Nguyễn Văn Thành nhìn nhận, doanh nghiệp xuất khẩu gạo tập trung xây dựng thương hiệu, chú trọng, đầu tư và sự kết nối, hợp tác chặt với các đối tác nhập khẩu. Mặt khác, phải tối ưu hóa các khâu, từ đó mới đảm bảo giá thu mua cho nông dân.

Nông dân huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long thu hoạch lúa

Ông Thành lý giải: "Vụ hè thu được lợi một cái là giá lúa cao hơn, do vỏ trấu hiện nay bán được từ 2.100 - 2.300 đông/kg, thay vì có 700 đồng/kg như trước. Nhờ được cái đó tôi thu mua cao hơn so với năm trước, cùng giá gạo như vậy nhưng giá trấu cao thành ra mình bù lại vấn đề chi phí rất lớn".

Vụ hè thu năm nay vùng đồng bằng sông Cửu Long xuống giống khoảng 1,5 triệu ha với sản lượng ước đạt khoảng 9 triệu tấn. Nông dân ĐBSCL hy vọng giá lúa sẽ tăng cao hơn trong thời gian tới đề bù đắp cho các chi phí sản xuất tăng cao như hiện nay./.

TIN TỨC KHÁC

Nguyên nhân dẫn đến gần 1.800 ha vụ Đông Xuân bị nhiễm lúa cỏ

30-6-2022

Theo ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lúa cỏ xuất hiện tại các tỉnh phía Bắc từ nhiều năm nay nhưng với mật độ và diện tích nhiễm thấp.

Cách nào để phát triển thành công một triệu héc ta lúa chất lượng cao?

27-6-2022

Một triệu héc ta lúa chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu là điều cần thiết. Song, một số ý kiến từ doanh nghiệp cũng như chuyên gia nông nghiệp cho rằng để thực hiện mục tiêu này cần rút ra bài học từ thất bại của một mô hình tương tự, đó là cánh đồng lớn, để từ đó có điều chỉnh phù hợp về chính sách.

Tập đoàn Lộc Trời muốn làm dự án 1 triệu hecta trồng lúa chất lượng cao tại ĐBSCL

23-6-2022

Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời đã đề xuất tham gia thực hiện dự án 1 triệu hecta trồng lúa chất lượng cao tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Ngành gạo bị áp lực chi phí

22-6-2022

Trong khi giá lúa mì, bắp... lên cơn sốt thì giá gạo vẫn đứng yên dù chi phí sản xuất, vận chuyển tăng vọt

Chủ động thu hoạch lúa hè thu

20-6-2022

Thời điểm này, các trà lúa hè thu 2022 trên địa bàn Cần Thơ bước vào thu hoạch rộ. Thời tiết diễn biến phức tạp và trời thường xuyên có mưa đã ít nhiều gây khó khăn cho việc thu hoạch lúa của nông dân. Tuy nhiên, với sự quan tâm hỗ trợ tích cực của ngành chức năng và chủ động của nông dân, nhìn chung các diện tích lúa hè thu trên địa bàn thành phố đã và đang được thu hoạch và tiêu thụ kịp thời.

Đồng Tháp: Trồng lúa cho năng suất cao nhưng lợi nhuận giảm

17-6-2022

Vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu năm 2022 ở tỉnh Đồng Tháp cho năng suất bình quân ước đạt 73,33 tạ/ha, tăng 0,14 tạ/ha so với cùng kỳ, cao hơn vụ Đông Xuân 2018 - 2019 hơn 2 tạ/ha; lợi nhuận vụ lúa Đông Xuân từ 20-22 triệu đồng/ha, giảm hơn 10 triệu đồng/ha so với năm 2021.

Thế giới có thể sắp “sốt” giá gạo?

14-6-2022

Gạo - loại lương thực chính tại nhiều nước châu Á - có thể sẽ là mặt hàng tiếp theo bước vào cơn sốt, nhiều chuyên gia nhận định khi trao đổi với hãng tin CNBC...

Sau lúa mỳ, giá gạo có thể sẽ tăng vọt trên toàn cầu

13-6-2022

Giá nhiều loại lương thực, thực phẩm đã tăng trong vài tháng qua. Gạo - một loại lương thực chính ở phần lớn châu Á - có thể là mặt hàng tiếp theo tăng giá.

Sản xuất ở ĐBSCL, những trở ngại: Liên kết khó từ đâu?

10-6-2022

ĐBSCL, chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo trên cánh đồng lớn chưa chặt chẽ, còn mang tính thời vụ, lợi ích cục bộ và chưa bền vững. Vì sao?

Giới thương lái Ấn Độ săn lùng gạo tích trữ

6-6-2022

Lệnh cấm xuất khẩu lúa mì của chính phủ đã khiến giới kinh doanh lúa gạo tại quốc gia Nam Á tăng cường thu mua gạo vì lo ngại một lệnh cấm tương tự.

Nâng vị thế lúa gạo từ giống đặc sản

3-6-2022

Sóc Trăng có các giống lúa bản địa thơm ngon nổi tiếng. Đi từ mô hình liên kết sản xuất hiệu quả, các doanh nghiệp và nông dân hợp tác mở rộng cánh đồng lớn.

Sơ kết vụ Đông Xuân 2021-2022, triển khai vụ Hè Thu, vụ mùa các tỉnh phía Bắc

27-5-2022

Ngày 27/5, Hội nghị sơ kết sản xuất vụ Đông Xuân năm 2021 - 2022, triển khai kế hoạch vụ Hè Thu, vụ mùa và định hướng vụ Đông năm 2022 các tỉnh phía Bắc diễn ra tại Thái Bình.